CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN TẠI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.2. Tình hình Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai
1.2.2. Tín ngƣỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai
Cơ sở hình thành tín ngưỡng dân gian
Con người, ngoài những nhu cầu về đời sống vật chất thì cũng còn có nhu cầu cấp thiết về đời sống tinh thần. Đây là nhu cầu cần phải có trong quá trình phát triển sự sống của con người. Trong những buổi đầu sơ khai, con người chưa hiểu biết nhiều dẫn đến sự khó lý giải về các hiện tượng thiên nhiên và xã hội, do vậy con người dần đi đến sự sợ hãi và lệ thuộc vào các yếu tố tự nhiên. Điều này khiến họ xây dựng nên những thần linh để cúng bái, cầu mong sự che chở, bảo vệ và giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn và bất trắc trong cuộc sống. Từ đó, tín ngưỡng dân gian hình thành và phát triển.
Ngoài ra, trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đã có những con người có công với đất nước nên việc thờ cúng thể hiện lòng biết ơn của thế hệ đi sau đối với những người này cũng là một hình thức tín ngưỡng nữa làm phong phú thêm các hình thức của tín ngưỡng dân gian.
Như vậy, cơ sở hình thành tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam nói chung chính là dựa trên niềm tin vào một thứ gì đó bảo vệ cuộc sống của con người, mong muốn được yên lành, ngoài ra nó còn như một yếu tố bảo trợ cho việc sản xuất của con người, mong muốn mùa màng được bội thu, đồng thời cũng là một bức tường vững trãi mà người ta dựa vào đó để răn dạy, giáo huấn đạo đức, luân lý. Chính niềm tin vào sự nhiệm màu của thần thánh, vào sự tốt đẹp tuyệt đối mà không thể thấy ở cuộc sống thực tại đã giúp con người có được ý chí và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Điều này cho thấy được ý nghĩa về mặt đạo đức, chứ không phải chỉ mà sự mê tín của các tín ngưỡng dân gian.
27
Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử xã hội, ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại.
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen: Tín ngưỡng là một yếu tố của đời sống xã hội, hơn nữa là sản phẩm của lịch sử xã hội do con người sáng tạo ra. Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào sự tồn tại và sự cứu giúp của một thực thể siêu nhiên nào đó được thể hiện qua hệ thống lễ nghi.
Xét về phương diện từ nguyên, thứ nhất, tín ngưỡng là “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”(1, Tr.283) - theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh. Thứ hai, trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng nghĩa là: “Tin tưởng vào một tôn giáo: Tự do tín ngưỡng”(19, Tr.1209). Như vậy, ở nghĩa từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo ở mỗi con người. Có thể thấy rằng không thể tách rời tôn giáo và tín ngưỡng với nhau. Tín ngưỡng được hiểu nôm na theo dân gian là đức tin hay niềm tin và sự ngưỡng mộ. Còn trong khoa học với các văn bản pháp quy thì tín ngưỡng được hiểu là niềm tin hay đức tin tôn giáo.
Trong quá trình tồn tại và phát triển mình, con người đã sáng tạo ra nhiều tín ngưỡng khác nhau, đồng thời cũng xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về tín ngưỡng. Tuy nhiên, một trong những quan điểm cụ thể và tổng hợp được nhất đó là: “Tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng thiêng, một sức mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa nhận thức được. Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa của con người được hình thành tự phát trong mối quan hệ của con người với chính mình, với người khác và với giới tự nhiên”(17, Tr.7). Theo Từ điển Tôn giáo: “Tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu
28
nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên có thể mang hình thức biểu tượng là
“Trời”, “Phật”, “Chúa”, “Thánh”, “Thần”, hay một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vô hình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của người ta, được con người tin là có thật và tôn thờ”(7, Tr.634-635).
Như vậy, tín ngưỡng là một hình thái biểu thị đức tin, niềm tin của con người và của cộng đồng người ở một trình độ phát triển xã hội và nhận thức nhất định vào một đối tượng thiêng liêng, cái cao cả, cái đáng sùng kính trong thế giới người hoặc thế giới siêu nhiên nào đó. Tín ngưỡng như một hệ thống niềm tin mà con người tin vào để giải thích những điều họ chưa lý giải được, thông qua đó tạo ra sự an ủi và cảm giác yên tâm cho chính bản thân họ. Và tín ngưỡng là một hình thức biểu hiện của văn hóa.
