Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu Luận Văn Ngôn ngữ học, Đại từ nhân xưng, Giao tiếp, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Đức (Trang 42 - 50)

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT

2.1. Thực hiện chức năng ngữ pháp: quy chiếu các ngôi nhân xƣng

2.1.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba

Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba dùng để gọi người được nhắc đến trong cuộc hội thoại.

2.1.3.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít

Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít gồm có 3 đại từ là “he”, “she”, và “it”.

“He” được sử dụng khi nói về một người thuộc phái nam và “she”

được sử dụng khi nói về một người thuộc phái nữ:

- This is Jack. He‟s my brother.

- This is Angela. She‟s my sister.

Trong trường hợp người nói không chắc chắn người mình đang nhắc đến là nam hay nữ, người nói sẽ sử dụng đại từ nhân xưng “they” để thay thế

- You could go to a doctor. They might help you.

Đại từ nhân xưng “it” trong tiếng Anh được dùng để thay thế cho một đồ vật, con vật hay sự việc được nhắc đến.

- That is my computer. It is almost 5 years old.

Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ về cách sử dụng đại từ nhân xưng này. Đôi khi người nói sẽ gọi một con vật là “he” hoặc “she”, đặc biệt nếu con vật đó là vật nuôi trong nhà, có tính cách thông minh, tình cảm. Tàu (ships) hay một vài phương tiện bằng đường thủy (vessels) hoặc đường bộ khác, thậm chí cả một số danh từ riêng là tên của các quốc gia cũng thường được cho là thuộc giống cái và được nhắc đến trang trọng với đại từ “she”:

- This is our dog Rusty. He’s an Alsatian.(Đây là con chó Rusty của tôi. Nó là giống chó chăn cừu Đức)

- The Titanic was a great ship but she sank on her first voyage.

(Titanic là một con tàu vĩ đại nhưng nó đã bị chìm trong chuyến đi đầu tiên.) - How’s your new car? Terrific, she’s running beautifully. (Chiếc xe mới của anh thế nào? Tuyệt, nó chạy thích lắm.)

- England is an island country and she is governed by a monarch.

(Anh là một quốc đảo và được cai trị bởi hoàng đế.)

Trong tiếng Anh, “it” cũng thường được dùng để giới thiệu một nhận xét:

- It is nice to have a holiday sometimes. (Thỉnh thoảng có một kỳ nghỉ cũng thật thú vị.)

- It is important to dress well. (Mặc đẹp rất quan trọng.)

- It‟s difficult to find a job. (Thật khó để tìm được một việc làm.) - Is it normal to see them together? (Họ có thường hay đi cùng nhau không?)

Đây là các trường hợp mà it không có quy chiếu, vô nhân xưng, là một chủ ngữ giả (trống nghĩa – empty/dummy subject, expletive). Expletive it được dùng khá nhiều trong các văn bản khoa học và các cấu trúc vô nhân xưng hoặc bị động (khi tác thể thực hiện hành động khiếm diện hoặc không rõ ràng).

Người Anh cũng thường sử dụng “it” để nói về thời tiết, nhiệt độ, thời gian và khoảng cách:

- It‟s raining. (Trời đang mưa.)

- It will probably be hot tomorrow. (Ngày mai có thể trời sẽ nóng.) - Is it nine o‟clock yet? (Đã đến 9 giờ chưa?)

- It‟s 50 miles from here to Cambridge. (Từ đây đến Cambridge khoảng 50 dặm.)

Trong tiếng Đức có 3 đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít là: er, sie, es.

Về đại từ “er” trong tiếng Đức:

Trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XVIII, đại từ nhân xưng “Er” (viết hoa) được sử dụng như đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, qua đó thể hiện sự tôn trọng và lịch sự của người nói đối với người nghe.

Trong trường hợp này, “Sie” không được sử dụng. Đại từ “Sie” và “Er” phân biệt nhau bởi mức độ thể hiện sự trang trọng và lịch sự. “Sie” được sử dụng với mức tôn trọng và lịch sự cao hơn “Er” và thường được các thành viên trong gia đình quý tộc sử dụng.

Trong tiếng Việt thì không có hai cách sử dụng như vậy. Người Việt chủ yếu sử dụng các từ xưng hô thân tộc trong giao tiếp và đại từ nhân xưng ngôi thứ ba thì sẽ không được thay thế bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai.

Do vậy, nếu tìm từ biểu đạt tương đương trong tiếng Việt thì có thể chỉ tìm thấy danh từ thân tộc mà thôi.

Trong tiếng Đức, “er” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít và thay thế cho danh từ giống đực. Các từ biểu đạt tương đương của “er” trong tiếng Việt mang tâm trạng và cảm nghĩ của người nói. Đó có thể là sự tôn kính, trang trọng, tình yêu, sự hờ hững hay sự ghét bỏ.

Từ “chàng” được sử dụng rất nhiều trong các cuộc hội thoại giữa hai người yêu nhau, nhưng cách sử dụng này cũng đã rất cũ và thường thấy từ này xuất hiện trong các tác phẩm văn học nhiều hơn.

Khi tìm từ biểu đạt tương đương với đại từ “er” trong tiếng Việt, có thể thấy rất nhiều từ được sử dụng với các mục đích khác nhau.

Trong các tình huống trang trọng, khi cần thể hiện sự tôn kính đối với người thuộc ngôi giao tiếp thứ ba, người Việt sẽ dùng từ “ông”,

“ngài” hay “anh”.

Trong giao tiếp hàng ngày còn có các cách biểu đạt khác. Đối với người lớn tuổi, các từ như ông, bác, chú (ấy), lão có thể được sử dụng. Người nói lựa chọn từ nào là phụ thuộc vào tuổi của người được nói đến và mối quan hệ của người nói với người thuộc ngôi thứ ba số ít đó. Đối với những người bằng tuổi nhau cũng như những người trẻ tuổi thì có thể tìm thấy các cách xưng hô khác. Thuộc nhóm này là các từ như anh, anh ấy, cậu ta, cậu ấy, chị ấy, thằng (+ tên), nó. Riêng hai cách xưng hô cuối cùng là thằng (+ tên) thì chỉ được dùng phổ biến khi gọi trẻ con hoặc những người rất thân thiết, nếu không sẽ là không lịch sự.

Ngoài ra, trong tiếng Việt, khi nói về một người mà mình không có cảm tình, người nói sẽ dùng từ hắn, gã.

Dem Wirte aber liessen seine Gedanken keine Ruhe, es fiel ihm ein, dass in seiner Rumpelkammer ein altes Tischchen stọnde, das geradeso

Wỹnschtischchen. (Grimms Mọrchen, Tischchen deck dich Goldesel und Knüppel aus dem Sack).

Chủ quán trằn trọc mãi không sao ngủ được. Hắn chợt nhớ rằng trong kho chứa đồ cũ của hắn có một cái bàn cũ giống hệt như cái bàn của chú thợ mộc. Hắn liền rón rén đi lấy cái bàn đó rồi đánh tráo lấy chiếc bàn thần kia (Bản dịch của Hữu Ngọc, Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi)

Về đại từ “sie”:

Trong tiếng Đức, “sie” thay thế cho một danh từ giống cái.

Trong các tình huống mà mối quan hệ giữa người nói và người được nhắc đến cũng như cảm xúc của người nói không rõ ràng, thì đại từ nhân xưng

“sie” được dịch một cách chung chung là (đối với người trẻ tuổi), cô, cô ấy, chị ấy, bà ấy…

- Hast du Lan getroffen? Gestern ist sie hier zweimal gewesen, um dich zu sehen.

- Cậu đã gặp Lan chưa? Hôm qua cô ấy đến đây hai lần để gặp cậu.

“Sie” cũng có thể được dịch là “chị”, không chỉ trong các tác phẩm văn học, mà ngay cả trong giao tiếp hữu lời và phi lời.

Trong tiếng Việt, có một số đại từ nhân xưng tương đương với “sie”

nhưng được dùng với nghĩa xấu khi nói về một ai đó: cô ta, bà ta, chị ta, mụ, ả…

“Brüderchen nahm sein Schwesterchen an der Hand und sprach: “Seit die Mutter tot ist, haben wir keine gute Stunde mehr. Die Stiefmutter schlọgt uns alle Tage, und wenn wir zu ihr kommen, stửsst sie uns mit den Fỹssen fort. Die harten Brotkrusten, die übrig bleiben sind unsere Speise, und dem

Hündlein unter dem Tisch geht‟s besser, dem wirft sie doch manchmal einen guten Bissen zu. (Grimms Mọrchen, Brỹderchen und Schwesterchen)

Anh cầm tay em gái dắt đi và thủ thỉ: “Từ ngày mẹ mất, anh em mình không có lúc nào được vui sướng. Ngày nào mẹ ghẻ cũng đánh đập. Hễ đến gặp bà ta cầu xin cái gì đó thì bà ta thượng cẳng chân hạ cẳng tay đuổi đi. Ăn thì chỉ có mấy miếng bánh mỳ đầu thừa đuôi thẹo đã khô cứng. Con chó con nằm dưới gầm bàn còn sướng hơn anh em mình, thỉnh thoảng còn được mẹ ghẻ vứt cho vài miếng ngon.” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Anh trai và em gái)

So sánh các từ này trong nhóm thì các từ mụ, ả có ý nghĩa xấu hơn các từ cô ta, bà ta, chị ta. Khi sử dụng các từ mụ, ả để nói về một người khác, người Việt đã thể hiện rõ ý nghĩ xấu về người đó:

