Đại từ nhân xưng trong tác phẩm “The wild swans” (thuộc bộ “Andersen’s

Một phần của tài liệu Luận Văn Ngôn ngữ học, Đại từ nhân xưng, Giao tiếp, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Đức (Trang 72 - 81)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT QUA MỘT SỐ BẢN DỊCH TIÊU BIỂU

3.2. Phân tích cách chuyển dịch đại từ nhân xƣng trong tác phẩm tiếng Anh và tiếng Đức sang tiếng Việt

3.2.2. Đại từ nhân xưng trong tác phẩm “The wild swans” (thuộc bộ “Andersen’s

“Andersen’s Fairy Tales”) và bản dịch sang tiếng Việt của các dịch giả Nguyễn Văn Hải và Vũ Minh Toàn

Hans Christian Andersen là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.

Truyện cổ Andersen mang nhiều âm hưởng tuổi thơ, trong sáng, mang đậm tính chất thần kỳ và mang lại cho thiếu nhi cái nhìn của cuộc sống thông qua những câu chuyện cổ tích. Những tác phẩm trong tập truyện này đã từng được dịch ra 90 thứ tiếng và xuất bản gần 500 lần, đó là những cuốn sách bán chạy nhất hành tinh (theo Wikipedia). Đây là những câu chuyện không chỉ được độc giả trên cả thế giới biết đến mà cho đến tận bây giờ nó vẫn còn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc cho dù nhiều thế hệ đã đi qua.

“The wild swans” là một câu chuyện nhỏ trong tuyển tập “Truyện cổ Andersen” của nhà văn Hans Christian Andersen.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về đại từ nhân xưng trong tác phẩm tiếng Anh và bản dịch sang tiếng Việt với những số liệu thống kê như sau:

Tổng số lần xuất hiện của đại từ nhân xưng trong tác phẩm nguyên gốc tiếng Anh là 482 lần.

Qua thống kê, chúng tôi thấy có 17 đại từ nhân xưng trong tác phẩm tiếng Anh (bao gồm cả đại từ làm chủ ngữ và đại từ làm tân ngữ). Trong bản dịch tiếng Việt, các đầu mục từ xưng hô tương ứng được lựa chọn có tổng số là 20 từ. Như vậy, về số lượng đại từ nhân xưng thì, gần như là hễ cứ có đại từ nhân xưng nào trong tác phẩm tiếng Anh thì dịch giả đã tìm được từ xưng hô tương đương.

Về cách dịch các đại từ nhân xưng tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng tôi xin thống kê theo ngôi và trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 4: Đại từ nhân xƣng trong “The wild swans” và cách chuyển dịch sang tiếng Việt

Đại từ nhân xƣng trong truyện “The wild swans”

Cách chuyển dịch sang tiếng Việt

Ngôi thứ nhất I (11), me (6) tôi (2), ta (9), em (1) we (26), us (2) các anh (28)

Ngôi thứ hai you (28) em (8), con (14), nàng (3) you (số nhiều) (2) chúng mày (1), các bạn (1) Ngôi thứ ba he (29), him (4) cậu (1), ngài (11), lão

(8), Người (2)

she (180), her (54) nó (8), nàng (162), cô (4), cô ta (1), mụ (11), bà (2), bà ta (1)

it (12)

they (61), them (16) chúng (3), các anh (3), người ta (3)

Đối với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít “I” (me), trong bản dịch tiếng Việt, từ xưng hô tương đương với đại từ này có 03 từ: ta, tôi, em.

Bà lão mang giỏ mận mà Li-dơ gặp trên đường xưng là “ta” khi nói chuyện với nàng: “but yesterday I saw eleven swans…” (nhưng hôm qua ta trông thấy mười một con thiên nga.)

Li-dơ cũng tự xưng là “ta” khi đứng trước mặt biển: “I will be just as untiring.” (Ta cũng muốn không bao giờ mệt mỏi.)

Khi Li-dơ tưởng tượng ra lời biển cả nói, biển cũng xưng là “ta”: “I can look back too.” (Ta sắp bực mình đây.)