Về mối quan hệ giữa tín ngưỡng và tôn giao, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có quan điểm cho rằng: tín ngưỡng và tôn giáo là một và đều gọi chung là tôn giáo. Lại có những quan điểm cho rằng tín ngưỡng và tôn giáo là hai hiện tượng riêng biệt. Tín ngưỡng có trước và là nền tảng để hình thành tôn giáo, nói cách khác, tôn giáo là sự phát triển của tín ngưỡng mà thành. Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng được thể hiện ở một số điểm như: tôn giáo có hệ thống giáo lý, kinh điển,… được truyền thụ và giảng dạy bài bản, có tổ chức giáo hội, hội đoàn quy củ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa hay thánh đường, nghi lễ thờ cúng chặt chẽ. Còn tín ngưỡng mới chỉ dừng lại ở sự sùng bái tự do, nó nằm trong tâm thức mỗi con người và được biểu hiện qua sự sinh họat về phong tục tập quán, vì vậy nên nó chưa có giáo lý quy củ, mà mới chỉ là các truyện cổ, truyền thuyết, thần tích. Tín ngưỡng mang tính bản địa, gắn liền với sinh hoạt văn hóa dân gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thần linh và con người, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, không cố định.
Như vậy, tín ngưỡng dân gian là một loại hình sinh hoạt tinh thần, ra đời và phát triển cùng với đời sống con người từ thuở sơ khai. Với quan niệm cho
29
rằng bất kỳ vật gì cũng có linh tính nên con người đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là cư dân nông nghiệp, thờ các sự vật như: mặt trăng, mặt trời, đất, rừng, sông, núi, mưa, gió, sấm, chớp, mây,…
Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng được hình thành từ lâu đời trong đời sống của người dân Việt Nam, mỗi dân tộc, vùng miền lại có cho mình một tín ngưỡng riêng gắn với đời sống vật chất và tinh thần của mình.
Tín ngưỡng dân gian tại khu vực Thạch Thất, Quốc Oai cũng được hình thành trải qua nhiều thời đại. Địa hình, cũng như khí hậu tại khu vực này tạo điều kiện cho thiên nhiên phát triển phong phú, đa dạng. Từ những ngày khai hoang lập nên thôn làng, người dân nơi đây đã sống dựa vào khai thác thiên nhiên, sau đó là sống dựa vào nên văn minh lúa nước đến tận bây giờ, phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều này dẫn đến người dân nơi đây đã hình thành tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên. Hơn nữa, khu vực này nằm sát sườn phía Tây kinh thành Thăng Long xưa, nơi hội tụ, giao lưu văn hóa của nhiều tộc người, nhiều luồng văn minh. Chính vì vậy, nơi đây đã dần hình thành đa tôn giáo, đa tín ngưỡng.
Các tín ngưỡng chủ yếu được hình thành, tồn tại và phát triển tại khu vực này bao gồm:
Tín ngƣỡng phồn thực
Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở.
Những trí tuệ sắc sảo thì tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ xây dựng nên triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà họ sùng bái nó như thần thánh và xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực (phồn: nhiều, thực: nảy nở). Sự khát vọng con đàn cháu đống và mùa màng bội thu là mong muốn mà người
30
nông dân khao khát nhất. Tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối.
Phồn thực hay còn gọi là tín ngưỡng phồn thực, văn hóa phồn thực thật ra là 1 văn hóa tôn thờ hành vi giao phối và bộ phận sinh dục. Đây là 1 nét văn hóa , nó không phải là 1 tôn giáo . Nó là 1 nét văn hóa đặc trưng của không những người Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Tín ngưỡng phồn thực gồm các loại: thờ sinh thực khí (Linga – nõ và Yoni – nường) và thờ hành vi giao phối (múa tùng – dí hay linh tinh tình – phộc). Đây là một loại hình tín ngưỡng cổ xuất hiện lâu đời trong đời sống con người, từ khi con người chưa hiểu đến khi hiểu rõ về nguyên nhân sinh sản của muôn vật và loại người, chính là sự kết hợp giữa âm – dương, đực – cái, nam -nữ,… Sự sinh sản ấy khiến cuộc sống no đủ, tươi đẹp hơn, chính vì vậy nó trở nên linh thiêng và trở thành một hiện tượng mà con người sùng bái.
Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy tại khu di chỉ Văn Điển (Hà Nội) tượng đá người đàn ông với bộ phận sinh dục được phóng to lên có niên đại gần 4000 năm. Hay là tượng nam nữ với bộ phận sinh dục to hơn bình thường được tìm thấy tại các nhà mồ ở Tây Nguyên. Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc là được tạc ra, thể hiện tính dương) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá, các kẽ nứt, thể hiện tính âm). Như ở chùa Dạm – Bắc Ninh có một cột đá hình sinh thực khí nam – có khắc đôi rồng thời Lý, hay ngư dân Khánh Hòa có tục thờ kẽ nứt trên một tảng đá gọi là lỗ Lường, và vị nữ thần ngự ở đây là Bà Lường. Và trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh( Yên Bái), xung quanh hình mặt trời và các tia sáng là tượng bốn đôi nam nữ đang giao hợp,… Đặc biệt phải kể đến trống đồng – biểu tượng quan trọng nhất của tín ngưỡng phồn thực, hình dáng trống là sự phát triển của chiếc cối giã gạo, cách đánh trống là mô tả động tác giã gạo, cũng là động tác giao phối, hoa văn trên trống có hình mặt trời với các tia
31
sáng, hình lá, những biểu tượng về động vật hay mùa màng đều thể hiện lên sự thờ sinh thực khí và hành vi giao phối.
Tại khu vực Thạch Thất, Quốc Oai, tín ngưỡng phồn thực tuy không được thể hiện việc thờ bộ phận sinh dục hay thờ hành vi giao phối một cách rõ ràng, nhưng loại hình tín ngưỡng này đã lan tỏa và hòa nhập vào trong cuộc sống của người dân nơi đây dưới nhiều hình thức khác nhau.
Từ thời xa xưa, chày và cối – bộ công cụ thiết thân của người dân nông nghiệp nơi đây, đồ vật này xuất hiện trong mỗi gia đình. Đây là những vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Hay việc thờ sinh thực khí còn được thể hiện bằng việc thờ các loại cột (trong đình chùa, miếu mạo) hay các loại hốc (hốc cây, hốc đá),… Ví dụ hốc cây đa tại thôn Hoàng Xá, xã Lại Thượng, Thạch Thất được người dân nơi đây thờ phụng, cúng bái mỗi dịp lễ, tết. Hay trên mỗi hốc đá trên ngọn núi Thầy (Quốc Oai) đều có đặt bát hương để người dân nơi đây cúng bái quanh năm,…
Ngoài ra, tín ngưỡng phồn thực nơi đây còn được thể hiện trong những hoa văn, họa tiết trang trí của những công trình kiến trúc xung quanh đời sống nhân dân nơi đây. Ví dụ như: họa tiết cây lá phát triển tươi tốt, muông thú, rồng phượng,… trên mỗi cột nhà, gác mái của những ngôi đình, hay ngôi nhà của người dân ở,… Thể hiện trong các lễ hội qua các trò chơi dân gian, điển hình như đấu vật: Sới vật ở bất cứ đâu cũng đều có hình tròn và thường được đặt trước sân đình hình vuông. Đó không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà đều có ý nghĩa sâu xa của nó, bởi vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc Việt là 2 hình toàn vẹn. Hình tròn tượng trưng cho trời, cho tính dương, hình vuông tượng trưng cho đất, cho tính âm, vuông và tròn - âm và đương đặt cạnh nhau nghĩa là một sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp. Bởi vậy người Việt xưa không coi đấu vật là trò chơi đơn thuần mà thông qua trò chơi này người ta mong cho dương vượng để có mưa thuận gió
32
hòa, cây cối, mùa màng tốt tươi. Nổi tiếng với trò chơi này tại Thạch Thất có sới vật tại xã Hạ Bằng, hay tại Quốc Oai có lò vật tại xã Cấn Hữu, lò Yên Nội (Đồng Quang), Ngô Sài (thị trấn Quốc Oai), Ngọc Than (Ngọc Mỹ), Nghĩa Hương...
• Tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nên phải lệ thuộc và gắn bó với tự nhiên, điều đó dẫn đến việc sùng bái tự nhiên của người dân nơi đây. Mọi sinh hoạt và lao động hằng ngày đều gắn với tự nhiên, với tâm lý hay sợ hãi và sùng bái, từ đó người dân Việt Nam nhìn nhận tự nhiên như những đấng linh thiêng, tôn nó thành thần, thánh, đưa tự nhiên vào thờ cúng trong gia đình, miếu mạo, quán, điện,… Cùng với đó, người dân Việt Nam theo tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng nữ giới), vì thế nên việc thờ cúng tự nhiên cũng hết sức phong phú, mọi sự vật đều được họ thờ cúng, bao gồm các hình thức như: thờ Tam phủ, Tứ phủ; thờ Tứ pháp; thờ động vật, thực vật,… Có hai loại động vật phổ biến được thờ phụng là chim và rắn, người Việt đã thần thánh hóa hai động vật này lên thành Tiên(Âu Cơ) và Rồng (Lạc Long Quân) và cho rằng mình là con Rồng cháu Tiên.
Trong phong tục, tín ngưỡng dân gian tại Thạch Thất – Quốc Oai, việc thờ cúng tự nhiên đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân.
Hình thức thờ Tam phủ, Tứ phủ phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng người dân nơi đây. Tam phủ là để chỉ thờ ba vị thánh thần: Mẫu Thượng Thiên cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp; Mẫu Thượng Nghàn trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh; và Mẫu Thoải trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. Tứ phủ là bao gồm ba vị thánh thần trên và có thêm Mẫu Địa Phủ quản lý vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. Phủ thờ các Mẫu được mở ra với mật độ khá nhiều tại địa bàn nơi đây. Người dân mở
33
Phủ thờ Mẫu với mong muốn làm ăn thuận buồm xuôi gió, phát tài phát lộc, đem lại yên ấm cho gia đình1,…
Ngoài ra, thờ từ những con vật mạnh mẽ như hổ, voi, ngựa, rắn,... đến các con vật gần gũi với văn hóa nông nghiệp như cóc, chó, cá, hạc, dơi,... Đặc biệt, người dân nơi đây cũng như nhân dân Việt Nam nói chung, họ thờ cả những con vật mang tính biểu tượng hóa không có thật như rồng, lân.
Về cây cối, người dân nơi đây sinh ra từ làng, sống chủ yếu bằng việc trồng lúa, nên họ tôn sùng nhất là cây lúa. Ngoài ra còn có các “thần cây đa, ma cây gạo”, cây si, cây bàng, cây cau,... Các câu chuyện về thần thánh, ma quỷ trú ngụ trên cây cũng khá phổ biến và có ảnh hưởng nhất định đến đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
• Tín ngưỡng sùng bái con người
Việc thờ cúng, coi trọng con người là một trong những điểm đặc sắc nhất của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Nó bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hồn người chết vẫn tồn tại trong thế giới của chúng ta, rằng người sống phải tôn trọng và thể hiện sự biết ơn với những linh hồn đó. Việc coi trọng tổ tiên, coi trọng các vị thần, coi trọng hồn vía của con người,… đã làm nên loại hình tín ngưỡng đặc sắc như: thờ cúng tổ tiên, hồn vía, Thành hoàng làng, vua Tổ, Tổ nghề,… Điều này còn thể hiện như một nền tảng đạo lý của người Việt Nam.
Thứ nhất là việc thờ cúng Tổ tiên, hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đây là cách thể hiện lòng biết ơn và tri ân những người đã khuất. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp
1 Phụ lục 1, Tr. 72.