Công tác xây dựng kế hoạch quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

3.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Lâm Thao Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2018

3.3.1. Công tác xây dựng kế hoạch quản lý tín dụng

Là một chi nhánh trực thuộc ngân hàng Agribank tỉnh Phú Thọ, hàng năm, Agribank chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh chung của toàn chi nhánh trong đó có kế hoạch tín dụng là một trong những kế hoạch quan trọng nhất để trình Agribank tỉnh Phú Thọ phê duyệt. Công việc xây dựng kế hoạch thông thường được thực hiện vào tháng 1 hàng năm. Các phòng chức năng dựa trên chức năng nhiệm vụ được phân công quản lý, căn cứ vào kết quả kinh doanh của năm trước, nhiệm vụ kế hoạch chiến lược đã đề ra, kết hợp đánh giá tình hình phát triển kinh tế của địa bàn hoạt động, nhu cầu tăng trưởng vốn vay của các khách hàng hiện hữu, các khách hàng tiềm năng để lập kế hoạch tín dụng gửi cho phòng Tổng hợp tại chi nhánh. Dựa trên kế hoạch của các phòng xây dựng lên, Ban giám đốc cùng các trưởng phòng sẽ tiếp tục đánh giá lại kế hoạch tăng trưởng tín dụng, khả năng thực hiện để trình Agribank tỉnh Phú Thọ phê duyệt.

Kế hoạch tín dụng bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ tăng trưởng, nguồn vốn huy động, tổng dư nợ, dư nợ phân theo đối tượng khách hàng, dư nợ phân theo kỳ hạn và kế hoạch thu nợ xử lý rủi ro, nợ xấu; kế hoạch trích lập và xử lý rủi ro tín dụng….

Bảng 3.4: Kế hoạch thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của Agribank CN huyện Lâm Thao Phú Thọ

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Huy động vốn 1.130.425 1.320.274 1.375.317

2. Tổng dư nợ 874.727 917.006 1.079.657

* Trong đó: - Dư nợ cho vay DN 76.950 93.098 118.841 - Dư nợ cho vay cá nhân và HGĐ 797.777 823.908 960.816

*Trong đó:

- Dư nợ ngắn hạn thông thường 357.685 380.952 455.817

- Dư nợ dự án 2.336 2.456 2.295

- Dư nợ trung hạn 468.969 481.008 570.038

- Dư nợ dài hạn 45.737 52.590 51.507

3. Nợ xấu (Nhóm 3+4+5) 7.143 10.097 8.499

4. Trích lập dự phòng rủi ro 6.283 5.123 4.817 5. Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 2.730 3.345 2.500

6. Tỷ lệ thu lãi 1.322 2.700 3.176

7. Lợi nhuận trước thuế 32.043 27.033 31.584

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của Agribank - CN huyện Lâm Thao Phú Thọ) Lâm Thao là Huyện có điều kiện kinh tế được coi là phát triển so với các Huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hàng năm kết quả kinh doanh của chi nhánh được đánh giá là tăng trưởng đều. Vì vậy, mục tiêu kế hoạch tăng trưởng đề ra cho các năm thường giao động ở mức 12% - 15%; tỷ lệ nợ xấu đề ra duy trì ở mức dưới 5%; kế hoạch thu lãi đạt 98% - 100%

3.3.1.2. Xây dựng chính sách tín dụng nội bộ

Trong xu hướng tiếp tục đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh, các ngân hàng thương mại đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đa dạng hóa dịch vụ ngân ngân hàng bán lẻ hiện đại. Việc nâng cao chất lượng tín để đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân hàng một cách bền vững đồng thời đảm bảo cho hiệu quả kinh doanh của khách hàng vay vốn là một trong nhiệm vụ hàng đầu của hệ thống.

Tại Agribank nói chung và tại chi nhánh Lâm Thao Phú Thọ nói riêng, các chính sách tín dụng đã được xây dựng như sau:

- Áp dụng các chính sách, chương trình cho vay của NHNN, chính sách tín dụng của Agribank

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam luôn là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các chính sách ưu đãi, cho vay của NHNN cũng như ban hành các chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất áp dụng cho các đối tượng vay vốn khác nhau, thông qua đó các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - có thể thu hút được nhiều khách hàng vay vốn, tăng trưởng tín dụng như các chương trình ưu đãi lãi suất áp dụng cho KHDN lớn, các KHDN tiềm năng, các KHDN FDI, ưu đãi lãi suất cho các khách hàng bán lẻ, ….

Xây dựng các chính sách cho vay đối với các đối tượng khách hàng kinh doanh trên địa bàn hoạt động của chi nhánh như các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tải, kinh doanh máy nông nghiệp, xây dựng ...và trình Agribank – chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ phê duyệt chính sách cho vay đối với các làng nghề trên địa bàn như: chính sách cho vay ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp, cho vay cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ…

3.3.1.3. Xây dựng quy trình tín dụng

Theo quy trình cấp tín dụng hiện nay tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Việt Nam - là các bước bắt đầu từ khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và kết thúc khi ngân hàng tất toán, kết thúc quan hệ tín dụng với khách hàng.

* Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân

Mỗi ngân hàng đều có một quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân hết sức chặt chẽ bởi đây là hình thức vay mang lại nhiều rủi ro cũng như tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tín dụng. Việc xác định rõ mục đích vay vốn và hiểu rõ được quy trình cho vay của các ngân hàng sẽ giúp khách hàng tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn. Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân được bắt đầu từ khi nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay đến lúc tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng. Chi tiết các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng

Sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ giúp hướng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp. Về cơ bản, một bộ hồ sơ vay sẽ gồm có:

Hồ sơ khách hàng - CMND/ hộ chiếu

- Sổ hộ khẩu/ giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên - Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn)

Hồ sơ khoản vay

- Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn - Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn

- Tài liệu chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, xác nhận lương,...

- Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân

Đây là khâu quan trọng nhất của quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân nhằm xác minh tính chính xác của giấy tờ khách hàng đã nộp cho ngân hàng đồng thời làm căn cứ cho quyết định về việc cho vay vốn hay không và quyết định đó có chính xác hay không đều dựa trên kết quả bước thẩm định này.

Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: Ngân hàng tiến hành kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin.

Điều tra và thu thập thông tin về khách hàng vay vốn: Các cán bộ tín dụng sẽ đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu các thông tin như: gia đình, mục đích vay vốn, nguồn thu nhập, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, địa phương,...

Kiểm tra xác minh thông tin: Việc xác minh này có thể thực hiện thông qua các nguồn: hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng, qua Trung tâm tín dụng (CIC), các cơ quan khách hàng trực tiếp xin vay (UBND, cơ quan thuế), các ngân hàng khách hàng đã từng hay đang vay vốn ở đó.

Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn: Tìm hiểu và phân tích về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhân sự.

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là một bước trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân nhằm xác định rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro. Nội dung phân tích tín dụng thường bao gồm: thu thập và phân tích thông tin nhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý, khả năng tài chính và khả năng thanh toán của người đi vay trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Ngày nay trong môi trường cạnh tranh đòi hỏi Ngân hàng phải tiến hành quy trình phân tích tín dụng nhanh, gọn và tiết kiệm.

Bước 3: Xét duyệt cho vay tiêu dùng cá nhân

Sau quá trình xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, phương thức và lãi suất cho vay, nhân viên tư vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để tiến hành kiểm tra, xem xét đồng thời có thể tái thẩm định (nếu cần thiết), sau đó trình lên giám đốc duyệt.

Khi đó giám đốc sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định để xem xét

việc cho vay hay không. Nếu hồ sơ được duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ thông báo đến khách hàng và tiến hành gặp để ký kết hợp đồng vay tiêu dùng tín chấp.

Bước 4: Ký kết hợp đồng và giải ngân

Bước tiếp theo trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân đó chính là ký kết hợp đồng và giải ngân. Hợp đồng tín dụng chính là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng. Hai bên có trách nhiệm phải tuân thủ đúng các yêu cầu của nhau. Nội dung chính của hợp đồng tín dụng thường bao gồm:

- Khách hàng: họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân - Mục đích sử dụng khoản vay

- Số lượng tín dụng - Lãi suất cho vay - Thời hạn tín dụng - Các loại đảm bảo - Điều kiện thanh toán

Sau khi được giám đốc phê duyệt thì phòng kế toán có trách nhiệm giải ngân khoản vay tiêu dùng tới khách hàng. Tuy nhiên nhân viên tín dụng vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát khoản vay của bạn có được sử dụng đúng mục đích không. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hoặc chiếm đoạt thì ngân hàng có quyền thu hồi khoản vay bất cứ lúc nào.

Bước 4: Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới

Đây là bước cuối cùng trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân. Việc thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm tiền lãi và một phần khoản vay gốc. Số tiền này đã được thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng vay vốn đã ký trước đó.

Một số trường hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem

xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp. Một điều cần chú ý đó là bất cứ lúc nào khách hàng chưa trả hết nợ của khoản vay thì khi đó quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân vẫn chưa kết thúc.

* Quy trình tín dụng doanh nghiệp - Lập hồ sơ vay vốn

- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư.

- Kiểm tra, xác minh thông tin - Phân tích ngành

- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

- Phân tích, thẩm định phương án kinh doanh/ dự án đầu tư - Các biện pháp bảo đảm tiền vay

- Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp - Lập báo cáo thẩm định cho vay

- Giải ngân

- Thu nợ và giám sát tín dụng - Thanh lý tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)