CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT
2.1. Thực hiện chức năng ngữ pháp: quy chiếu các ngôi nhân xƣng
2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai
2.1.2.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít trong tiếng Anh là đại từ “you”.
Trong thời kỳ trung đại và cận đại, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít là đại từ “thou”. Đại từ này thể hiện sự thân mật, suồng sã. Ngược lại, đại từ
“you” (số nhiều) lại là dạng thức lịch sự và trang trọng.
Ngôn ngữ thay đổi theo sự phát triển của kinh tế và xã hội. “You”
thành đại từ chuẩn mực thể hiện ngôi thứ hai trong giao tiếp, cả số ít và số nhiều. Đại từ này nhanh chóng được sử dụng bởi các tầng lớp trong xã hội và các nhóm ngôn ngữ. (Ronald Carter và John Mc Rae, 2001)
“You” là dạng thức duy nhất để thể hiện ngôi thứ hai số ít, không phân biệt người đang ở ngôi thứ hai đó là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, mối quan hệ với người nói như thế nào.
Trong tiếng Đức, ngôi thứ hai số ít gồm có hai đại từ nhân xưng là
“du” và “Sie”.
Đại từ nhân xưng “du” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít, trước hết được sử dụng trong phạm vi gia đình và những người thân thiết. Các thành viên trong gia đình có thể gọi người đang giao tiếp với mình là “du” mà không có sự phân biệt về tuổi tác hay thứ bậc của người nói/ người nghe.
Ngược lại, trong tiếng Việt, không có đại từ nhân xưng nào được sử dụng chung để chỉ người đang giao tiếp với mình. Với trường hợp này, người Việt sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ thân tộc để giao tiếp.
Để sử dụng đúng những từ ngữ xưng hô này, người ta phải đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, nếu không sẽ dẫn đến trường hợp hiểu lầm.
Trong tiếng Đức, đại từ nhân xưng “du” được sử dụng rộng rãi trong phạm vi giao tiếp của những người trẻ tuổi và bạn bè. Với trường hợp này, các từ biểu đạt tương đương trong tiếng Việt có thể là “cậu”, “ấy”, “bạn”,
“anh”, “em”, “đằng ấy”, “mày”… Riêng từ “mày” sẽ mang nghĩa thân mật, suồng sã khi sử dụng giữa những người bạn, những người có quan hệ thân thiết. Ngoài ra, “mày” có thể mang nghĩa thù hằn và khiêu khích:
“Es weinte, lief zur Stiefmutter und erzọhlte ihr das Unglỹck. Sie schalt es aber so heftig und war so unbarmherzig, dass sie sprach: “Hast du die Spule hinunterfallen lassen, so hol sie auch wieder herauf. (Grimms Mọrchen, Frau Holle)
Cô khóc lóc chạy về kể chuyện không may ấy cho dì ghẻ nghe. Dì ghẻ mắng cô thậm tệ, rồi nhẫn tâm bảo cô: “Mày đánh rơi ống sợi xuống đó thì mày phải xuống đó mà mò nó lên!” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Bà chúa tuyết)
Không chỉ bạn bè hay những người thân quen sử dụng đại từ nhân xưng
“du” khi giao tiếp, mà cả những người yêu nhau cũng xưng hô với nhau bằng
“du”. Trong tiếng Việt, khi người con trai nói chuyện với người con gái, họ có thể xưng hô với nhau bằng cặp từ “anh - em”. Và việc xưng anh / em trong trường hợp này không phụ thuộc vào việc ai nhiều / ít tuổi hơn ai:
Đào đã đứng tựa người vào cột bương, cả thân người trên bị mái gianh che tối, tiếng nói dịu đi như một hơi thở: “Anh Huân ạ, em muốn tâm sự với anh một câu chuyện.” (Nguyễn Khải, 2000: 137)
Hai nhân vật trong đoạn trích này là Đào và Huân. Mặc dù Đào nhiều tuổi hơn Huân, nhưng chị vẫn gọi Huân bằng “anh” và xưng mình là “em”.
Đại từ “Sie” – Dạng thức lịch sự
Nếu như trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng “you” là đại từ nhân xưng duy nhất được sử dụng là ngôi thứ hai số ít trong giao tiếp cho dù là thân thiện hay lịch sự thì trong tiếng Đức còn có một đại từ được dùng riêng để thể hiện sự trang trọng và lịch sự của người nói khi gọi người đang giao tiếp với mình, đó là đại từ nhân xưng “Sie”.
- Kommen Sie aus Deutschland? (Có phải anh đến từ nước Đức không ạ?)
