CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN QUA KHẢO SÁT HAI NGỒI CHÙA: CHÙA THẦY VÀ CHÙA TÂY PHƯƠNG
2.3. Biểu hiện qua nghệ thuật bài trí tƣợng thờ trong hai ngôi chùa
Trong hai ngôi chùa, hệ thống tượng Phật vô cùng phong phú, thể hiện được sự sáng tạo của trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người dân lao động nơi đây.
Hai chùa này đều là hai chùa theo Đại Thừa nên chính điện và các tòa nhà khác trong chùa đều thờ rất nhiều Phật, Bồ tát cùng các vị thần Phật giáo khác. Nhìn chung thì hệ thống tượng Phật tại hai ngôi chùa này khá đa dạng và phong phú.
Cách sắp xếp tượng Phật của chùa Thầy và chùa Tây Phương cơ bản là giống nhau, chia trên hai chục chính: Trục ngang (thời gian) là bộ tượng Tam Thế (Quá khứ, hiện tại, tương lai) và trục dọc (không gian) gồm tượng Tuyết Sơn – Di Lặc – Thích Ca sơ sinh. Bộ tượng Tam Thế tượng trưng cho ba ngàn đức Phật trong ba kiếp, cho tính bình đ ng về Phật tính, do đó ba pho tượng hình dáng, kích thước tư thế tọa thiền tương tự nhau chỉ khác thế tay và một vài chi tiết trang trí. Ba vị Phật này là đại biểu cho vô số Phật trong mọi thời gian và không gian theo quan niệm của Phật giáo Đại Thừa. Tượng Tuyết
54
Sơn-Di Lặc-Thích Ca sơ sinh tượng trưng cho ba đoạn đời tu hành của Phật.
Tuyết Sơn là Phật ở giai đoạn tu khổ hành, chưa thành Phật, còn đau đáu về cuộc đời, với hình dạng một nhà sư gầy gò, ngồi an tịnh, trầm mặc, khuôn mặt đầy suy tư. Di Lặc được coi là vị Phật của tương lai, đấng Từ Tôn cứu thế, người ta cho rằng “Di Lặc xuất thế thiên hạ thái bình”. Bởi vậy tượng Di Lặc thường béo tốt, mặt tròn, bụng phệ, chân tay ngắn, tư thế một chân co, một chân chống, khuôn mặt tượng luôn cười hớn hở bắt nguồn từ đại tâm từ bi hỉ xả của ngài. Cuối cùng là tượng Thích Ca sơ sinh một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất ý nghĩa “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn”, xung quanh có chín con rồng tượng trưng cho mây trời linh thiêng hội tụ lấy nước thiêng tẩy trừ những uế trọc cho đức Phật. Dưới các chân bệ tượng đều có những hoa văn trang trí tinh xảo với những chủ đề hoa, lá, các hoa văn liên quan đến lực lượng tự nhiên.
Phía dưới Tam thế xếp ba pho tượng, gọi là “Di Đà Tam Tôn” bao gồm Bồ Tát Đại Thế Chí – A di đà – Bồ Tát Quan Âm. Ba tượng này có thế ngồi tọa thiền kiết già (yoga), khiến tâm không thể lay động. Tượng Phật A di đà có kích cỡ lớn hơn các tượng khác. Với vị trí đăc biệt, sự có mặc của tượng Phật A di đà cùng các vị Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Quan Âm đã nói lên tín ngưỡng Tịnh độ trong Phật giáo Bắc Bộ nói chung. Tuy ở Bắc Bộ ko có phái Tịnh độ riêng biệt, nhưng tín ngưỡng Tịnh độ lại phổ biến rộng rãi, làm nên một cơ tầng bình dân cho Phật giáo. Theo tín ngưỡng này, con người tin rằng có một cõi gọi là cõi Tịnh độ, hay Tây Phương Cực Lạc, nơi đó có Phật A di đà ngự trị, các Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí đã tiếp dẫn những linh hồn về đó. Người ta chỉ cần nhất tâm niệm Phật A Di Đà là có thể vãng sinh ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Tên “A Di Đà Phật” từ đó đã trở thành câu chào của các tín đồ Phật giáo tại Việt Nam. Bộ tượng Di Đà Tam Tôn vừa biểu đạt triết lý Phật giáo, lại vừa mang những đặc điểm thể hiện sự dung hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Tạo hình của các pho tượng mang
