CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT
2.1. Thực hiện chức năng ngữ pháp: quy chiếu các ngôi nhân xƣng
2.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
2.1.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít
Như chúng tôi đã trình bày trong chương 1, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít dùng để chỉ và thay thế cho một người nói / người viết.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít trong tiếng Anh là đại từ “I”.
Đại từ này luôn được viết hoa khi ở vị trí chủ ngữ trong câu. Đặc điểm này khác với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Ich” trong tiếng Đức và “Tôi” trong tiếng Việt:
- Yesterday I met Lan and Nga in the park.
- Gestern habe ich Lan und Nga im Park getroffen.
- Hôm qua tôi gặp Lan và Nga trong công viên.
Trong tiếng Đức, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít là đại từ “ich”.
Đại từ này chỉ được viết hoa (Ich) khi nó đứng đầu câu.
Trong tiếng Việt, các từ xưng hô tương đương với “I” và “ich” bao gồm “tôi”, “tao”, “ta”, “mình”… Tuy nhiên, việc lựa chọn các từ xưng hô đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các đại từ “tôi”, “tao” được những thành viên có vị trí cao hơn trong gia đình sử dụng. “Tao” được sử dụng nhiều hơn
“tôi”, vì trong phạm vi gia đình, “tôi” mang tính chất xa cách và không thân thiện. Trước đây, đại từ “ta” cũng được sử dụng để xưng hô trong gia đình, đặc biệt là các gia đình quý tộc. Nay cách sử dụng đó không còn nữa. Trong phạm vi gia đình, các thành viên xưng hô với nhau chủ yếu bằng các danh từ
đình, tuổi của các thành viên, thành viên tham gia giao tiếp là nam hay nữ…
Ví dụ, một người khi ở nhà sẽ là chồng (trong quan hệ với vợ), là cha (trong quan hệ với con cái). Song với cha mẹ mình thì lại là con, với ông bà nội ngoại lại là cháu, với bố mẹ vợ lại là con rể.
Khi mối quan hệ giữa những người giao tiếp không rõ ràng hoặc tình huống giao tiếp là trung tính, từ biểu đạt tương đương với đại từ nhân xưng
“I” và “ich” trong tiếng Việt là “tôi”. Đại từ “tôi” mang tính chất trung lập và lịch sự.
Ngoài ra, “I” hay “ich” có thể được biểu đạt bằng các đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng Việt như “ta, “tao”. Cả hai đại từ này đều thể hiện tính
“tự cao” của người nói khi tham gia giao tiếp, tuy nhiên vẫn có một vài khác biệt nho nhỏ giữa cách sử dụng của hai đại từ này. “Ta” trong thời kỳ trước đây là từ xưng hô của những người thuộc tầng lớp trên, qua đó thể hiện vị trí của họ trong xã hội, ví dụ:
“Lạ thật! Kinh đô của ta ở đây cả ba đời, có bao giờ dòng suối đục ngầu đâu, chắc hẳn có những buôn làng mới dựng ở phía trên ngọn nước đã làm vẩn đục dòng suối của ta. Ta phải cho lính đi theo dòng suối triệt hạ ngay buôn làng mới, và bắt tên chủ làng về đây hỏi tội.” (Bảo Tiên, 2013: 74)
“Tao” lại không được sử dụng trong tình huống trên. “Tao” mang tính chất không trang trọng, do vậy đại từ này chỉ được sử dụng giữa những người đã quen biết nhau khá rõ. Ngoài trường hợp đó ra, “tao” lại mang ý nghĩa khác, đó là không lịch sự hay đe dọa:
“Da họtt ich Lust, mich schmutzig zu machen,” (Grimms Mọrchen, Frau Holle)
“Tao mà lại có hứng làm việc ấy ư, làm cho bẩn người ra à!” (Bản
Ngoài các đại từ nhân xưng đích thực đã phân tích ở trên, từ xưng hô tương đương với “I” và “ich” còn bao gồm một loạt các danh từ thân tộc trong tiếng Việt.
Trong tiếng Anh và tiếng Đức, khi người con xưng hô với cha mẹ mình, họ vẫn chỉ sử dụng đại từ nhân xưng “I” hay “ich”. Còn trong tiếng Việt, từ xưng hô được sử dụng phổ biến nhất là “con”, có trường hợp sử dụng là “em”. Ví dụ:
- Mẹ ơi, cuối tuần này con về mẹ nhé!
- Mợ để em chở mợ sang nhà cậu chơi nhé!
Trường hợp xưng hô ngoài xã hội, khi những người là bạn bè hay có quan hệ thân thiết xưng hô với nhau, họ có thể dựa vào tuổi tác và mối quan hệ để lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu người nói và người nghe bằng tuổi nhau, người nói có thể xưng là “tớ / mình / đây / đằng này”, nếu người nói ít tuổi hơn người nghe, người nói có thể xưng là “em”, còn khi người nói nhiều tuổi hơn người nghe thì có thể xưng là “anh / chị”.
Tuy nhiên, nếu xét về mối quan hệ thân thiết trong gia đình, đặc biệt là trong gia đình người Việt, người nghe có khi chỉ bằng tuổi con của người nói, nhưng có khi người nói lại phải gọi người nghe bằng “chú” và xưng bằng
“cháu”, thậm chí gọi “bác/ông” xưng “cháu”. Đây là nét văn hoá đặc biệt trong giao tiếp của gia đình Việt Nam.