Nhà vua khi lần đầu tiên gặp Li-dơ ở hang đá cũng xưng là “ta”:

“Come with me!” (Nàng hãy đi theo ta.)

Trong thời kỳ trước đây, đại từ nhân xưng “ta” thường được vua chúa hay tầng lớp quý tộc sử dụng. Những cặp đại từ thường thấy xuất hiện trong văn học cổ là “ta – ngươi”, “ta – mi” và nếu là các bà tiên hay ông Bụt xưng hô với các nhân vật chính diện đang cần sự giúp đỡ thì là cặp đại từ “ta – con”.

Trường hợp đại từ nhân xưng “I” được dịch là “tôi” trong cả câu chuyện chỉ có 2 lần, “tôi” xuất hiện trong câu nói của nàng Li-dơ sau bao ngày phải chịu câm lặng. Lúc này, nàng xưng “tôi” với tất cả mọi người xung quanh: “Now I may speak! I am innocent.” (Giờ thì tôi đã nói được rồi! Tôi vô tội.)

Đại từ nhân xưng “I” chỉ được dịch là “em” khi nàng Li-dơ nói chuyện với các anh của cô:

“How can I deliver you?” (Em có thể làm cách nào để cứu các anh không?)

“Oh yes! take me with you.” (Vâng, các anh đem em đi với.)

Đối với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều “we” (us) trong bản dịch

We do not live here; there is another land, just as beautiful as this.”

(Đây không phải là nơi các anh ở, mà các anh ở bên kia biển cả, trong một xứ sở cũng đẹp như xứ sở này.)

Đối với đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít “you” (you) thì trong bản dịch chúng tôi tìm thấy 3 từ xưng hô tương ứng là em, con, nàng.

“You” được dịch là “em” trong đoạn đối thoại giữa các anh Li-dơ với Li-dơ:

“Tomorrow we must fly away, and we dare not come back for a whole year, but we can‟t leave you like this! Have you courage to go with us?”

(Ngày mai các anh phải đi và một năm nữa mới quay lại đây. Nhưng các anh không thể để em lại đây được. Em có can đảm đi theo các anh không?)

Và chúng tôi cũng thấy từ xưng hô “em” trong lời nói của nhà vua đối với hoàng hậu Li-dơ mà ngài muôn vàn yêu quý:

“Here you may dream that you are back in your former home!” (Ở như thế này em có thể tưởng tượng như đang ở chốn cũ của em.)

Đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ hai số nhiều “you” trong bản dịch tiếng Việt chỉ có một từ tương đương là “các anh”:

“If only I might dream how I could deliver you.” (Em cầu Thượng đế cho em mơ thấy phép giải thoát cho các anh!)

Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít “he” (him) có 3 từ xưng hô tương đương trong bản dịch tiếng Việt là ngài, lão, cậu:

“He” được dịch là “ngài” khi nói về nhà vua:

He stepped up to Elise: never had he seen so lovely a girl.” (Nhà vua tiến thẳng về phía nàng Li-dơ. Chưa bao giờ ngài thấy một thiếu nữ xinh đẹp như thế.)

“He” được dịch là “lão” khi nói về lão giáo chủ độc ác. Trong các

lão giáo chủ trong câu chuyện “The wild swans – Bầy thiên nga”. Khi nhà vua đem nàng Li-dơ về cung, tất cả mọi người đều yêu quý nàng, cúi rạp trước sắc đẹp của nàng thì chỉ có duy nhất lão giáo chủ nghi ngờ rằng Li-dơ không phải là người tốt. Lão nói với nhà vua là nàng là một mụ phù thủy đang làm mê hoặc tất cả mọi người. Nhưng nhà vua vẫn phong Li-dơ làm hoàng hậu. Lão giáo chủ luôn luôn rình rập nàng, chỉ chờ khi nào phát hiện ra điều gì mờ ám, lão sẽ tố giác nàng với đức vua. Trong bản dịch tiếng Việt của câu chuyện này, từ xưng hô để gọi lão giáo chủ không phải là “ông”, là “ngài” mà là “lão”.

He told the king in the confessional that he had seen and what he feared.” (Hôm sau lão kể với đức vua chuyện xảy ra đêm trước.)