55
nhiều yếu tố nữ giới: Tượng Bồ Tát với hình dáng, y phục mang nhân dạng nữ nhân của tầng lớp trên, nhưng yếu tố nữ giới được nhấn mạnh hơn nữa ở những chi tiết: Tóc của tượng Bồ Tát Đại Thế Chí kết theo hình nút không đầu không cuối và xõa rủ xuống vai. Cấu trúc bộ phận hai pho tượng Bồ Tát theo tỷ lệ và đặc điểm của nữ giới như eo thon, bụng hẹp, ngực đầy, vai xuôi, cổ cao ba ngấn,… Tượng Phật A Di Đà thể hiện trong nhân dạng nam giới nhưng một số chi tiết trên cơ thể như trang sức ở thùy tai kết hoa sen bằng hạt bảo châu, hay những nếp quần áo cũng uốn lượn cho gần với tính chất nữ giới. Thêm nữa, các tượng này thường được trang trí bởi các hoa văn liên quan đến lực lượng tự nhiên như văn xoắn, lửa, bảo châu, đồ án lửa tam muội, cây thiên mệnh,…
Bàn đến chùa Tây Phương, không thể không nhắc đến 18 pho tượng của 18 vị Tổ kế đăng (18 vị La Hán), bao gồm: Tượng Ma Ha Ca Diếp, Tượng A nan đà, Tượng Thương Na Hòa Tu, Tượng Đề Đa Ca, Tượng Bà Tu Mật, Tượng Đà Nan Đề, Tượng Đà Mật Đa, Tượng Hiếp Tôn Giả, Tượng Bồ tát Mã Minh, Tượng Ca Tỳ Ma La, Tượng Long Thụ Tôn Giả, Tượng La Hầu La Đa, Tượng Tăng Già Nan Đề, Tượng Già Da Đa Xá, Tượng Cưu Ma La Đa, Tượng Xà Dạ Đa, Tượng Bát Nhã Đa La, Tượng Bồ Đề Đạt Ma. Các vị tổ được chọn ở đây là những nhân vật đại diện cho mọi thành phần của xã hội, nhằm nói lên tính chất rộng mở hòa đồng, trên cơ sở Đại Từ Đại Bi, lấy giác ngộ Phật pháp làm trung tâm ứng xử. Đồng thời các vị tổ này cũng đại diện cho những khâu phát triển cốt yếu của lịch sử Phật giáo.
Trong hai chùa còn có tượng của 8 vị thần Hộ pháp Bát bộ Kim Cương gồm: Thanh Trì Tai, Tích Độc Thần, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tịnh Thủy, Xích Thanh Hỏa, Đinh Trì Tai, Tử Hiền, Đại Lực Thần. Đây là mẫu hình đích thực của các võ tướng với nhiều dáng vẻ trong một nguyên tắc thể hiện giống nhau, xây dựng trên cơ sở “âm dương” luận. Cụ thể là các động tác tay của tượng trong hình thức bao giờ cũng một cao một thấp, một động một tĩnh…
56
để biểu hiện sự điều hòa của hai lực đối đãi nhau, tạo thành một cường lực xung mãn trong các thế võ của Kim Cương.
Đặc biệt ở chùa Thầy, đặc trưng thể hiện mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian được thể hiện ở trong điện Thánh, thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh ở ba kiếp khác nhau: tượng kiếp tu tiên đặt trong khám thờ bên trái, giữa là tượng chân thân của họ Từ, bên phải là tượng Lý Thần Tông, hóa thân Từ Đạo Hạnh. Nếu pho chân thân Từ Đạo Hạnh mang tính chân dung thể hiện khuôn mặt khắc khổ gân guốc, trong trang phục áo cà sa, mũ pháp sư, ngồi thiền định thì tượng Lý Thần Tông mang nhiều yếu tố tượng trưng, kích thước lớn hơn người thực. Sinh động, độc đáo nhất là tượng Từ Đạo Hạnh ở kiếp tu tiên đặt trong khám thờ với kích thước bằng người thật, làm bằng gỗ chiên đàn.
