CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN QUA KHẢO SÁT HAI NGỒI CHÙA: CHÙA THẦY VÀ CHÙA TÂY PHƯƠNG
2.1. Biểu hiện qua nghi lễ của Phật giáo tại hai ngôi chùa
Văn hóa hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trong khu vực Thạch Thất – Quốc Oai được thể hiện rõ qua các nghi lễ, lễ hội. Phật giáo có thể nói là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lễ hội ở Việt Nam nói chung và khu vực này nói riêng. Lễ và hội của Phật giáo gắn bó thân thiết với người dân, trở thành lễ hội dân gian có ảnh hưởng rộng. Đi hành hương, chiêm bái thánh tích, tham gia vào các lễ hội đã trở thành hoạt động, nhu cầu ko thể thiếu của người dân nơi đây. Tham gia các hoạt động này, con người như tạm thoát khỏi những lo toan thường nhật, coi đây là quãng thời gian để tâm an yên, thanh thản, trở về với thiên nhiên, cội nguồn tâm linh. Lễ hội và các nghi lễ, trò chơi dân gian,… của tín ngưỡng dân gian đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa và món ăn tinh thần không thể thiếu từ xưa đến này của người dân trong khu vực.
Xuất hiện cùng với các loại hình tín ngưỡng dân gian gắn liền với văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước thì những cư dân nơi đây cũng nảy nở ra những nghi lễ thờ cúng các hiện tượng tự nhiên. Họ thờ các vị thần mây, mưa, sấm, chớp, thờ Mẹ, thờ Mẫu, thờ cha trời, mẹ đất,… Các nghi lễ thờ cúng này cũng đã tác động vào trong chùa, không ngôi chùa nào là không có bàn thờ Thổ Địa, Thiên Lôi, Thờ thần làng, thần núi,… Việc này còn được thể hiện mạnh mẽ bằng cách biến một số nhà sự thành Thần thánh và được tôn thờ trong chùa, như Thiền sư Từ Đạo Hạnh được thờ tại chùa Thầy.
Về cơ bản, có bốn ngày đại lễ là lễ chính của đạo Phật trong năm, đó là:
Lễ Phật đản (Phật sinh), Lễ Phật xuất gia, Lễ Phật thành đạo và Lễ Phật nhập
45
Niết bàn. Tuy nhiên, tại hai ngôi chùa Thầy và chùa Tây Phương thì còn có hai ngày lễ hội riêng của hai ngồi chùa.
Lễ Phật Đản, còn gọi là lễ tắm Phật, lễ té nước, hay lễ hoa. Đây là ngày Lễ kỷ niệm ngày sinh của Thích Ca Mâu Ni. Theo Phật thoại “khi Phật sinh có rồng phun nước thơm tắm cho Phật”, vì vậy trong lễ Phật Đản, đều có những hoạt động như hành pháp hội, lấy nước thơm tắm rửa cho Phật, sau đó lau bằng một khăn lụa đỏ, rồi xé ra chia cho mỗi người một mảnh để làm
“khước”, trừ ốm đau bệnh tật và chống lại ma quỷ, cúng dàng tăng chúng, bái Phật, té tổ, té nước hay xin nước tắm Phật,…Ngày Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày rằm tháng Tư Âm lịch. Theo truyền thuyết, ngày Đức Phật sinh ra, Ngài vững vàng bước đi bảy bước và tuyên bố:
“Trên thiên giới, dưới người trần thế, Chỉ có ta cao quý phi thường
Thân này kiếp chót Pháp Vương,
Không còn trở lại con đường tử sinh”(6, Tr.152)
Ở Việt Nam nói chung thì lễ tắm Phật còn được gắn liền với tín ngưỡng cầu mưa của người nông dân. Người ta tin rằng cứ đúng ngày Phật đản, thời tiết thế nào cũng mưa để lấy nước tắm Phật. Và tắm Phật bằng cách dội nước cũng là một hình thức cầu mưa, để cho mùa màng bội thu. Với người dân nơi đây, lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính, mà trong đó có 4 nhu cầu thiết yếu là “nước, phân, cần, giống”. Được xếp trong vị trí hàng đầu nên có thể thấy yếu tố nước quan trọng như thế nào. Như vậy, có thể thấy được vị trí của ngôi chùa trong cộng đồng làng xã là hết sức quan trọng.