Đại từ nhân xưng “Sie” cũng được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là với người lớn tuổi hơn hoặc giữa hai người chưa từng quen biết. Trong trường hợp này, từ biểu đạt tương đương trong tiếng Việt thường là “anh” hay “chị”. Người Việt khi tham gia giao tiếp, nếu không biết chắc người đang nói chuyện với mình nhiều hơn hay ít hơn tuổi của mình thì thường lịch sự gọi người đó bằng “anh” hoặc “chị”.
Ich mửchte ein Geschenk fỹr meine Mutter kaufen. Kửnnen Sie mich dieses Kleid sehen lassen? (Tôi muốn mua tặng cho mẹ tôi một món quà. Chị có thể lấy cho tôi xem chiếc váy kia được không?)
Khi cần xưng hô trang trọng thì các từ xưng hô như “ông”, “bà”, “ngài”
sẽ được sử dụng.
DW (Kênh truyền hình và phát thanh Đức): Frau Ministerin, Sie sind promovierte Mathematikerin. Was begeistert Sie so an der Mathematik?
(Thưa bà Bộ trưởng, là một tiến sỹ toán học, bà có thể chia sẻ cảm hứng khi học môn toán được không ạ?)
(Trích bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đức Johanna Wanka, DW – 12.10.2014, 15h00)
2.1.2.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều
Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, dạng số nhiều vẫn được viết là “you”.
Như vậy, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít và số nhiều giống nhau về mặt hình thức. Để tránh nhầm lẫn, một số phương ngữ đã khắc phục hiện tượng này như sau: Ở vùng Nam Mỹ, để chỉ “you” với nghĩa số nhiều, người ta dùng từ “y‟all” và “you‟uns”. Ở vương quốc cổ đại East Anglia có thấy
“you together”. Tại vùng Bắc Mỹ, Scotland, Ireland, Newzealand và Úc là từ
“youse”. Trong tiếng Anh Anh (British English) người ta còn thấy xuất hiện
“you lot” và trong tiếng Anh Mỹ (American English) là “you guys”.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều trong tiếng Đức gồm hai đại từ là “ihr” và “Sie”.
Về đại từ “ihr” trong tiếng Đức:
Trong các tư liệu tiếng Đức cổ, đại từ nhân xưng “du” không được miêu tả về mặt ngữ nghĩa. “Du” chỉ đơn giản là đại từ nhân xưng cổ nhất và duy nhất dùng để chỉ ngôi thứ hai khi tham gia giao tiếp. Từ thế kỷ thứ XI cho đến thế kỷ XV, trong hệ thống từ xưng hô của tiếng Đức có thấy xuất hiện hai đại từ “du” và “ihr”. Đây là hai đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ hai, trong đó
“ihr” mang nghĩa lịch sự hơn. “Ihr” cũng được dùng để chỉ ngôi thứ hai số ít và để gọi người đang giao tiếp với mình một cách trang trọng:
Der Bauer lọchelte und sagte: “Ihr seid ein Graf oder Fỹrst oder gar ein Herzog, vornehme Herren aber manchmal solch ein Gelüsten; Euer Wunsch soll aber erfỹllt werden.” (Grimms Mọrchen, Der Meisterdieb)
Bác nông dân mỉm cười nói: “Xem ra ngài là một bá tước hoặc hầu tước, thậm chí có thể là một công tước. Những người quý phái như các ngài đôi khi lại nổi hứng thế đấy. Được thôi, nguyện vọng của ngài sẽ được đáp ứng!” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Vua trộm).
Hiện nay, “ihr” được dùng với nghĩa là đại từ nhân xưng dạng số nhiều của “du”. Tương đương với đại từ này trong tiếng Việt có thể tìm thấy các từ xưng hô “các bạn”, “các cậu”, “chúng mày”, “chúng bay”:
- Geht ihr in die Bibliothek?
- Các cậu đi thư viện đấy à?
Trong tiếng Đức, để gọi những người đang giao tiếp với mình một cách lịch sự, người ta sử dụng đại từ “Sie” (luôn viết hoa và mang nghĩa số nhiều).
Đại từ này có hình thức giống hệt đại từ “Sie” (dạng thức lịch sự của ngôi thứ hai số ít). “Sie” được sử dụng với những người nghe mà người nói mới gặp lần đầu tiên, những người mà có mối quan hệ không thân thiết, hoặc với những người nhiều tuổi hơn người nói.
Những từ xưng hô tương đương với “you” (số nhiều) và “Sie” (số nhiều) trong tiếng Việt có thể tìm thấy là “các ông”, “các bà”, “ các anh”,
“các chị”…
- Sind Sie hier schon lange? Entschuldigung, ich habe ein bisschen spọt gekommen!
- Các anh đến đây lâu chưa? Xin lỗi tôi đến muộn một chút!