Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và các phương tiện xưng hô khác

Một phần của tài liệu Luận Văn Ngôn ngữ học, Đại từ nhân xưng, Giao tiếp, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Đức (Trang 23 - 32)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt

1.2.3. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và các phương tiện xưng hô khác

1.2.3.1. Đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng Việt

Diệp Quang Ban (2005) căn cứ vào vai nhân vật tham gia quá trình giao tiếp cùng với sự phân biệt về số lượng nhân vật ở mỗi vai đó để chia đại từ nhân xưng đích thực theo bảng phân loại sau:

Bảng 1: Đại từ nhân xƣng trong tiếng Việt

Nhân vật trong giao tiếp

Nhân xƣng từ Số đơn Số nhiều ngoại

trừ

Số nhiều bao gộp

Người nói:

Ngôi thứ nhất

tôi, tao, tớ (ta), mình

chúng tôi, chúng tao, chúng tớ (ngôi thứ nhất số nhiều loại trừ)

chúng ta, ta, chúng mình (ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp)

Người nghe:

Ngôi thứ hai

mày, mi chúng mày, bay, chúng bay

Người được nói đến:

Ngôi thứ ba

nó, hắn, y chúng nó, chúng

Đại từ nhân xưng “tôi”, “chúng tôi” tương đối trung tính và ít dùng trong hoàn cảnh xưng hô thân mật. Trong phong cách ngôn ngữ khoa học, để tạo tính khách quan cho bài viết, tác giả công trình thường xưng “tôi”, “chúng tôi”. Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Đại từ nhân xưng “tôi”, “chúng tôi” không có sự hô ứng ở ngôi thứ hai và ngôi thứ ba và phải thay bằng các từ xưng hô:

ông, bà, anh, chị… (Đinh Trọng Lạc, 2004: 171).

Đôi khi trong một số ngữ cảnh giao tiếp nhất định, việc dùng đại từ nhân xưng “tôi” để xưng còn mang tính nghiêm túc. Chẳng hạn, trong hội nghị, đại biểu có thể xưng “tôi” gọi đồng chí. Xưng “tôi” trong một số trường hợp cũng có thể thể hiện sự khẳng định của “cái tôi” cá nhân.

“Tôi” cũng được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày giữa những người không quen biết, giữa bạn bè… và thể hiện quan hệ ít thân thiết, có khoảng cách giữa những người giao tiếp.

- Chị làm ơn cho tôi hỏi bây giờ là mấy giờ rồi ạ?

- Anh/Chị có thể giúp tôi điền vào phiếu khảo sát này được không?

Nhưng khi người nói sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” với đối tượng có quan hệ thân thiết với mình mà bình thường mình sử dụng đại từ nhân xưng khác “tôi” thì đại từ “tôi” báo hiệu sự rạn nứt quan hệ thân thiết vốn có.

- Tôi muốn cậu làm rõ vấn đề đó.

- Tôi muốn chúng ta nói chuyện thẳng thắn với nhau.

Đại từ nhân xưng “tao” có đại từ hô ứng: “mày”, “mi” (ngôi thứ hai);

“hắn”, “nó” (ngôi thứ ba). Trong giao tiếp, việc sử dụng cặp hô ứng “tao – mày, mi”; “tao – nó”; “tao – hắn” mang hai sắc thái: hoặc thân mật, suồng sã, hoặc tỏ vẻ coi thường, khinh miệt.

Ví dụ:

- Tao hỏi mày, mày là cái thá gì mà dám đến tranh cướp… của tao hử? (Nguyễn Minh Ngọc, 2012: 159)

Trong ví dụ trên, hai nhân vật giao tiếp là hai người phụ nữ đang tranh cãi nhau, thay vì xưng “chị - em” như giao tiếp với sắc thái trung hòa hay thân mật, người nói xưng “tao” và gọi người nghe là “mày”. Cặp từ xưng hô “tao – mày” trong tình huống này thể hiện thái độ khinh ghét, thù hằn của người nói đối với người nghe.

Tuỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp, cặp xưng hô “tao – mày” còn mang sắc thái thân mật và thường được giới trẻ dùng để gọi nhau:

Ví dụ: “Tao nhớ mày lắm đó! Tuần này mày có về quê không?”

Đại từ nhân xưng “hắn” dùng để chỉ người, khi sử dụng thường mang sắc thái không thân mật, có phần miệt thị. Từ “y” chỉ người nam (hiện nay ít dùng; để chỉ người nữ trước đây cũng dùng từ “thị”, đối lập với “y”. Từ “nó”

chỉ người, vật được nhắc đến. “Nó” có thể dùng với sắc thái thân mật hoặc khinh miệt, suồng sã. Trong ví dụ dưới đây, “nó” là đại từ được người chị dùng để gọi người em với ý nghĩa thân mật:

- nằm trong buồng ấy, chắc vừa ngủ. Ở bên này chị nấu cơm ăn xong hãy về bên ấy. (Thanh Phúc, 2010: 13)

Trong khẩu ngữ, hiện tượng “nó” làm thành phần đồng ngữ của danh từ là hiện tượng rất phổ biến:

- Tình cảnh tôi bó buộc lắm!

Đại từ “ta”, “chúng ta” bao gồm người nói và người nghe. “Chúng ta”

luôn luôn được xác định là số nhiều, còn “ta” có thể là số ít hoặc số nhiều.

“Ta” cũng được dùng để đại diện cho một tập thể, hoặc đặt mình ở vị thế bề trên nói với bề dưới:

- Ta thương cảnh khổ của nhà ngươi. Vậy ta giúp nhà ngươi làm giàu.

(Nguyễn Thị Huế, 2014: 66)

Ngày nay, trong quan hệ bạn bè, khi giao tiếp, giới trẻ cũng sử dụng đại từ “ta” để xưng thể hiện sự thân mật gần gũi mà không có ý tỏ thái độ ngạo mạn:

- “Chiều nay ta đi xem phim đi!”

Đại từ nhân xưng “họ” là đại từ nhân xưng số nhiều, dùng cho người lớn và tỏ thái độ bình thường. “Chúng”, “chúng nó” dùng để gọi trẻ em hoặc khi người nói tự đặt mình ở cương vị cao hơn và tỏ vẻ coi thường hoặc miệt thị.

“Mình” có thể là đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ nhất, số ít với cách sử dụng như đại từ “tôi” trong khẩu ngữ và trong thể nhật ký. “Mình” cũng có thể được dùng để xưng hô giữa vợ và chồng. Lúc này, “mình” được dùng ở ngôi thứ hai:

- “Bao giờ mình định nói chuyện với con?

Trên đây là cách sử dụng của các đại từ xưng hô đích thực trong tiếng Việt. Để đạt hiệu quả giao tiếp thì người tham gia giao tiếp phải lựa chọn các phương tiện xưng hô sao cho đạt được mục đích giao tiếp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các phương tiện xưng hô không chỉ thể hiện nét đẹp văn hoá trong ứng xử của người Việt, mà việc lựa chọn từ xưng hô sao cho đúng mực, hợp chuẩn còn thể hiện tính lịch sự, chuẩn mực trong xưng hô. Điểm đặc biệt trong tiếng Việt là các đại từ nhân xưng thường mang sắc thái biểu cảm, ít mang sắc thái trung tính như tiếng Anh, tiếng Đức… Do vậy, trong giao tiếp thay vì sử dụng các đại từ nhân xưng, người Việt có xu hướng sử dụng các

danh từ, danh ngữ làm phương tiện xưng hô. Bởi vì, việc sử dụng các danh từ, danh ngữ làm phương tiện xưng hô không chỉ thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp mà còn phù hợp với nguyên tắc “xưng hô nâng bậc” hay “xưng khiêm hô tôn” của người Việt.

1.2.3.2. Các phương tiện xưng hô khác trong tiếng Việt a. Danh từ thân tộc

Danh từ thân tộc là một lớp từ đặc biệt trong tiếng Việt. Nguyễn Tài Cẩn (1975: 141) đã viết: “Trong danh từ chỉ người, trước hết phải nói đến những danh từ chỉ quan hệ thân thuộc. Số lượng những danh từ này khá phong phú, phong phú hơn ở những tiếng như tiếng Nga, tiếng Pháp chẳng hạn.” Sở dĩ như vậy là vì trong tiếng Việt:

- Có sự phân biệt bậc trên và bậc dưới: bác/chú, anh/em, chị/em.

- Có sự phân biệt bên nội và bên ngoại: bác, chú/cậu; cô/dì.

- Có sự phân biệt bên có quan hệ máu mủ với bên không có quan hệ máu mủ: bác, chú, cậu/dượng; cô, dì/mợ, thím.

Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc là một nhóm từ thường có thể dùng với hai ý nghĩa: dùng với ý nghĩa chính xác của chúng để xưng hô với các thành viên trong gia đình, và dùng với ý nghĩa mở rộng để xưng hô ở ngoài xã hội với những người vốn không có quan hệ thân thuộc gì với mình. Một trong những phong cách giao tiếp ngôn ngữ của người Việt là giữ gìn tôn ti trật tự trong giao tiếp. Do vậy, trong phạm vi gia đình, các danh từ thân tộc có sự phân biệt về vai vế, tuổi tác giữa các thành viên. Ngoài ra, danh từ thân tộc được dùng trong phạm vi gia đình cũng thể hiện sự phân biệt về giới tính, gia hệ, quan hệ hôn nhân cũng như các mức độ tình cảm.

Các danh từ thân tộc không chỉ được sử dụng trong phạm vi gia đình

thân tộc như: “ông, bà, cụ, anh, chị, em, chú, bác” được sử dụng thông dụng nhất. Nếu như người Anh gặp nhau ngoài xã hội họ có thể chỉ xưng hô bằng cặp đại từ “I – you”, người Đức xưng hô bằng cặp đại từ “Ich – Sie/du” thì đối với người Việt, người nói lại cần nghĩ ngay xem người đang nói chuyện với mình đáng tuổi ông/bà/chú/bác/cô/anh/chị để xưng hô cho phải phép, nếu không sẽ là vi phạm quy tắc xưng hô của người Việt.

Trong tiếng Việt, xưng hô bằng các danh từ thân tộc là một trong những tác nhân quan trọng để vun đắp, duy trì mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp dựa trên quan hệ huyết thống. Mặt khác, việc dùng các danh từ thân tộc trong giao tiếp xã hội phù hợp với ngữ cảnh, đối tượng giao tiếp còn thể hiện chiến lược giao tiếp của người Việt.

Sử dụng danh từ thân tộc trong xưng hô là nét khác biệt nhất giữa tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt vì trong tiếng Anh và tiếng Đức, từ chỉ thân tộc hầu như không được sử dụng để xưng hô. Ngược lại, trong tiếng Việt, từ chỉ thân tộc lại được sử dụng rất nhiều. Lấy ví dụ “uncle” trong tiếng Anh. Từ này được dùng để chỉ anh, em của bố hoặc mẹ. Khi tìm từ tương đương trong tiếng Việt, chúng tôi thấy rằng tiếng Việt cũng có một lớp từ diễn tả mối quan hệ gia đình như thế, nhưng lại phức tạp hơn nhiều. Trong tiếng Việt, từ “bác”

để chỉ anh trai của bố hoặc mẹ, “chú” để chị em trai của bố hoặc mẹ. Tuy nhiên, từ “bác” lại được dùng trong giao tiếp để gọi một người cùng trang lứa với bố mẹ, ngay cả khi người đó không có quan hệ gì về huyết thống. Hoặc từ

“chú” có thể được dùng để gọi người nghe “Từ sáng đến giờ chú câu được mấy con cá rồi?” “Bác cứ về đi rồi em bảo cháu mang sang cho bác”.

Người Việt xưng hô theo hai bên nội ngoại nhưng người Anh thì dùng chung không phân biệt: ông nội, ông ngoại (grandfather); bà nội, bà ngoại

Trong tiếng Việt, các từ: con, cháu, em, cô, dì, chú, bác… được sử dụng rộng rãi trong xưng hô nhưng trong tiếng Anh những từ tương đương như aunt, uncle… lại không được dùng để xưng hô trực tiếp.

b. Tên riêng

Trong giao tiếp, ngoài cách xưng hô bằng đại từ hoặc danh từ thân tộc, xưng hô bằng tên riêng cũng được sử dụng. Việc sử dụng cách hô gọi này cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Bởi vì, khi các nhân vật giao tiếp sử dụng tên riêng để xưng hô thì ít nhất giữa họ phải có sự quen biết từ trước. Hơn nữa, việc dùng tên riêng cũng thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp. Việc dùng tên riêng để gọi khi chưa xác định rõ vai giao tiếp sẽ bị coi là bất lịch sự, đe dọa thể diện của người nghe.

