CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
3.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ
* Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên: với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào thì chất lượng nhân sự luôn là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của cơ quan, tổ chức đó. Chi nhánh cũng rất chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ hiện đang công tác, khuyến khích cán bộ tự học và thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do Agribank tổ chức. Chính vì vậy, Chi nhánh đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi và nhạy bén với môi trường kinh doanh ngân hàng hiện đại. Hiện chi nhánh có 39 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm tỷ lệ 86,7%, trong số này chủ yếu là lực lượng lao động trẻ, và hiện có 01 người đang tiếp tục học tập nâng cao lên trình độ thạc sỹ; có 6 người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 13,3%, đây chủ yếu là cán bộ lâu năm, lớn tuổi.
* Hệ thống mạng lưới giao dịch, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị chủ yếu
Agribank - chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ hiện có 4 phòng giao dịch, được bố trí thuận lợi ở các khu vực trung tâm, có điều kiện tương đối phát triển so với mặt bằng kinh tế trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đều này tương đối thuận lợi trong việc bán lẻ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Các trang thiết bị của Chi nhánh được đầu tư đầy đủ, cơ bản đảm bảo thưc hiện được các hoạt động nghiệp vụ, các hoạt động bảo mật và khai thác thông tin. Hiện Chi nhánh đã thực hiện theo quy chuẩn của Agribank về nhận diện thương hiệu thông qua phong cách trang trí nơi giao dịch với khách hàng, phòng làm việc, bố trí thiết bị, biển hiệu…tương đối bắt mắt, hiện đại.
Tuy nhiên vẫn còn phòng giao dịch thuê lại mặt bằng với diện tích nhỏ hẹp ảnh hưởng đến việc thiết kế, lắp đặt biển hiệu, khuất tầm nhìn nên còn khó khăn trong thực hiện đông bộ hoá theo tiêu chẩn nhận diện thương hiệu, ảnh hưởng trong thu hút khách hàng. Vì vậy chi nhánh cần có đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng để tăng khả năng phục vụ và thu hút khách hàng.
* Chiến lược kinh doanh, chính sách, quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng: Là chi nhánh trực thuộc nên quy trình và thủ tục cho vay của chi nhánh được thực hiện theo quy định của Agribank, trong đó Agribank đã xây dựng được quy trình cho vay được đánh giá là khoa học, phù hợp đối với từng nhóm đối tượng khách hàng là tổ chức và cá nhân.
* Nhóm các nhân tố pháp lý
Có thể nói hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng ở nước ta đến nay còn nhiều chỗ chưa đồng bộ và đầy đủ, tính ổn định thấp, còn nhiều điểm chồng chéo, thiếu rõ ràng. Số lượng các văn bản pháp luật thì nhiều nhưng các quy định pháp luật, các văn bản pháp quy thường xuyên thay
đổi cũng như hiệu lực thực thi của nhiều văn bản pháp quy tương đối thấp đã gây tác động không tốt tới hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động động tín dụng của Chi nhánh nói riêng.
* Thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có 8 Ngân hàng thương mại hoạt động với mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp. Do đó Chi nhánh Agribank huyện Lấm Thao gặp phải sức cạnh tranh lớn từ các NHTM này, đặc biệt là sức cạnh tranh từ các ngân hàng lớn như BIDV, Viettinbank.
Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo chi nhánh phải hết sức linh hoạt trong các quyết sách của mình, bên cạnh đó cần chú trọng đến chăm sóc khách hàng truyền thống, mở rộng đối tượng khách hàng, đa dạng hoá dịch vụ, đơn giản hoá thủ tục hành chính...
* Nhóm các nhân tố khác
- Môi trường kinh tế không thuận lợi: Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn 2010 - 2018, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta như giảm nhu cầu hàng hóa từ Việt Nam, giảm nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng và phát triển tín dụng của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Lâm Thao Phú Thọ nói riêng.
- Yếu tố tự nhiên như dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán… ảnh hưởng đến các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm. Với đặc điểm người Việt Nam quen sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong kiểm soát mục đích vay vốn của khách hàng, dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
- Về phía khách hàng: hiện nay vẫn còn tồn tại một số khách hàng khi đến giao dịch vẫn cố ý cung cấp không đầy đủ, chính xác, hay tình trạng lập phương án kinh doanh khống nhằm đạt được được mục đích vay vốn. Quá trình sử dụng vốn vay không đúng mục đích, ý thức trả nợ của khách hàng còn kém, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý và sử dụng tiền vay còn hạn chế... làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chi nhánh, gây nên tình trạng không hoàn thành kế hoạch quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh