I. Kiến thức cơ bản
2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười
Ngày 23/2/1917, cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ với cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân thủ đô. Phong trào nhanh chóng lan rộng và chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm các công sở, bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng. Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ. Chỉ trong vòng 8 ngày, trên phạm vi cả nước, quần chúng nhân dân đã vùng dậy lật đổ chế độ cũ. Các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân, binh lính được thành lập và bầu ra cơ quan lãnh đạo thống nhất để đứng ra quản lý nhà nước cách mạng. Ngay lúc ấy, giai cấp tư sản cũng ra sức vận động để nắm chính quyền. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.
Nga trở thành nước cộng hòa.
Như vậy, sau Cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế đã hoàn toàn sụp đổ, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Nga. Đồng thời, ở Nga xuất hiện một tình trạng hết sức độc đáo và phức tạp đó là hai chính quyền song
song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. Chính phủ lâm thời của tư sản nắm trong tay bộ máy nhà nước. Trong khi đó, các Xô viết đại biểu là chính quyền có tính chất bổ sung, giám sát. Chính quyền này tuy không nắm bộ máy nhà nước nhưng lại có sức mạnh vì được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số quần chúng, đặc biệt là quần chúng đang nắm trong tay toàn bộ vũ khí. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của hai giai cấp đối kháng nhau trong xã hội nên không thể cùng tồn tại lâu dài. Trên cơ sở một nền kinh tế không thể tồn tại hai chính quyền song song. Hiện tượng hai chính quyền song song tồn tại chỉ diễn ra trong một hoàn cảnh đặc biệt. Chính cục diện kỳ lạ này phản ánh tương quan so sánh lực lượng giữa tư sản và vô sản. Giai cấp vô sản chưa đủ mạnh để một mình nắm chính quyền. Mặt khác, giai cấp tư sản cũng chưa đủ mạnh để lật đổ các Xô viết nên nó phải dựa vào sự ủng hộ của các Xô viết và mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại đó.
Cách mạng tháng Hai là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới:
+ Nhiệm vụ: lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng
+ Lãnh đạo: giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsevich
+ Động lực: quần chúng nhân dân trong đó nòng cốt là liên minh công nông
+ Chính quyền nhà nước: chính quyền công nông (chính quyền vô sản) + Xu hướng phát triển: tiếp tục tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản)
--- ---
CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 (Tiếp theo) b) Cách mạng tháng Mười
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và đem quyền lợi về tay nhân dân. Trước tình hình hai chính quyền song song tồn tại, Lênin và Đảng Bônsevich đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, chuyển toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết. Tháng 4/1917, Lênin đề ra Luận cương tháng tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin và Đảng Bônsevich chủ trương phát triển cách mạng bằng con đường hòa bình. Theo Lênin, giành chính quyền bằng con đường hòa bình trước hết là đấu tranh chính trị, bãi công, biểu tình, tuần hành…gây sức ép, từng bước vạch trần bộ mặt phản động của Chính phủ lâm thời, đòi Chính phủ lâm thời thực hiện “hòa bình, ruộng đất, bánh mì”.
Trên cơ sở đó làm cho Chính phủ lâm thời khủng hoảng phải từ chức, chuyển
giao tất cả chính quyền về tay nhân dân. Bước thứ hai là đấu tranh trong nội bộ các Xô viết, bãi miễn bọn phản động và đưa những người Bônsevich lên nắm các Xô viết.
Chủ trương chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng phương pháp hòa bình của Lênin và Đảng Bônsevich là một chủ trương hết sức đúng đắn và có khả năng thực hiện được vì:
Thứ nhất: Bằng các biện pháp đấu tranh bằng hòa bình nhằm tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng nhân dân, vạch mặt bọn tư sản phản động. Qua đó, vừa tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo, lôi kéo họ ủng hộ các Xô viết vừa cô lập cao độ đối với Chính phủ lâm thời.
Thứ hai: Giai cấp tư sản lúc này chưa dám sử dụng bạo lực để đàn áp quần chúng vì chúng cũng đang muốn lợi dụng, muốn tập hợp, lôi kéo quần chúng về phía mình.
Thứ ba: Vũ khí đang nằm trong tay nhân dân mà đa số nhân dân lại ủng hộ các Xô viết
Thứ tư: Đảng Bônsevich lúc này lại có quyền hoạt động công khai trong quần chúng nhân dân
Thứ năm: Thực hiện khả năng đấu tranh bằng hòa bình là rất quý vì nó đỡ hao tổn về xương máu cho nhân dân nhất là trong điều kiện Nga đang phải tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trải qua 8 tháng đấu tranh bằng hòa bình, bộ mặt phản động của Chính phủ lâm thời tư sản bị vạch trần, quần chúng nhân dân đã hoàn toàn đứng về các Xô viết. Đến lúc này, khả năng phát triển cách mạng bằng con đường hòa bình không còn nữa vì Chính phủ lâm thời đã sử dụng vũ lực để đàn áp Đảng Bônsevich và lùng bắt Lênin. Do đó, Đảng Bônsevich quyết định chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lênin bí mật về nước, trực tiếp chỉ đạo cách mạng. Các đội cận vệ đỏ ra đời. Trung tâm quân sự cách mạng được thành lập để lãnh đạo khởi nghĩa. Ngày 10/10, Hội nghị BCH Trung ương Đảng Bônsevich họp và quyết định khởi nghĩa vũ trang vào ngày 25/10. Một số người không tán thành vì cho rằng thời cơ chưa chín muồi nên đã tiết lộ kế hoạch khởi nghĩa cho Chính phủ lâm thời.
Kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ, Lênin quyết định chuyển khởi nghĩa vào đêm 24/10 và nhấn mạnh “mọi sự chậm trễ có nghĩa là chết”. Theo đó, khởi nghĩa diễn ra ngay trong đêm 24/10, các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm các vị trí then chốt của thủ đô. Đêm 25/10, quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông bắt giam toàn bộ Chính phủ lâm thời. Ngày 25/10 trở thành ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng xã hội chủ ngĩa (cách mạng vô sản):
+ Nhiệm vụ: Lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản + Lãnh đạo: giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsevich
+ Động lực: quần chúng nhân dân với nòn cốt là liên minh công nông + Chính quyền nhà nước: chính quyền công nông (chính quyền vô sản) + Xu hướng phát triển: Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa