CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN TẠI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.3. Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian tại Thạch Thất – Quốc Oai
Mỗi một tôn giáo lại có nguồn gốc và đặc điểm riêng của mình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nó lại giao lưu và thâm nhập vào các mảnh đất văn hóa màu mỡ khác cắm rễ, từ đó xảy ra sự tiếp biến, dung hợp lẫn nhau. Và mức độ hỗn dung, hòa hợp của mỗi loại tôn giáo cũng khác nhau, có tôn giáo dù đã du nhập cả mấy trăm năm thì cũng chỉ là một bộ phận riêng biệt so với văn hóa dân tộc, tuy nhiên cũng có tôn giáo, từ khi du nhập, đã dần lan tỏa và hòa vào văn hóa dân tộc như một phần không thể thiếu của nó.
Với đặc trưng tư duy và văn hóa của nền nông nghiệp lúa nước, người dân Thạch Thất – Quốc Oai cũng như người Việt nói chung, trong quá trình phát triển thì dần tiếp nhận những giá trị văn hóa từ bên ngoài vào, từ đó chọn lọc và phát triển nên những nét văn hóa riêng cho mình, thể hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc. Và sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian chính là một trong những nét văn hóa riêng đặc sắc ấy.
Từ xa xưa, trước khi Phật giáo du nhập vào, thì người dân nơi đây đã dần hình thành cho mình những tín ngưỡng riêng. Tuy không phát triển những tín ngưỡng này thành một tôn giáo có giáo lý cũng như tổ chức bài bản, nhưng nó đã ngày càng ăn sâu và ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi người dân. Cho đến khi Phật giáo đi vào với chủ trương hòa bình, từ bi, hỷ xả,… những chủ trương này rất gần gũi với tinh thần bao dung đùm bọc, vị tha trong đạo đức
38
truyền thống của người Việt. Chính vì vậy mà Phật giáo đã nhanh chóng có cơ sở để hòa nhập với tín ngưỡng dân gian, từ đó lan rộng và cắm rễ sâu tại đất Việt. Điển hình có thể thấy là tín ngưỡng thờ Mẫu trong tín ngưỡng dân gian của người Việt khi được Phật giáo tiếp nhận đã trở thành những vị Phật bà như: Tứ pháp, Phật bà chùa Hương, Quan âm Tống tử,…
Ngay từ khi du nhập, Phật giáo đã hỗn dung, hòa hợp với tín ngưỡng dân gian một cách nhanh chóng. Dân ta đón nhận về những triết lý, về luật nhân quả luân hồi, về con đường giải thoát đau khổ,… bằng sự cởi mở và gần gũi nhất. Vì vậy, không khó để thấy những tín ngưỡng dân gian có phảng phất màu sắc của Phật giáo. Phật giáo với hệ thống lý luận phong phú đi cùng với triết lý từ bi, hỷ xả, đã góp phần làm cho văn hóa người Việt đa dạng và mang một bản sắc riêng.
Sự dung hợp giữa Phật giáo và Tín ngưỡng dân gian tại khu vực Thạch Thất – Quốc Oai có thể thấy qua những biểu hiện sau:
Thứ nhất, đó là hiện tượng thờ đá. Ở những nơi cầu tự, cầu duyên như ở Hang Cắc Cớ của chùa Thầy(Tượng Cậu), tục thờ đá cũng thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Việc ban phát sự sống và tạo ra sự sinh sôi nảy nở vốn là việc của các vị thần linh. Tuy nhiên tín ngưỡng dân gian cùng với các vị thần linh dần ngày càng mất đi sự gần gũi, tin tưởng, thân thiết khi con người ngày càng hiểu rõ được các quy luật của tự nhiên. Do đó, họ không còn tôn sùng các vị thần tự nhiên nhiều nữa. Mặt khác thì Phật giáo lại ngày càng gần gũi với người dân, hiện hữu trong đời sống của nhân dân. Trước tình hình này, sự kết hợp của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian chính là sự kết nối thiết yếu của con người với các vị thần tự nhiên thông qua các nghi lễ thờ cúng, làm cho con người có thêm niềm tin vào các vị Thần Phật. Chính vì vậy, các nơi cầu tự, cầu duyên của người dân dần được chuyển vào các ngôi chùa và việc đi cầu tự, cầu duyên là một hình thức độc đáo trong đời sống tín ngưỡng của người dân.
39
Thứ hai, có thể thấy sự kết hợp rõ nhất giữa Phật giáo và Tín ngưỡng dân gian qua cách sắp xếp, tên gọi, cách bài bố trang trí các kiến trúc hay các tượng thờ và di vật trong một số ngôi chùa tại khu vực này. Phần lớn các chùa ở khu vực Thạch Thất – Quốc Oai đều thờ tự hết sức đa dạng: Từ các vị Phật, Thần, Thánh, Mẫu đến các vị Thổ địa cũng được thờ chung trong chùa.
Các chùa trong khu vực này đa số đều có ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu.
Với tư tưởng Âm Dương - Tam Tài - Ngũ Hành, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, thì Mẫu là nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam. Điều đó có nghĩa là từ Mẫu Thiên mà tự đối ứng hoá thành Mẫu Địa (Mẫu Thượng Ngàn) – thứ hai, rồi lại hoá thành Mẫu Thoải (Mẫu Thuỷ) – thứ ba, chính vì thế mới có tên là Tam toà Thánh Mẫu. Trong các vị Thánh Mẫu được thờ thì đứng đầu là Mẫu Liễu Hạnh. Liễu Hạnh công chúa là một trong những vị thần quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, là người đứng đầu trong hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.
Tại chùa Thầy còn có đền thờ Tam phủ, thờ ba vị: Vua cha Ngọc Hoàng, Đức Đế Thích, Đức Thủy Tiên. Ba vị này chính là ba vị đứng đầu trong Tam giới: Thiên, Địa, Thủy.
Ngoài ra, ta có thể thấy sự gắn bó của những ngôi chùa Việt nói chung và những ngôi chùa trong khu vực Thạch Thất – Quốc Oai nói riêng với các hình thức biểu diễn dân gian như: Hát chèo đò. Hình thức này thường thấy ở các buổi lễ hay hội tại các sân chùa hay sân tổ của những ngôi chùa. Các nghệ nhân được thuê về hay thường là các Vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn thơ trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật.
Các Vãi khác nghe hát chắp tay thành kình và xướng lại theo lời.
40
Một hình thức biểu diễn khác là hát quan họ - một hình thức dân ca đặc sắc bắt nguồn từ vùng Kinh Bắc xưa ( Bắc Ninh ngày nay), và sau đó lan truyền rộng ra các vùng lân cận. Các điệu hát quan họ rất phong phú, được biểu diễn bởi các nhóm nam nữ hay còn gọi là các “liền anh”, “liền chị”. Các nhóm hát quan họ này có mối quan hệ chặt chẽ với các ngôi chùa. Họ thường được mời về biểu diễn tại các ngôi chùa trong các dịp lễ, hội trọng đại. Tại Thạch Thất – Quốc Oai có nhiều nhóm hát quan họ như: CLB quan họ xã Đại Đồng (Thạch Thất), CLB xã Đại Thành (Quốc Oai),…
Đặc biệt phải kể đến là sân khấu múa rồi nước, một loại hình múa rối độc đáo của người Việt bắt nguồn từ khu vực này, mà Tổ nghề là Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trước mặt chùa Thầy có một Thủy đình ở giữa hồ Long Chiểu để biểu diễn múa rối nước2. Thậm chí, ở chùa Thầy, tượng của nhà sư Từ Đạo Hạnh cũng làm theo kiểu con rối có thể cử động được. Hay tại chùa Tây Phương, trước cổng chùa, ngay dưới chân núi cũng có một hồ mà ở giữa hồ có xây dựng Thủy đình nhằm phục vụ biểu diễn múa rối nước.
Qua những điều trên, chúng ta có thể thấy được những ngôi chùa và tư tưởng Phật giáo đã phần nào ảnh hưởng rất quan trọng đến lối sống sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây.
Thứ ba, đó là sự giống nhau về tinh thần từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn, tự do, bình đ ng giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của người Việt nói chung. Phật giáo khi đi vào Việt Nam dễ dàng được đón nhập và ngày càng cắm rễ sâu trong đời sống nhân dân là bởi sự gần gũi về mặc tư tưởng và giáo lý. Người nông dân quanh năm cúi mặt xuống đất, bán lưng cho trời, không đủ trình độ để hiểu được những giáo lý cao siêu, nhưng trong cuộc sống, họ biết thế nào là thiện, thế nào là ác. Họ hiểu rằng cần phải làm điều thiện, tránh điều ác, họ quan niệm “thương người như thể thương thân”, “ở hiền gặp lành”
“gieo gió gặt bão” hay “ác giả ác báo, thiện giả thiện báo”,… nhưng điều này
2 Phụ lục 2, Tr.72.
41
hơn bao giờ hết lại cực kỳ gần với triết lý từ bi, nhân quả của Phật giáo. Hay hình tượng Đức Phật cũng được dân gian Việt hóa thành hình tượng ông Bụt (nói lái đi của Buddha – tức Đức Phật) hiền lành, nhân từ, luôn giúp đỡ những người khó khăn.