Da erchrak sie, denn sie wusste, dass der Spiegel keine Unwahrheit sprach, und merkte, dass der Jọger sie betrogen hatte und Schneewittchen noch am Leben war. Und da sann und sann sie aufs neue, wie sie es umbringen wollte; denn so lange sie nicht die schửnste war im ganzen Land, liess ihr der Neid keine Ruhe. (Grimms Mọrchen, Schneewitchen)

Mụ giật mình vì biết rằng gương không bao giờ nói sai, người đi săn đã lừa mụ và Bạch Tuyết còn sống. Mụ lại nghĩ cách hại Bạch Tuyết. Mụ đứng ngồi không yên vì thấy mình chưa đẹp nhất nước. (Bản dịch của Hữu Ngọc, Nàng Bạch Tuyết)

Về đại từ nhân xưng “es” trong tiếng Đức:

“Es” là đại từ nhân xưng thay thế cho danh từ giống trung. “Es” tuy tương đương với đại từ “it” trong tiếng Anh nhưng phải được sử dụng đúng trong trường hợp thay thế cho một danh từ trung tính, cho dù danh từ đó có là danh từ chỉ đồ vật, khái niệm hay con người.

2.1.3.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều

Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều dùng để thay thế cho danh từ số nhiều được nhắc đến trong cuộc hội thoại.

Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều là đại từ “they”.

- Do you hear anything about Hƣng and Thuỷ? (Bạn có tin tức gì về Hưng và Thủy không?)

- Yeah, they are going to get married next month! (Có, tháng tới họ làm đám cưới đấy!)

Từ “they” đã được dùng thay thế cho “Hưng and Thuỷ” ở câu trên. Câu trả lời này nếu được viết đầy đủ phải là “Yeah, Hưng and Thuỷ are going to get married next month!” Để tránh lặp lại, “they” đã được dùng để thay thế.

Trong tiếng Đức, ngôi thứ ba số nhiều “sie” dùng chung cho cả giống cái, giống đực và giống trung. Đặc điểm này giống với cách sử dụng của đại từ “they” của tiếng Anh.

Đại từ nhân xưng “sie” không chỉ được dùng trong phạm vi gia đình, mà còn được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Với mỗi tình huống khác nhau thì đại từ này lại được biểu đạt bằng những từ xưng hô khác nhau trong tiếng Việt.

Trong ví dụ sau đây, “sie” có thể được dịch là “họ” trong tiếng Việt:

- Maja und Gottfried Matter wohnen in Brienz. Sie sind Landwirte und arbeiten zusammen.

- Maja và Gottfried Matter sống ở Brienz. Họ là nông dân và làm việc cùng nhau.

“Họ” rất ít khi được sử dụng để nói về người trong gia đình. Ví dụ sau

- Plửtzlich hửrte ich Papa und Mama im Wohnzimmer reden. Sie waren laut. Sie stritten.

Nếu lựa chọn từ biểu đạt tương đương với “sie” ở đây là “họ” thì cách dịch này sẽ rất xa cách và không thể hiện được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp này, khi dịch “sie” là “họ”, người đọc sẽ cảm nhận là không có mối quan hệ nào thân thiết giữa người nói với những người được nói đến trong câu.

Đột nhiên tôi nghe tiếng bố mẹ trong phòng khách. Họ đang cãi nhau.

Thay vì sử dụng từ chỉ ngôi thứ ba nói chung là “họ”, người Việt trong tình huống này sẽ dịch trực tiếp là “bố mẹ”:

Đột nhiên tôi nghe tiếng bố mẹ trong phòng khách. Bố mẹ đang cãi nhau.

Trong các cuộc hội thoại giữa các bạn trẻ với nhau, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều thường được dùng khá thân thiện và thoải mái, như chúng nó, bọn nó. Các từ biểu đạt tương đương này chỉ được sử dụng giữa những người có mối quan hệ thân thiết, khi những người đang được nói đến bằng tuổi hoặc ít tuổi hơn người nói, nếu không nó sẽ mang nghĩa xấu và không lịch sự.

Đại từ nhân xưng “chúng” cũng được dùng trong giao tiếp nếu những người được chỉ định trẻ tuổi hơn hoặc có vị trí xã hội thấp hơn người nói. Đặc biệt, “chúng” được dùng khi nói về trẻ con:

Ví dụ:

- Die Kinder spielen gerade im Park. Sie sind sehr frửhlich.

- Bọn trẻ đang chơi trong công viên. Chúng rất vui.

Trong tiếng Anh, khi lựa chọn đại từ nhân xưng để giao tiếp, người

nhiều, chú ý đến ngôi giao tiếp (là ngôi thứ nhất, thứ hai hay ngôi thứ ba), xem xét người đó là nam hay nữ và cuối cùng là xem danh từ cần thay thế đó đóng vai trò làm chủ ngữ, tân ngữ hay cụm danh từ sở hữu trong câu.

Một phần của tài liệu Luận Văn Ngôn ngữ học, Đại từ nhân xưng, Giao tiếp, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Đức (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)