CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
3.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Lâm Thao Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2018
3.3.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Lâm
Để triển khai kế hoạch và chính sách tín dụng, chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau. Cụ thể là:
3.3.2.1.Tổ chức bộ máy và chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng
Công tác tổ chức điều hành tại Agribank - chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ được thực hiện một cách khoa học, toàn diện. Điều này được thể hiện rất rõ trong các quy định phân công nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của
từng bộ phận và từng thành viên trong ban giám đốc cũng như từng vị trí công việc tại chi nhánh.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Việc học tập, tập huấn các cơ chế chính sách về tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - ban hành được tổ chức hàng tháng, bên cạnh đó chi nhánh còn tổ chức tập huấn, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về công tác bán hàng giữa các phòng ban.
Các văn bản, quy trình, quy chế nội bộ, quy định của pháp luật luôn được cập nhật kịp thời và đầy đủ cho cán bộ trên hệ thống quản lý văn bản của Agribank. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại ngày càng được cải tiến và áp dụng trong việc đào tạo cán bộ tại ngân hàng, các cán bộ có thể tự học, tự cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi qua hệ thống máy tính có kết nối internet; đào tạo trực tuyến qua hệ thống …, cán bộ của các chi nhánh có thể ngồi tại chi nhánh để học trực tuyến, thông qua đó có thể trao đổi, thảo luận những vướng mắc với các phòng ban tại Trụ sở chính;
Đối với các nghiệp vụ cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ có các biện pháp khuyến khích đối với cán bộ như đưa ra các chương trình thi đua khen thưởng: các chương trình thi đua tăng trưởng dư nợ cuối kỳ, các cán bộ đề xuất các sáng kiến có tính thực tiễn áp dụng trong quy trình nghiệp vụ.
Chi nhánh cũng tiến hành giao các chỉ tiêu khoán về nguồn tín dụng huy động, nguồn vốn cho vay, lợi nhuận bình quân đối với cá nhân mỗi cán bộ của chi nhánh nhằm tăng ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng như tăng nhận thức của cá nhân trong việc phối hợp với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng công việc, thấy được rõ kết quả công việc của mình qua đó giúp cá nhân nhận thức đúng về năng lực của bản thân.
3.3.1.2. Thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tín dụng
* Quản lý hoạt động huy động vốn
Thời gian qua, Agribank chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ đã chủ động ban hành nhiều chính sách nhằm mở rộng phạm vi huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như đa dạng lãi suất, đa dạng kỳ hạn, khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng, chăm sóc khách hàng tiềm năng…nhằm thu hút khách hàng và mở rộng quy mô phục vụ nhu cầu vốn tín dụng ngày càng cao, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Kết quả thực hiện huy động vốn của chi nhánh qua các năm như sau:
Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn của Agribank CN huyện Lâm Thao Phú Thọ
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng
(%) Vốn huy động 1.102.164 100 1.355.921 1.419.327
1. 1. Tiền gửi của
các TCKT-XH 16.750 1,5 18.325 1,4 17.165 1,2
2. Tiền gửi của các
tầng lớp dân cư 1.060.830 96,2 1.310.061 96,6 1.379.836 97,2 3. Tiền vay của
các TCTD khác 24.584 2,3 27.535 3,0 22.326 1,6 (Nguồn: Báo cáo HĐKD – Agribank CN huyện Lâm Thao Phú Thọ) Qua bảng số liệu trên có thể thấy, nguồn vốn tín dụng huy động được của chi nhánh chủ yếu từ nguồn gửi tiết kiệm của dân cư, do đó chi nhánh cần có những chính sách tín dụng phù hợp với khối khách hàng cá nhân nhằm thu hút các khoản tiền gửi từ nhóm đối tượng khách hàng này.