Ngoài ra, gian thờ Mẫu cũng chính là điểm đặc trưng thể hiện sự dung hợp giữa Phật giáo và Tín ngưỡng dân gian trong hai ngôi chùa này. Cách trang trí bàn thờ Mẫu đã thể hiển rõ mối quan hệ này. Ở trên bàn thờ Mẫu có treo rất nhiều đồ vàng mã như: nón, hài, thuyền rồng, đèn lồng,… đủ các loại và kích cỡ khác nhau với màu sắc sặc sỡ. Sở dĩ như vậy vì các vị thần được thờ ở ban Mẫu từ các Thánh Mẫu cho đến các hàng quan, hàng chầu, ông Hoàng, các cô, các cậu đều gồm các vị thần linh có gốc gác từ mọi miền trên đất nước, vì vậy đồ thờ mới có sự đa dạng và phong phú như vậy. Cách bài trí các vị thần trên bàn thờ Mẫu cũng rất đặc trưng: Cung đệ nhất, còn gọi là hậu cung, đây là ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, mà Mẫu Liễu Hạnh là Đệ nhất Thánh Mẫu mặc áo đỏ, trùm khăn đỏ ngồi ở chính giữa, ở vị trí trang trọng nhất, là Mẫu chủ thể của tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian. Hai bên Mẫu đệ nhất là Mẫu đệ nhị và Mẫu đệ tam. Mẫu đệ nhị mặc áo xanh, khăn xanh, tức Mẫu Thượng Ngàn, còn Mẫu đệ tam mặc áo trắng, khăn trắng, tưc Mẫu Thoải.
57
Cung đệ nhị: ban chính giữa thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Tiếp đến là ban thờ Ngũ vị quan lớn (Quan thượng thiên mặc áo đỏ, Quan giám sát mặc áo xanh, Quan thủy phủ mặc áo trắng, Quan khâm sai mặc áo vàng, Quan tuần chanh mặc áo màu tím đen). Đây là màu sắc thuộc ngũ hành tương ứng với: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ.
Cung đệ tam: ban chính giữa thờ các quan Hoàng Bảy, Hoàng Mười.
Hai gian bên thờ Đức Thánh Trần và Nhị vị Vương cô, tức là Nhâm từ Hoàng hậu – vợ của vua Trần Nhân Tông và Thủy Tiên Đại hoàng công chúa – vợ của Thượng tướng Phạm Ngũ Lão.
Cung đệ tứ: Gian giữa nhà Mẫu là ban Công đồng, hai bên có ban cô và ban cậu, trên cao có Thanh xà, Bạch xà.
Gian bên là động Sơn Trang hoặc Thổ thần, Chầu Thủ đền.
Nhìn chung, chùa là một quần thể kiến trúc, không gian tâm linh khá đa dạng và phong phú, ngoài thờ Phật ra thì còn có cả ban thờ Mẫu, thờ Thánh, thờ Tổ. Bộc lộ ra sự dung hợp khá mật thiết giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
Như vậy, việc sắp xếp và bố trí các vị thần trong hai ngôi chùa này đã thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, đó cũng là kết quả của quá trình tác động và điều chỉnh lẫn nhau của Phật giáo và nhu cầu xã hội của người dân. Sự thờ mang tính dung hợp này được diễn qua trong suốt quá trình phát triển của Phật giáo khu vực này nói riêng và Phật giáo Bắc Bộ nói chung. Đặc biệt là những năm gần đây, khi mà Phật giáo phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, thì việc phối thờ Thần, Thánh ngày càng được chú trọng, và hình thức này giống như một chiếc cầu nối để đưa quần chúng nhân dân ngày càng đến gần với giáo lý nhà Phật. Tất cả những điều này đã cho chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết, khăng
58
khít giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian của khu vực Thạch Thất – Quốc Oai nói riêng và của Việt Nam nói chung.