2.1.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều
Khi có nhiều người cùng tham gia giao tiếp hay người nói muốn đại diện cho một tập thể, người nói sẽ sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều. Các đại từ này dùng để chỉ một nhóm người nói/ người viết.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều trong tiếng Anh là đại từ “we”.
Trong thời kỳ trước đây, “we” chủ yếu được sử dụng bởi những người thuộc tầng lớp cao quý như vua, hoàng hậu, những người đứng đầu bộ tộc…
để xưng hô trong những dịp trang trọng.
“We” cũng được các phóng viên, tác giả của các bài viết sử dụng để thể hiện quan điểm của nhóm tác giả trên các tờ báo, tạp chí, website.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều trong tiếng Đức là đại từ
“wir”, dùng để chỉ một nhóm người nói/ người viết.
Thông thường, từ biểu đạt tương đương của “we” và “wir” trong tiếng Việt là “chúng tôi”, “chúng ta”. Tuy vậy, cách sử dụng của các đại từ này cũng có điểm khác nhau:
“Chúng tôi” là để chỉ người nói ngôi thứ nhất số nhiều và không bao gồm người nghe:
- We come from Stuttgart.
- Wir kommen aus Stuttgart.
- Chúng tôi đến từ thành phố Stuttgart.
“Chúng ta” để chỉ chính bản thân người nói và cả người nghe:
“Wie es aber draussen war, sprachen die drei Mọnnerchen untereinander: „Was sollen wir ihm schenken, weil es so artig und gut ist und sein Brot mit uns geteilt hat?‟ (Grimms Mọrchen, Die drei Mannlein im Walde)
“Khi cô đang quét tuyết ở sau nhà, ba người lùn nói chuyện với nhau:
„Cô ấy hiền lành và tốt bụng quá, chia bánh cho chúng ta ăn, giờ chúng ta
Trong tiếng Việt, những người trẻ tuổi hay những người có quan hệ thân thiết thường sử dụng những cụm từ như “chúng mình”, “bọn mình”,
“chúng tao”. Riêng từ “chúng tao”, nếu những người tham gia giao tiếp có mối quan hệ thân thiết thì từ này mang nghĩa tốt, ngoài trường hợp như vậy, nó mang nghĩa khiêu khích và không lịch sự.
Trong các tài liệu văn học cổ tiếng Đức, đại từ “wir” còn được giới quý tộc như vua chúa dùng để xưng hô, thể hiện uy quyền của mình. Với cách sử dụng này, trong tiếng Việt có hai đại từ nhân xưng tương ứng là “ta” và
“trẫm”.
“Trẫm” trước đây chỉ được nhà vua sử dụng. Từ này hiện nay đã là từ cổ và không được sử dụng nữa. Chúng tôi xin dẫn ra dưới đây một ví dụ về từ
“trẫm” được dùng trong tác phẩm văn học:
“Trẫm rất cảm ơn nhà ngươi đã giúp trẫm trong việc xây dựng lớn này.
Trẫm cho nhà ngươi hòm ngọc này để thưởng công. Thế nhưng, tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở dưới này, ngươi không được nói cho bất kỳ một ai biết.” (Nguyễn Thị Huế, 2014: 291)
“Ta” vừa có ý nghĩa chỉ cho một số người chung chung, ví dụ: “Nhìn vào biểu đồ này ta sẽ thấy…” Ngoài ra, khi người nói sử dụng đại từ nhân xưng “ta” là đã thể hiện sự “tự cao” của mình.
Trong khoa học, “wir” được sử dụng để chỉ một nhóm tác giả cùng phát minh, sáng tạo hay nhận xét về một vấn đề nào đó:
Schweinegrippe, Vogelgrippe, Ebola und jetzt Marburg. Jeden Tag gibt es neue Nachrichten ỹber gefọhrliche Viren. Aber wie schlimm sind sie wirklich? Wir haben eine Top-10 der gemeinsten Viren zusammengestellt.
(nguồn: DW, 12.10.14, 14h30)
(Cúm lợn, cúm gà, Ebola và giờ là Marburg. Mỗi ngày lại có những tin tức mới về những loại vi rút nguy hiểm. Nhưng chúng thật sự nguy hiểm đến mức nào? Chúng tôi thống kê ra đây 10 loại vi rút nguy hiểm nhất trên thế giới.) (Phần tự dịch của tác giả luận văn)
Trong tiếng Việt, các từ tương đương được sử dụng là “chúng tôi”, “tác giả”:
“Với hướng tiếp cận này, qua những nguồn ngữ liệu cụ thể, chúng tôi sẽ khảo sát những biểu hiện và diễn biến cụ thể của từ vựng từ thời tiếng Việt cổ cho đến tiếng Việt ngày nay.” (Vũ Đức Nghiệu, 2011: 8)
Có thể thấy, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số nhiều trong tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt đều dùng để đại diện hoặc thay thế cho một nhóm người nói/ người viết . Tuy nhiên điểm khác biệt với đại từ nhân xưng trong tiếng Việt là trong tiếng Anh và tiếng Đức các đại từ “we” và “wir” trước đây từng dùng để chỉ riêng và thay thế cho các tầng lớp quy tộc như vua, chúa.
Trong tiếng Việt, các từ xưng hô tương đương với “we” và “wir” như “chúng tôi”, “chúng tao”, “chúng ta”… được sử dụng tùy vào những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau (lịch sự, trang trọng/ suồng sã; bao gồm người nói/ không bao gồm người nói…).