Bảng 3.6: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Agribank CN huyện Lâm Thao Phú Thọ
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng
(%) Vốn huy động 1.102.164 100 1.355.921 100 1.419.327 100 1. Huy động vốn
ngắn hạn 84.593 7,7 103.233 7,6 59.106 4,2
2. Huy động vốn
trung và dài hạn 1.017.571 92,3 1.252.688 92,4 1.360.221 95,8 (Nguồn: Báo cáo HĐKD – Agribank CN huyện Lâm Thao Phú Thọ) Có thể nhận thấy tỷ lệ nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động, trong 3 năm gần đây lượng vốn này luôn đạt mức trên 90% và luôn tăng. Đây là tín hiệu rất tốt bởi sự gia tăng của nguồn vốn này sẽ đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho vay trung và dài hạn, giúp cho chi nhánh có thể chủ động trong thanh khoản vì nguồn vốn kỳ hạn dài thường mang tính ổn định.
* Quản lý hoạt động cho vay
Đối với hoạt động cho vay, Agribank chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ có kế hoạch cụ thể, định hướng tăng trưởng vào các phân khúc khách hàng, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ hàng tháng, hàng qúy. Đối với phân khúc khách hàng có chỉ tiêu tín dụng đã đạt được tỷ lệ cao, Ban Giám đốc chi nhánh vẫn tiếp tục giao tăng trưởng trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả về lợi nhuận; phân tích, đánh giá lại phân khúc khách hàng chưa đạt được chỉ tiêu tín dụng để có các biện pháp thích hợp, tập trung nhân lực, nguồn vốn để tăng trưởng, đối với các phân khúc khách hàng chưa đạt được chỉ tiêu thì Ban Giám đốc có thể chấp nhận tăng trưởng khách hàng với lợi
nhuận thu được ban đầu từ các khách hàng này thấp nhưng vẫn đảm bảo an toàn, để tạo nguồn khách hàng, nguồn thu từ bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác cho các đối tượng khách hàng này.
Căn cứ theo tình hình phát triển kinh tế, địa bàn hoạt động của các phòng khách hàng; tình hình khách hàng, số lượng khách hàng tiềm năng trên địa bàn đó, ban Giám đốc chi nhánh giao nhiệm vụ tín dụng cho các phòng giao dịch theo địa bàn hoạt động của phòng (theo thị trường): Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của các phòng giao dịch đạt được như sau:
Bảng 3.7: Cơ cấu dư nợ của các phòng giao dịch
Đơn vị
2016 2017 2018
Dư nợ (triệu đồng)
Tỷ lệ
Dư nợ (triệu đồng)
Tỷ lệ
Dư nợ (triệu đồng)
Tỷ lệ
PGD Tứ Xã 127.929 15% 115.763 12% 142.180 13%
PGD SUPE 324.086 38% 385.876 40% 415.603 38%
PGD Xuân Lũng 187.629 22% 212.232 22% 262.487 24%
PGD Cao Xá 213.215 25% 250.819 26% 273.423 25%
Tổng 852.859 964.690 1.093.693
(Nguồn: Báo cáo HĐKD – Agribank CN huyện Lâm Thao Phú Thọ) Có thể thấy địa bàn hoạt động của PGD Supe có nhiều khách hàng cá nhân kinh doanh, tập trung doanh nghiệp lớn và nhiều doanh nghiệp nhỏ, là khu vực có điều kiện kinh tế tương đối phát triển sẽ được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn chỉ tiêu của các PGD khác.
Đối với các phòng đã hoàn thành chỉ tiêu trước thời hạn, Agribank - chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ thường có các hình thức khen thưởng như cộng điểm thưởng cuối kỳ cho các phòng có chỉ tiêu tín dụng hoàn thành vượt mức kế hoạch, như vậy có thể tạo động lực cho các cán bộ tín dụng và các PGD tiếp tục phấn đấu đạt tăng trưởng dư nợ.
- Quản lý đối tượng cấp tín dụng
Chính sách tín dụng của Agribank - chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ hiện nay và thời gian tới sẽ tập trung cho hướng mở rộng cho vay bán lẻ,
giảm bớt các khoản cho vay lớn đối với các doanh nghiệp. Hướng này đồng nghĩa với sự mở rộng hơn cơ hội tiếp cận vốn cho các khách hàng nhỏ lẻ, hộ gia đình… Chi nhánh đã tăng đáng kể về dư nợ cho vay tư nhân cá thể, đối tượng khách hàng mà Agribank - chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ đang hướng tới.
Năm 2018, dư nợ tín dụng với khách hàng cá nhân là 972.594 triệu đồng, tăng 109.381 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ là 11,25 % so với năm 2017. Dư nợ tín dụng vào thời điểm cuối năm 2017 cũng tăng 11,96% so với năm 2016. đồng thời dư nợ tín dụng cá nhân cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của toàn Chi nhánh, cho thấy Agibank chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ đang ưu tiên cho phát triển tín dụng bán lẻ. Việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân đã đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh, tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng và đây là nguồn thu nhập ổn định. Chi nhánh đã áp dụng chính sách lãi suất tiền vay thích hợp cùng với các sản phẩm tín dụng đa dạng dành cho các đối tượng là cá nhân như: cho vay kinh doanh, cho vay thấu chi, cho vay chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tiêu dùng, cho vay du học…đã nâng cao số dư hoạt động tín dụng đối với các đối tượng khách hàng này.
Bảng 3.8: Dư nợ tín dụng theo nhóm khách hàng của Agribank chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2016
Năm
2017 Năm 2018
Tổng dư nợ 852.859 964.690 1.093.693
1. Cho vay doanh nghiệp 81.844 101.477 121.099
- Số doanh nghiệp vay vốn 26 26 21
2. Cho vay cá nhân và hộ gia đình 771.015 863.213 972.594
- Số hộ vay vốn 4.519 4.510 4.623
(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Agribank CN huyện Lâm Thao Phú Thọ)
- Quản lý nguồn vốn tín dụng theo mức độ sử dụng tài sản bảo đảm
Bên cạnh việc đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao qua các năm, Chi nhánh cần chú ý quản lý tốt các khoản cho vay, vì thực tế chi nhánh đang thực hiện tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo ở mức tương đối thấp: năm 2016 là 52,38%, năm 2017 là 52,67%, năm 2018 là 63,99%, cụ thể:
Bảng 3.9: Dư nợ phân theo hình thức bảo đảm tài sản
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tuyệt
đối
Tỉ trọng
Số tuyệt đối
Tỉ trọng
Số tuyệt đối
Tỉ trọng Tổng dư nợ 852.859
100
964.690 100
1.093.693 Dư nợ có tài 100
sản đảm bảo
449.800 52,38 508.098 52,67 702.890 63,99 Dư nợ không
có tài sản đảm bảo
403.059 47,26 456.592 47,33 393.803 36,01 (Nguồn: Báo cáo HĐKD của Agribank CN huyện Lâm Thao Phú Thọ)
Kết quả này một phần do đặc thù đối tượng khách hàng của Agribank chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ chủ yếu là những người kinh doanh nhỏ lẻ, bà con nông dân được hưởng chính sách vay ưu đãi trong xoá đói giảm nghèo, vay đi xuất khẩu lao động.
* Quản lý khách hàng
- Đánh giá và theo dõi mục đích sử dụng vốn vay
Việc theo dõi mục đích sử dụng vốn vay ngoài kiểm soát mục đích vay của khách hàng nó còn có ý nghĩa trong việc giúp khách hàng tạo ra nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay đối với:
Giải ngân tiền mặt, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân;
Giải ngân chuyển khoản, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong vòng 1 tháng kể từ ngày giải ngân;
Dự án, định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra tình hình thực hiện dự án.
- Kiểm tra hoạt động SXKD và tình hình tài chính của khách hàng Theo quy định, định kỳ 6 tháng/lần chi nhánh phải kiểm tra tình hình tài chính, hoạt động SXKD của KHDN để từ đó có đề xuất tín dụng phù hợp với khách hàng. Trong tình hình kinh tế biến động như hiện nay, việc yêu cầu định kỳ 6 tháng/lần là tương đối dài, trong vòng 6 tháng đủ để nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, di chuyển địa điểm kinh doanh,… Ngoài ra, nguồn thu nhập của KHCN ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng thì chi nhánh chưa quy định cụ thể việc định kỳ kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng cá nhân. Ngoài ra, cán bộ tín dụng chưa nghiêm túc trong việc kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, điển hình là cán bộ tín dụng không kiểm tra và nếu có kiểm tra nội dung sơ sài chưa đáp ứng được yêu cầu.