2.4. Một số vai trò xu hướng phát triển chủ yếu của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai
Vai trò
Phật giáo tuy là một tôn giáo ngoại lai, nhưng đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Nó kết hợp với tín ngưỡng dân gian để dần hòa mình vào nền văn hóa của cư dân lúa nước Việt. Vì vậy, sự dung hợp này cũng có những vai trò ảnh hưởng đến xã hội người Việt nói chung và người dân khu vực Thạch Thất – Quốc Oai nói riêng.
Thứ nhất, tạo cho người dân một đời sống tâm linh sâu sắc và hướng thiện.
Giáo lý của Phật giáo kết hợp cùng triết lý của tín ngưỡng dân gian tạo nên nét văn hóa có nhiều điểm gần gũi với tâm tư, tình cảm của người dân Việt nói chung và mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có giá trị trong đời sống xã hội. Trước hết đó là việc luôn hướng con người đến những giá trị tốt đẹp, lương thiện, bài trừ những mê lầm cố chấp, những ham muốn trái đạo lý để tự hoàn thiện bản thân mình trong mối quan hệ với mọi người, với xã hội.
Những tư tưởng từ bi, hỷ xả, khoan dung, hòa bình, khuyến thiện, ngừa ác của Phật giáo hòa cùng những tư tưởng “uống nước nhớ nguồn”, truyển thống yêu nước, tôn sư trọng đạo, hay mưu cầu những điều tốt đẹp của tín ngưỡng dân gian đã làm phong phú hơn đời sống tâm linh của người dân nơi đây, thức tỉnh lương tri con người để hướng tới hòa bình và hạnh phúc, đem lại sự an lạc cho tâm hồn.
Thứ hai, bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng trong kiến trúc và lễ hội.
59
Giá trị văn hóa của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian được thể hiện rõ nhất ở trong không gian các ngôi chùa. Với một hệ thống chùa tháp có mặt ở hầu hết từng thôn, xã trong hai huyện, đã làm giàu đẹp, phong phú thêm nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của khu vực Thạch Thất – Quốc Oai.
Đa phần các ngôi chùa đều được xây dựng trong một phong cảnh thiên nhiên trữ tình, thanh tịnh, có tính chuẩn mực, hệ thống và tổng hợp, gắn bó hữu cơ giữa kiến trúc, điêu khắc, hội họa và cảnh trí thiên nhiên tạo thành những danh lam thắng cảnh. Hai ngôi chùa Thầy và chùa Tây Phương cũng là hai trong số các danh lam thắng cảnh nổi tiếng cả nước.
Xen với những ngôi chùa thuần Việt, tại khu vực này còn xuất hiện những loại kiến trúc khác như “tiền Thần hậu Phật”, “tiền Phật hậu Thánh”, mà điển hình là lối kiến trúc của chùa Thầy như đã trình bày, góp phần làm phong phú thêm các loại hình kiến trúc tín ngưỡng – tôn giáo nói riêng, kiến trúc dân gian truyền thống nói chung.
Chùa cũng là nơi hình thành nên những không gian văn hóa điển hình, biểu hiện sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian như: Lễ Vu Lan, Lễ Phật đản, đàn tràng giải oan, chạy đàn cầu mưa, cầu an giải hạn, hay còn cả nhảy đồng,… Ngoài ra, trong lễ hội còn có sự kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật độc đáo khác như nghệ thuật sân khấu (chèo) gắn với các Phật thoại, các huyền tích, Thánh thoại,…tạo nên hình thức sinh hoạt tinh thần rất phong phú. Mặt khác, có nhiều ngôi chùa có những pho tượng mang tính nghệ thuật cao, điển hình như pho tượng Tuyết Sơn, bộ tượng La hán tại chủa Tây Phương. Đây cũng là một điểm để thu hút khách thập phương, các Phật tử về chùa một mặt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các pho tượng, mặt khác thông qua đó để cảm nhận được cái nhìn soi thấu của Đức Phật.
60
Thứ ba, góp phần điều chỉnh các hành vi xã hội theo chuẩn mực của đạo đức truyền thống.
