CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN QUA KHẢO SÁT HAI NGỒI CHÙA: CHÙA THẦY VÀ CHÙA TÂY PHƯƠNG
2.2. Biểu hiện qua kiến trúc của hai ngôi chùa
Sự hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian không chỉ thể hiện qua nghi lễ, mà còn thể hiện qua kiến trúc của hai ngôi chùa Tây Phương và chùa Thầy. Những kiến trúc này thể hiện được đặc điểm riêng biệt về kiểu dáng của các ngôi chùa vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và khu vực Thạch Thất – Quốc Oai nói riêng.
Kiến trúc của hai ngôi chùa này không cao lớn, đồ sộ và lộng lẫy như các ngôi chùa mới được xây dựng gần đây. Lý giải về điều này, là do tư duy muốn hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên, tạo cho con người cảm giác thanh tao, thoát tục.
51
Kiến trúc của chùa Thầy đã thể hiện rõ sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Với khởi đầu là lối tu theo dòng Thiền Mật tông huyền bí (Mật tông khi được truyền vào Việt Nam đã nhanh chóng hòa nhập cùng tín ngưỡng dân gian cùng với những hình thức như yểm bùa, cầu hồn, chân thế,…) với huyền tích của Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã tạo nên những điểm riêng biệt trong kiến trúc, không gian và bố cục của chùa.
Chùa Thầy là nơi khởi nguồn của lối kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh”, cụm kiến trúc này nằm trên trục chính dọc phía sau tòa nhà Tam bảo. Cung thánh là một không gian đóng kín với diện tích nhỏ nhằm tạo sự linh thiêng . Toàn bộ kiến trúc chùa trải dài, cao dần theo sườn núi, hình thành theo bố cục nội công ngoại quốc – đây là kiểu kiến trúc Phật giáo phổ biến bào thế kỷ XVII. Khu Tam bảo gồm cả tòa nhà Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện được thiết kế theo kiểu chữ Công. Hai bên có hai dãy hành lang nối gác chuông, gác chống, nhà Hậu tạo nên một khung chữ Nhất làm cho chùa có một không gian thoáng bên trong nhưng nhìn từ ngoài vào lại rất kín đáo. Và việc Phật hóa miếu thờ Thần tại đây chính là điểm đặc sắc nhất thể hiện sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Hang Thánh hóa5 trước đây chỉ là một cái am nhỏ (Hương Hải am), ứng với Bồ đề viện của Từ Đạo Hạnh.
Ngoài ra, bố cục của chùa còn chú trọng đến vấn đề âm dương hài hòa. Hai cây cầu đá Nhật tiên và Nguyệt tiên cong cong hai bên trái phải, là biểu tượng của mặt trời và mặt trăng.
Ngoài không gian kiến trúc cảnh quan, chùa Thầy còn sử dụng tổng hợp các yếu tố sắp đặt kiến trúc không gian ánh sáng để truyền tải một cách rõ ràng nhất giáo lý Phật giáo đến với Phật tử. Đó là yếu tố phong thủy với sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và vạn vật. Khi đặt chân vào chùa, là đã chuyển từ cuộc sống ồn ào, thế tục sang một trạng thái yên tĩnh, thanh tịnh.
Tiền đường là nơi yên tĩnh, không gian thoáng đãng, ít tượng. Tượng Hộ pháp
5 Phụ lục 4, Tr.74.
52
oai phong với vai trò như trấn giữ những sự phàm tục, không phù hợp với nơi cửa Phật. Đi sâu vào trong chùa, không gian càng thêm thanh tịnh, với ánh sáng thiên nhiên bên ngoài hiên cùng với ánh sáng đèn nến trong các gian thờ đã giúp cho con người có được sự an yên, tĩnh tâm, tạm rời xa cuộc sống thế tục bon chen ngoài kia. Đây chính là một trong những giá trị nhân văn làm nên giá trị của ngôi chùa trong lòng người dân nơi đây.
Tại chùa Tây Phương, ngôi chùa nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo, thì ta có thể dễ dàng nhận ra sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian được thể hiện trong đó. Bước qua khoảng sân, là vào chùa Hạ đại diện của chữ Nhân, tiếp đến là chùa Trung - chữ Thiên, chùa Thượng - chữ Địa. Vì được thiết kế theo hình chữ Tam, nên ở giữa chùa Thượng – Trung – Hạ có hai sân thiên tỉnh (giếng trời) hẹp và dài xen giữa để lấy ánh sáng từ trên trời cao dọi xuống. Ánh sáng trời tỏa vào bên trong các ngôi chùa, tạo được sự trong trẻo tĩnh mịch cho thị giác cũng như trong tâm thức của con người.
Phật giáo không chỉ kết hợp với tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, mà còn kết hợp với cả tín ngưỡng thờ nhân thần (thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ những người có công với đất nước, thờ thầy chữa bệnh,…)
Ở hai ngôi chùa này, các bộ cột thường được xây dựng bằng gỗ lim, được bào tròn hình trụ, để mộc hoặc sơn. Kiến trúc của chùa Tây Phương có tường bao quanh được xây kín, chỉ để hở những cửa thông khí ở hai bên có hình tượng “sắc sắc, không không” (bán âm, bán dương).
Hầu như trong chùa chính, khắp nơi đều có chạm trổ rất tinh xảo. Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long... được trang trí bằng những đề tài quen thuộc ở miền đồng bằng sông Hồng với hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, hổ phù, tứ linh v.v,… hài hòa, tô điểm cho kiến trúc, làm cho công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật cao. Xung quanh diềm mái của 3 toà nhà trong chùa Tây Phương đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn
53
nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng, biểu tượng cho sự sinh sôi này nở của vạn vật.
Như vậy, sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của khu vực Thạch Thất – Quốc Oai đã ảnh hưởng đến lối kiến trúc của chùa Thầy và chùa Tây Phương, từ đó tạo nên nét đặc sắc trong Phật giáo của khu vực này nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.