Từ “lão” (lão giáo chủ) trong bản dịch tiếng Việt câu chuyện “The wild swans – Bầy thiên nga” mang nghĩa xấu, nó ám chỉ thái độ của người kể chuyện về một lão già đầy sự mưu mô xảo quyệt. Khi chuyển dịch đại từ nhân xưng “he” trong bản tiếng Anh sang đại từ “lão” của tiếng Việt, các dịch giả đã căn cứ vào kiểu loại nhân vật trong tác phẩm. Đây là nhân vật thuộc nhóm nhân vật phản diện, từ khi xuất hiện đến lúc kết thúc câu chuyện, nhân vật này chỉ làm điều ác.

Chỉ có một lần duy nhất trong bản dịch tiếng Việt, chúng tôi thấy “he”

được dịch là “cậu”. “Cậu” ở đây là cậu hoàng tử Út:

He laid his head against her bosom, and she caressed it with her fingers.”

(Cậu rúc đầu vào lòng nàng, còn nàng thì vuốt ve bộ lông thiên nga của cậu.) Có lẽ đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít “she” (her) là có nhiều cách biểu đạt tương đưong trong bản dịch tiếng Việt nhất. “She” khi thì được dịch là “cô”, khi được dịch là “nàng”, khi lại được dịch là bà, mụ, bà ta, cô ta.

“She” được dịch là “cô” trong đoạn nói về cô bé Li-dơ khi ở túp lều

“Poor little Elise stood in the peasant‟s room, praying with a green leaf, for she had no other toys.” (Cô bé Li-dơ ở lại túp lều tranh. Chẳng có trò chơi gì khác, chơi với mấy chiếc lá xanh.)

Cũng kể từ lúc này trở đi, Li-dơ luôn được gọi là “nàng”:

“Sadly she lay down to sleep, and it seemed to her as if the branches above her parted asunder, and the Saviour looked down upon her with his loving eyes, and little angel‟s heads peeped out above his head and under his arms.” (Nàng nấp vào một nơi để ngủ. Nàng mơ thấy vòm lá rẽ ra và Thượng đế chí nhân đang nhìn nàng, các tiên đồng xinh xắn đáng yêu đang bay lượn trên đầu nàng.)

Đáng chú ý nhất là trường hợp đại từ nhân xưng “she” được dịch là

“mụ” khi nói về mụ hoàng hậu độc ác. Mô týp nhân vật mụ hoàng hậu ác độc, luôn nghĩ cách làm hại những đứa con không phải là con ruột của mình rất thường thấy trong các câu chuyện cổ tích. Và khi tìm hiểu về các từ xưng hô tương đương để chỉ những bà hoàng hậu độc ác đó, chúng tôi thấy các dịch giả đều dịch là “mụ”. Từ xưng hô này thể hiện rõ thái độ của người nói / người viết về người đang được nhắc đến, làm cho câu chuyện trở nên kịch tính, sinh động, và người đọc như đang hòa mình cùng với nhân vật:

She would willingly have turned her in to a wild swan too, like her brothers, but she did not dare to do it at once, for the king wanted to see his daughter.” (Mụ muốn biến nàng thành thiên nga, nhưng mụ không dám, vì đức vua muốn gặp mặt công chúa.)

Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít “it” trong tác phẩm nguyên bản tiếng Anh không dùng để chỉ người mà để chỉ cảnh vật, sự vật. “It” được dùng như một chủ ngữ giả trong câu. Chúng tôi không tìm thấy từ xưng hô

It was still and the air was mild.” (Mọi vật im lìm, không khí êm dịu.)

It was so quiet that she heard her own footsteps…” (Cảnh vật im phăng phắc đến nỗi nàng nghe thấy cả bước chân mình đi…)

Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều “they” (them) được dịch là

“chúng” và “các anh”.

“…; as soon as the sun went down they would become men, and they would all be hurled in to the sea and drowned.” (Khi mặt trời lặn, các anh sẽ biến thành người và sẽ rơi tõm xuống biển, chết đuối mất.)

“They” (them) được dịch là “chúng” khi nói về ba con cóc của mụ hoàng hậu:

“She took three toads, kissed them, and said to the first…” (Mụ bắt ba con cóc, hôn chúng và bảo con thứ nhất…)

3.3. Tiểu kết chương 3

Thông qua khảo sát đại từ nhân xưng trong các câu chuyện thuộc tập truyện cổ Grimm và truyện cổ An-đéc-xen cũng như bản dịch các tác phẩm này sang tiếng Việt, chúng tôi rút ra được những điểm sau:

Các từ xưng hô trong tiếng Việt gồm hai nhóm cơ bản: đại từ nhân xưng chính danh và đại từ nhân xưng lâm thời. Ở cả hai hệ thống này, các đại từ nhân xưng khi được sử dụng trong những hoàn cảnh nhất định đều có thể bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe hoặc đối tượng được nói tới. Các sắc thái tình cảm đó có thể là kính trọng, đề cao – trung tính – khinh miệt, hạ thấp. Các từ xưng hô cũng thể hiện vai giao tiếp và các loại quan hệ như quan hệ đẳng cấp (trên/ dưới, chủ/ tớ, vua/ tôi…), quan hệ gia tộc (cha/ con, chú/ cháu…), quan hệ tuổi tác (già/ trẻ). Chính vì vậy, khi chuyển dịch các đại từ nhân xưng từ các ngôn ngữ phương Tây vốn khác biệt với tiếng Việt về cả mặt loại hình lẫn văn hóa giao tiếp, các dịch giả đã phải căn cứ vào những đặc điểm riêng biệt của từ xưng hô trong tiếng Việt để chuyển dịch cho phù hợp với bạn đọc người Việt Nam.

Về việc dịch đại từ nhân xưng trong tác phẩm tiếng Anh sang tiếng Việt, có thể nói, số lần xuất hiện của các đại từ nhân xưng trong tác phẩm nguyên bản tiếng Anh là khá nhiều nhưng số lượng tiểu loại của các đại từ này lại không nhiều và hình thức không biến đổi theo quá nhiều cách. Chính vì vậy, việc chuyển dịch các đại từ đó sang tiếng Việt không hề đơn giản chút nào. Để đem đến cho các em thiếu nhi Việt Nam cũng như những độc giả yêu thích truyện cổ An-đéc-xen những câu chuyện lãng mạn, lý thú, pha chất thần kỳ, các dịch giả có lẽ đã phải nghiên cứu rất kỹ nội dung câu chuyện, tính cách nhân vật cũng như bối cảnh của tác phẩm. Những từ xưng hô được các dịch giả lựa chọn theo chúng tôi đã truyền tải được ý đồ của tác giả. Việc sử

dụng từ xưng hô như vậy cũng đã phù hợp với lối hành văn trong truyện cổ tích và văn hoá sử dụng đại từ nhân xưng của nguời Việt.

Trong tác phẩm nguyên bản tiếng Đức, số lượng đại từ nhân xưng được sử dụng rất phong phú. Tuy rằng theo quy luật của ngữ pháp tiếng Đức, các đại từ này thường xuyên xuất hiện dưới hình thức biến cách nhưng quy luật này lại rất logic và rõ ràng. Về phần dịch sang tiếng Việt, dịch giả Hữu Ngọc đã nắm bắt được một cách chính xác nội dung câu chuyện, tính cách nhân vật và do đó những từ xưng hô tương đương với các đại từ nhân xưng trong tác phẩm trong bản tiếng Đức mà ông sử dụng không những rất phù hợp với hoàn cảnh của truyện mà còn đem lại cho câu chuyện sự uyển chuyển, hài hoà. Đọc truyện bằng tiếng Việt, chúng tôi vẫn thấy được rõ nét văn hoá cũng như phong tục dân gian của dân tộc Đức, đồng thời những nhân vật vẫn thật gần gũi với trẻ em Việt Nam. Có lẽ cũng chính vì vậy, bản dịch truyện cổ Grimm của Hữu Ngọc luôn được đánh giá là bản dịch hay nhất từ trước tới nay.

Một phần của tài liệu Luận Văn Ngôn ngữ học, Đại từ nhân xưng, Giao tiếp, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Đức (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)