46
Ngày Lễ Phật xuất gia3 được tổ chức vào ngày 8 tháng 2 Âm lịch. Đây là ngày mà Phật Thích Ca Mâu Ni từ bỏ ngôi vị Thái tử, từ bỏ cuộc sống hoàng cung, gia đình để xuất gia tu hành, tìm con đường giải thoát cho con người.
Để kỷ niệm ngày lễ này, hầu hết các chùa Tăng, Ni, Phật tử đều tổ chức đọc kinh tụng niệm.
Ngày Lễ Phật thành đạo là ngày kỷ niệm Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo Vô thượng chính đ ng chính giác. Trải qua 49 ngày Thiền định dưới gôc cây Bồ Đề. Trước khi ngồi thiền dưới gốc Bồ Đề, Ngài đã đổi phương pháp tu
“khổ hạnh” nhận bát sữa dân cúng của nàng Su Gia Ta.
Sau khi thành đạo, Ngài đến Vườn Nai xứ Ba La Nại độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như vốn là những người trước đây đã tu “khổ hạnh” với Ngài. Bài Thuyết pháp đầu tiên mà Đức Phật giảng đó là giáo lý “Tứ thánh đế” hay còn gọi là “Tứ diệu đế” – bốn chân lý cao cả là: khổ(Khổ), nguyên nhân sinh khổ(Tập), sự dứt khổ(Diệt), con đường đưa đến nơi chấm dứt khổ đau(Đạo).
Đây cũng là ngày mà các chùa tổ chức lễ quy y cho các giới trong tín đồ Phật giáo.
Ngày Lễ Phật nhập Niết bàn được tổ chứ vào ngày 15 tháng 2 Âm lịch.
Đây là ngày lễ tưởng nhớ ngày mất của Đức Phật, hay gọi nôm na là ngày giỗ của Phật. Tương truyền bốn mươi năm sau, khi đức Phật được tám mươi tuổi, ngài nhập Niết bàn trước sự chứng kiến của rất nhiều thánh nhân đệ tử của Ngài, loài người lẫn chư thiên. Trong ngày lễ Phật nhập Niết bàn, hầu hết các chùa đều tổ chức pháp hội Niết bàn, đọc kinh “Di giáo kinh”…
Các Lễ Phật đản, Lễ Phật xuất gia, Lễ Phật thành đạo, Lễ Phạt nhập Niết bàn đều kỷ niệm những cột mốc lớn trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca
3 Có 2 thuyết xuất gia: Đại thừa cho rằng Đức Phật xuất gia năm 19 tuổi, trải qua 6 năm tu hành khổ luyện và 5 năm tìm thầy học đạo, đến năm 30 tuổi Ngài mới đắc đạo và đi Thuyết pháp 49 năm. Còn theo Tiểu thừa, Ngài xuất gia năm 29 tuổi, trải qua 6 năm tu hành khổ hạnh, Ngài thành đạo lúc 35 tuổi và Thuyết pháp trong 45 năm.
47
Mâu Ni. Qua đây giúp mọi người nhận thức rõ rằng trong mỗi bản thân con người, ai ai cũng có tính Phật, ai cũng có thể trở thành Phật nếu tu hành tinh tiến theo Phật pháp.
Dưới ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian, mỗi ngôi chùa lại có một ngày lễ hội chính hằng năm. Trong hội chùa, có những nghi kễ Phật giáo như tụng kinh, lễ Phật, chạy đàn, phóng sinh,… Nhưng vì nhiều ngôi chùa Việt Nam không chỉ có thờ Phật mà còn thờ cả Thần, Mẫu nên thông qua hội chùa ta sẽ thấy rõ sự dung hợp tín ngưỡng tôn giáo được biểu hiện rõ ràng. Các vị thần được thờ trong chùa kiểu “tiền Phật hậu Thánh”, và các chùa thờ kiểu này thường tổ chức hội trong cùng một ngày. Chùa Thầy và chùa Tây Phương cùng tổ chức khai hội vào ngày 6 tháng 3 Âm lịch và kéo dài ba ngày sau đó.