42
Tiểu kết chương 1
Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có nền văn minh lúa nước phát triển, đồng thời cũng là nơi Phật giáo lần đầu tiên du nhập vào Việt Nam. Chính vì vậy, Phật giáo sớm hòa nhập cùng các tín ngưỡng dân gian nơi đây để phát triển mạnh mẽ qua từng thời kỳ lịch sử của dân tộc. Từ thế kỷ X, Việt Nam chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, bước vào thời kỳ độc lập, Phật giáo với các giáo lý từ bi, hỷ xả, cứu khổ cứu nạn cùng chủ trương hòa bình đã được nhân dân coi trọng. Đến thời Lý, Trần, đây là thời kỳ Phật giáo phát triển đỉnh cao tại Việt Nam nói chung và Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Trong thời kỳ này, nhiều ngôi chùa được xây dựng và biểu hiện rõ nét sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Khoảng thời gian từ thế kỷ XIV – thế kỷ XV, Phật giáo bước vào giai đoạn suy yếu do Nho giáo được đề cao, vì vậy, nó mất đi vị trí quan trọng trong tầng lớp thống trị, chỉ còn len lỏi trong dân gian. Sang thế kỷ XVI – XVII, Phật giáo dần trở lại mạnh mẽ và có nhiều ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân, nhiều ngôi chùa được xây dựng và trùng tu, giữ lại được những nét đặc sắc đến tận bây giờ, điển hình như chùa Tây Phương. Thế kỷ XIX đến nay, Phật giáo tuy không tham gia vào chính trị nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng đến quần chúng nhân dân, nó thấm sâu vào máu thịt con người Việt nói chung, người dân Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, nó hỗn dung, đồng hành cùng các tín ngưỡng dân gian tạo cho nhân dân một đời sống tâm linh phong phú, đa dạng và có nét đặc sắc riêng.
Thạch Thất – Quốc Oai là hai huyện nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội( Kinh thành Thăng Long xưa), lại nằm trên mảnh đất văn hóa xứ Đoài, là một vùng đất thuận lợi trong việc ảnh hưởng và giao lưu văn hóa của các khu vực. Chính vì thế, khi Phật giáo phát triển tại Đồng bằng Bắc Bộ, thì Phật giáo cũng đã dần cắm dễ trên mảnh đất này. Phật giáo tuy là một tôn giáo lớn với hệ thống tư tưởng triết học sâu rộng, nhưng Phật giáo vẫn rất phù hợp và gần gũi với văn hóa truyền thống của người Việt nói chung. Vì vậy,
43
khi du nhập vào, Phật giáo dễ dàng bén rễ và phát triển mạnh mẽ trong đời sống nhân dân. Và người đặt nền móng cho Phật giáo khu vực Thạch Thất – Quốc Oai không ai khác chính là Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Với tính linh hoạt, tổng hợp và hài hòa âm dương sẵn có, Phật giáo tại đây đã tự động dung hợp với các tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người. Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam hết sức phong phú với nhiều loại hình khác nhau, nhưng đều chung mục đích đó là vì con người. Điều này ta có thể thấy rõ trong các ngôi chùa ở Đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể hơn là hai ngôi chùa Thầy và chùa Tây Phương. Sự dung hợp này có thể thấy qua những biểu hiện như: hiện tượng thờ đá, hang, hốc, qua kiến trúc hay cách sắp xếp tượng phật trọng chùa, qua các hình thức biểu diễn dân gian, hay là sự giống nhau về tinh thần từ bi, hỷ xả, tinh thần bác ái “lá lành đùm lá rách”,…
Qua những điều trên, chúng ta có thể thấy được sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian đã được hình thành từ rất lâu và dần phát triển mạnh mẽ, có những ảnh hưởng nhất định đến lối sống sinh hoạt văn hóa của người dân Thạch Thất – Quốc Oai.
44