* Quản lý rủi ro tín dụng - Quy định chính sách cho vay:
Để thực hiện mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định chính sách cho vay:
Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ: khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Việc này được thực hiện bởi nhân viên tín dụng.
Thẩm định, xét duyệt vay vốn, phân loại, đánh giá khách hàng và xếp hạng tín dụng trước khi cho vay được thực hiện bởi cán bộ tín dụng, Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh, Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách tín dụng tùy theo phân quyền.
Kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng trong khi cho vay: hiện tại, việc kiểm tra, giám sát tín dụng sau khi cho vay tại Agribank chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ đều do cán bộ tín dụng thực hiện. Cán bộ tín dụng giám sát hầu hết các công việc như: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản; kiểm tra hạn mức tín dụng; thường xuyên gặp gỡ khách hàng.
Việc làm này nhằm hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao dễ dẫn đến việc họ không có khả năng trả nợ. Đây là biện pháp quan trọng mà Ngân hàng sử dụng để phòng ngừa RRTD có thể xảy ra.
Tổ chức thu hồi nợ sau khi giải ngân: Cán bộ tín dụng phụ trách việc đôn đốc khách hàng đến nộp lãi. Một số địa bàn xa thì thu lãi qua tổ vay vốn.
Bất kể các khoản vay nào sắp đến hạn phải thu mà cán bộ tín dụng quản lý đánh giá không có khả năng thu hồi đúng hạn thì cán bộ tín dụng phải báo cáo và lập kế hoạch thu hồi và xử lý nợ đối với khoản nợ đó trình Trưởng phòng và Ban giám đốc và xử lý nợ trong vòng 3 ngày trước khi đến hạn phải thu khoản nợ đó.
- Thực hiện chấm điểm và phân loại khách hàng:
Việc quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng trong điều kiện hiện nay rất phức tạp và khó khăn. Ngân hàng không thể hoàn toàn loại trừ khả năng rủi ro nhưng có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ, những biện pháp phòng chống hữu hiệu để có thể ngăn ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Từ nhận thức hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn và để quản lý an toàn hoạt động ngân hàng, ngân hàng cần sử dụng các công cụ khác nhau để hạn chế tối đa mức độ rủi ro tín dụng, trong đó có hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ.
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với một ngân hàng như việc trả lãi và trả gốc nợ vay khi đến hạn
hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá, xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng đối tượng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
- Thực hiện bảo đảm tiền vay:
Bảo đảm tiền vay là một công cụ quan trọng trong quản lý tiền vay của ngân hàng. Bảo đảm tiền vay là nguồn thu nợ thứ hai. Vì lý do nào đó khiến khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng thì người đi vay sẽ vi phạm hợp đồng. Để đảm bảo việc thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, trên cơ sở hợp đồng bảo đảm tín dụng, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Bảo đảm tiền vay sẽ tạo động lực và áp lực trả nợ cho người đi vay. Khi đã thế chấp hoặc cầm cố tài sản tại ngân hàng thì khách hàng sẽ có trách nhiệm hơn trong việc hoàn trả nợ vay. Tài sản đảm bảo cần đủ các điều kiện về tính pháp lý như không có tranh chấp, được phép giao dịch, thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bảo lãnh, TSĐB phải có tính thanh khoản.
Về nguyên tắc thì giá trị tài sản đảm bảo có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên xét theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ gốc và lãi, thì giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ trả nợ. Giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn còn có nghĩa thúc giục người vay trả nợ. Nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được đảm bảo thì người đi vay dễ có động cơ không trả được nợ.
Hiện nay tại Agribank - Chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ áp dụng 4 hình thức bảo đảm tín dụng là:
+ Thế chấp tài sản + Cầm cố tài sản
+ Bảo lãnh bằng tài sản bên thứ 3
+ Tín chấp bởi tổ chức chính trị – xã hội