Vai trò của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dan gian đối với đạo đức trước hết là định hướng, giáo dục con người theo những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. Từ bi, hỷ xả, cứu khổ cứu nạn của tư tưởng Phật giáo kết hợp cùng những tư tưởng đạo hiếu, “uống nước nhớ nguồn”, “ở hiền gặp lành”…
của tín ngưỡng dân gian tạo nên một nền tảng đạo đức phù hợp với mong muốn của xã hội Việt Nam nói chung, của khu vực Thạch Thất nói riêng trong việc xây dựng nền đạo đức mới. Những tư tưởng này cũng chính là những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp khi mà xã hội hiện nay, cơ chế thị trường mở cửa đã góp phần làm phát triển chủ nghĩa cá nhân, sự vô tâm và ích kỷ ở một số cá nhân.
“Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu” Phật giáo kêu gọi mọi người, các tín đồ Phật tử hãy hành đạo vì lợi ích chung, chứ không phải vì bản thân mình, và hãy hành đạo bằng cái tâm, chứ không phải bằng hình thức. “Phật pháp bất ly thế gian”, tức Phật pháp lan tỏa, không tách rời với xã hội, hướng con người đến những hành động tu thân, giúp đời một cách cụ thể, thiết thực, chứ không dừng lại ở việc tụng kinh, gõ mõ.
Một vai trò to lớn về mặt đạo đức của mối quan hệ này chính là nâng cao tinh thần đoàn kết của quần chúng nhân dân. Phật giáo là tôn giáo với chủ trương bình đ ng con người, là tôn giáo yêu nước đồng hành cùng dân tộc, được kết hợp với tư tưởng “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta, hướng người dân đi đến khối đại đoàn kết.
Như vậy, sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian mang một vai trò, ý nghĩa to lớn, đáp ứng nhu cầu về văn hóa, tâm linh của quần chúng trong khu vực này, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc, tạo ra một đời sống tâm linh hết sức phong phú cho nhân.
61
Xu hướng phát triển
Trong thời đại toàn cầu hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thì khu vực Thạch Thất – Quốc Oai, hai huyện thuộc thành phố Hà Nội – trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị quan trọng của cả nước, không thể đứng ngoài xu hướng này. Và đây cũng là khu vực đang chịu ảnh hưởng bởi trào lưu biến đổi mạnh mẽ của các luồng văn hóa nội sinh, sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn nhân loại, nhưng đồng thời cũng chịu không ít những luông tư tương của văn hóa ngoại lai du nhập vào.
Những điều kiện đó đã tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian nơi đây và dần làm biến đổi nó. Nhu cầu về tinh thần của xã hội ngày càng cao và biến đổi mỗi ngày, tạo động lực cho mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cũng xảy ra biến đổi liên tục, phong phú và đa dạng hơn. Nó ngày càng biến đổi theo xu hướng bản địa hóa, hòa nhập và thích ứng với từng hoàn cảnh cụ thể. Xét thêm, trước xu thế phát triển chung của các tôn giáo cũng với sự ảnh hưởng nhất định của các luồng tư tưởng mới thì Phật giáo cũng như tín ngưỡng dân gian trong khu vực này cũng có những thay đổi để trở nên hòa nhập với sự phát triển chung. Từ đó dẫn đến hai xu thế phát triển như sau:
Thứ nhất, đó là xu hướng muốn tách Phật giáo ra khỏi tín ngưỡng dân gian, đưa Phật giáo trở về cái gốc của nó là Phật giáo chính thống. Sau một thời gian dài Phật giáo hòa mình vào lối sống của cộng đồng, và chịu nhiều sự ảnh hưởng của xã hội, ngay lúc này Phật giáo đã chuyển mình và dần tách khỏi sự chi phối của xã hội, để trở về với những giao lý nguyên thủy vốn có của nó. Phật giáo trong khu vực Thạch Thất – Quốc Oai cũng có biểu hiện dần muốn trở về cội nguồn của mình, tuy nhiên xu hướng này chỉ diễn ra mang tính cục bộ, trong phạm vi một số tu sĩ và một số bộ phận cư sĩ tân học, điều này cũng để lại hệ quả đến cách nhận thức lại về Phật giáo của con người, tuy không lớn.