Việc xưng hô bằng tên riêng được sử dụng khá rộng rãi trong giao tiếp ở gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong phạm vi gia đình, cách xưng hô này thể hiện được tình cảm trìu mến giữa các thành viên trong gia đình. Ví dụ trong gia đình, có nhiều trường hợp vợ chồng, anh chị em hay bề trên gọi con cháu bằng tên riêng, thậm chí có trường hợp con cháu gọi bề trên bằng tên riêng kèm theo từ chỉ quan hệ. Còn ngoài xã hội, trong giao tiếp giữa những người cùng lứa tuổi, bằng vai thì cách xưng hô bằng tên riêng có thể rút ngắn khoảng cách giữa những người giao tiếp và đồng thời dễ tạo cảm giác bình đẳng, thân thiện giữa họ.

c. Danh từ chức vị dùng trong xưng hô

Ngoài lớp danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vị cũng được dùng làm từ xưng hô. Người Việt có thể dùng từ chỉ chức vụ hoặc cương vị xã hội thay cho nhân xưng từ ngôi thứ hai:

Ví dụ: - Giám đốc cho gọi em ạ?

- Thưa giám đốc, giám đốc cho gọi em ạ?

- Thưa giám đốc, công ty bạn mời giám đốc đi dự tiệc ạ.

Chúng tôi xin nêu ra đây những danh từ chỉ chức vị thường gặp trong giao tiếp của người Việt: thủ tướng, phó thủ tướng, tổng bí thư, bộ trưởng, đại sứ, chủ tịch (nước), phó chủ tịch (nước), tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, thứ trưởng, tổng cục trưởng, cục trưởng, chánh án, viện trưởng, giáo sư, tiến sĩ…

d. Một số từ ngữ khác

Ngoài các phương tiện xưng hô như đã nêu, người Việt còn sử dụng một số từ, tổ hợp từ định vị không gian như “đây, đấy, đằng ấy, đằng này”. Các từ này chỉ được dùng trong quan hệ thân hữu giữa những nhân vật giao tiếp.

- Đằng ấy đi đâu mà về muộn thế?

- Mặc, đây không biết. (Đây tương đương với tôi, tớ)

1.3. Tiểu kết chương 1

“Đại từ là một nhóm rất quan trọng ở trong ngôn ngữ, và thường là một nhóm từ ít có hiện tượng vay mượn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Vì vậy đem hệ thống đại từ ra so sánh là một hiện tượng rất thú vị và rất có ý nghĩa về mặt loại hình học.” (Nguyễn Văn Thành, 2003: 115)

Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt có điểm chung là đều được lựa chọn sử dụng tùy theo ngôi giao tiếp; dùng để “chỉ ra”

và thay thế cho các danh từ/ danh ngữ.

Trong tiếng Anh và tiếng Đức, đại từ nhân xưng biểu hiện sắc thái trung tính, không thể hiện nhiều sắc thái văn hóa, tính tầng bậc tôn ti. Trong tiếng Việt, các từ biểu hiện tương đương với đại từ nhân xưng trong tiếng Anh và tiếng Đức không chỉ là đại từ nhân xưng mà còn là các danh từ xưng hô. Các danh từ này còn được dùng nhiều hơn, phổ biến hơn các đại từ nhân xưng đích thực. Các từ xưng hô phản ánh trực tiếp các mối quan hệ gia đình thân thuộc và tính chất quan hệ xã hội, phản ánh trình độ nhận thức, thái độ tình cảm của người nói với người nghe. Chính vì vậy các từ xưng hô rất đậm sắc thái biểu cảm. Trong hoạt động giao tiếp, những nhân tố như nhân vật giao tiếp; mục đích, nội dung giao tiếp; tình huống giao tiếp đều ít nhiều tác động ảnh hưởng tới việc lựa chọn, sử dụng từ xưng hô.

Một phần của tài liệu Luận Văn Ngôn ngữ học, Đại từ nhân xưng, Giao tiếp, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Đức (Trang 23 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)