Các hội chùa này không chỉ có ảnh hưởng đến thôn làng quanh đó mà còn có ảnh hưởng tầm rộng, thu hút sự quan tâm của người dân quanh xã, thậm chí là quanh huyện và các vùng lân cận về tham dự. Qua đây có thể thấy được rằng, hội chùa không chỉ gắn bó với sinh hoạt văn hóa làng, mà còn ảnh hưởng đến cả văn hóa vùng.
Ngoài ra còn có Lễ Vu Lan được tổ chức dựa trên kinh Vu Lan Bồn. Lễ Vu Lan là một lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của nhân dân Việt Nam, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,… Lễ hội này trở thành lễ hội của Phật giáo và được tổ chức vào 15 tháng 7 Âm lịch hằng năm.
Đây là ngày để con cháu báo hiểu cho ông bà, cha mẹ, những đấng sinh thành. Ngoài ra thì đây cũng là ngày lễ cúng cô hồn, phổ độ chúng sinh, người ta dâng lễ vật để cúng với mục đích cầu xin cho vòng hồn của người thân mình được thoát khỏi địa ngục và được siêu độ. Lễ này thể hiện tư tưởng từ bi, hỷ xả của Phật giáo cùng với sự lương thiện, tu nhân tích đức , đạo hiếu tốt đẹp của người dân nơi đây.
Thêm nữa, mỗi năm trong chùa còn diễn ra các ngày lễ khác của dân, như Lễ dâng sao giải hạn. Người dân nơi đây cho rằng, hàng năm mỗi người đều
48
có một sao chiếu mệnh, tất cả có chín ngôi sao và cứ chín năm lại luân phiên trở lại. Và chín ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dân sao giải hạn. Các sao chiếu mệnh gồm:
Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Thổ Tú, Thái Bạch, Thủy Diệu, La Hầu và Kế Đô. Dưới ảnh hưởng của Đạo giáo, Lễ dâng sao giải hạn được các chùa tổ chức vào đầu năm, cầu bình an, giải hạn cho các tín đồ Phật giáo.
Tại chùa Tây Phương và chùa Thầy, lễ dâng sao được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm.
Bên cạnh đó thì các ngày lễ tết trong năm, rằm, mồng một hàng tháng, người dân trong vùng cũng thường lên chùa đi lễ.
Trong lễ Phật, người ta chỉ dâng lục cúng: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực. Và các lễ này hoàn toàn là đồ chay. Tuy nhiên, trong hai ngôi chùa này còn có ban thờ Mẫu, Sơn Thần, nên người đi lễ chùa còn thêm cả lễ mặn.
Ví như ban thờ Mẫu thì được tiến hành theo các nghi thức như sau:
Ban thờ Mẫu có thể sắm lễ chay: hương, hoa, quả, oản. Hay lễ mặn gồm: xôi, thịt, lợn, gà,… nấu chín, hay lễ đồ sống như trứng sống, thịt lợn sống, gạo, muối,… để đặt tại ban Ngũ hổ, Thanh xà, Bạch xà. Lễ mặn Sơn Trang gồm: cua, ốc, bún, chanh, ớt, mắm tôm, gừng, măng tươi,… lại thường được sắm theo con số 15 phần và đây là số lượng các vị thần thuộc ban Sơn Trang( chúa Thượng Ngàn Bạch Anh công chúa, 2 chầu hầu cận, 12 cô Sơn Trang). Lễ ban thờ cô, cậu: gồm hương hoa, oản quả… còn có cả đồ làm bằng giấy, tượng trưng cho các đồ chơi của trẻ con như cành hóa, con chim, chiếc kèn, trống,… Tuy lễ vật có là gì, thì đều không câu nệ, cốt yếu là thành tâm và giữ điều thanh tịnh.
Việc tiến hàng các nghi lễ trong chùa cũng được diễn ra theo một trình tự nhất định:
49
Thường thì người ta dâng lễ ở chính điện trước, rồi mới đến các ban Đức Ông, ban Thánh Hiền… Nhưng cũng có người nhận thấy được vai trò quan trọng của Đức Ông, vì theo quan niệm của tín ngưỡng dân gian thì Đức Ông là người cai quản ngôi chùa nên đã thỉnh lễ Đức Ông trước, rồi mới đặt lễ dâng hương tại chính điện và các ban thờ khác.
Đặt lễ vật và thắp hương làm lễ tại ban Đức Ông trước. Vì theo giáo lý của Phật giáo, Đức Ông là vị cai quản tất cả các công việc của chùa. Đồng thời khi làm lễ ở ban Đức Ông cũng xin phép được vào làm lễ ở chính điện.
Cũng tương tự như trình tự thờ cúng tổ tiên, trước tiên người ta phải thắp nhang làm lễ tại bàn thờ Thổ Công để xin phép cho tổ tiên của mình được về.
Vì dân gian quan niệm “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”.
Tiếp theo là đặt lễ vật lên hương án ở chính điện. Thắp đèn, nhang rồi thỉnh ba hồi chuông, vái ba vái hoặc năm lạy.
Tiếp đến là xuống điện Mẫu lễ, dâng hương và cầu nguyện. Người dân đến điện Mẫu thường cầu tài lộc, con cái, sức khỏe. Lễ vật dâng Mẫu có thể là đồ chay hoặc đồ mặn.
Cuối cùng là lễ ở nhà Tổ. Lễ ở nhà tổ thì các lễ phẩm cũng tùy tâm người đến lễ.
Điểm đặc biệt thể hiện sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, cụ thể là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chính là trong chùa còn có nhà vong4. Nhiều gia đình có người thân mất từ 35 đến 49 ngày thường làm lễ cầu siêu đưa vong linh của người quá cố vào chùa để “thính pháp văn kinh”, qua đó mà giác ngộ vạn vật vô thường, tu tâm dưỡng tính, xóa bỏ tham sân si để được giải thoát, siêu sinh. Tại chùa Thầy có nhà vong, nên những người đi lễ chùa nếu có thân nhân quá cố gửi tại chùa, sẽ xuống thắp hương và cầu lễ mong người quá cố “phù hộ độ trì” cho gia đình mình.
4 Phụ lục 3, Tr.73.
50
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trong khu vực Thạch Thất – Quốc Oai được thể hiện trong nghi lễ chùa rất linh thiêng và được người dân coi trọng, nó đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân nơi đây. Họ đi chùa cầu mong được Phật, Thánh phù hộ cho bình an, tài lộc, cầu xin khỏi bệnh. Ngoài ra họ còn bán khoán trẻ nhỏ lên chùa để mong con cháu mau lớn, khỏe. Đây là một tập tục thường làm ở đền thờ, nhưng trong chùa cũng xuất hiện lên này. Tức là làm lễ cầu Phật, cầu Đức Ông nhận trẻ nhỏ làm con cái, bảo vệ và phù hộ cho trẻ khỏe mạnh, thông minh cho đến lúc trưởng thành. Thường trẻ sẽ được làm lễ bán khoán cho đến hết một giáp (13 tuổi), hết thời gian bán khoán thì có thể chuộc khoán hoặc tiếp tục làm lễ bán khoán đến hết đời.
Như vậy, tuy trong giáo lý của Phật giáo nguyên thủy vốn mang tinh thần xuất thế gian, nhưng trong quá trình phát triển, với tính linh động và sự tùy duyên của mình, Phật giáo đã thể hiện tinh thần nhập thế một cách khá toàn diện đến với quần chúng nhân dân Việt nói chung và người dân khu vực Thạch Thất – Quốc Oai nói riêng. Thông qua tinh thần nhập thế đó, ta có thể thấy được chính là sự hòa hợp, hỗn dung của Phật giáo với tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây trong từng nghi lễ trong chùa.