Các Hiệp ước nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp (1858 - 18884)

Một phần của tài liệu Giáo án chuyên đề ôn thi học sinh giỏi lịch sử 8 (Trang 61 - 66)

A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM

5. Các Hiệp ước nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp (1858 - 18884)

Hiếp ước Hoàn cảnh ký kết Nội dung chính Nhận xét Nhâm Tuất

(5/6/182)

- Thực dân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa chiếm được Gia Định và đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ như Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long - Cuộc kháng chiến của nhân dâ ta phát triển mạnh mẽ. Các toán nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, lập nhiều chiến công, gây cho Pháp nhiều khó khăn. Tiêu biểu là chiến thắng của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu chiến của giặc trên sông Vàm Cỏ Đông.

- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang phát triển thì triều đình Huế đã ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất

Hiệp ước có 12 điều khoản, trong đó có các điều khoản chính như sau:

- Triều đình nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn cho Pháp

- Bồi thường chiến phí 20 triệu quan

- Mở ba cửa biến Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng yên cho Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán

- Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi nào triều đình chấm dứt được các hoạt động chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông

- Việc nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất trước hết là do vua quan nhà Nguyễn lo sợ trước sức mạnh của Pháp. Thứ hai là do nhà Nguyễn không tin tưởng vào năng lực chiến đấu của nhân dân. Thứ ba là triều đình muốn sớm rảnh tay để đối phó với phong trào đấu tranh của nông dân ở miền Bắc. Xuất phát từ những toan tính nhỏ nhen đó, triều Nguyễn đã sợ dân hơn sợ giặc.

- Hiệp ước Nhâm Tuất là hiệp ước bán nước đầu tiên của nhà Nguyễn, nó đi ngược lại ý chí của nhân dân ta

- Việc ký hiệp ước này đã làm mất đi một phần lãnh thổ quốc gia, vi phạm chủ quyền của dân tộc ta

- Việc ký hiệp ước với những điều khoản bất lợi đã gây khó khăn cho phong trào kháng chiến đang diễn ra sôi nổi ở miền Đông Nam Kỳ, tạo cho Pháp chỗ đứng lâu dài để mở rộng xâm lược toàn bộ lãnh thổ Việt Nam - Tạo ra sự phân hóa trong nội bộ nhà Nguyễn (chủ chiến và chủ hòa), tạo ra sự bất mãn và xung đột giữa nhân dân và triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Hiệp ước Giáp Tuất 1874

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đánh chiếm thành Hà Nội rồi đánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ. Quân dân ta đã chống trả quyết liệt và giành chiến thắng vang dội tại Cầu Giấy lần thứ nhất, Gác-ni-ê tử trận - Quân Pháp ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ hoảng sợ, muốn bỏ chạy. Thực dân Pháp ở Nam Kỳ cũng rất hoang mang. Đây là cơ hội thuận lợi để đánh đuổi quân giặc nhưng triều đình Huế đã bỏ lỡ, tiếp tục đàm phán và đi đến ký kết Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

Hiệp ước Giáp Tuất 1874 gồm 22 điều khoản. Với Hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhậ sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng

- Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là hiệp ước bất bình đẳng thứ hai mà nhà Nguyễn phải ký với thực dân Pháp.

Đây cũng là bước thỏa hiệp và đầu hàng tiếp theo của nhà Nguyễn trước thực dân Pháp.

- Hiệp ước 1874 đã làm mất một phần quan trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam, Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp, xác lập đặc quyền kinh tế của tư

bản Pháp trên khắp đất nước ta

- Hiệp ước này một lần nữa chứng tỏ thái độ nhu nhược của nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân

- Hiệp ước này đánh dấu quá trình đi từ

“thủ để hòa” sang chủ hòa vô điều kiện của nhà Nguyễn Hiệp ước

Hácmăng 1883

- Năm 1883, vua Tự Đức qua đòi. Lợi dụng triều đình đang bận rộn chọn người kế vị và lấy cớ trả thù cho cái chết của Rivie, chiều 18/8/1883, quân Pháp tấn công chiếm cửa biển Thuận An

- Triều đình hoảng sợ vội cử người xin đình chiến.

Ngày 25/8/1883, triều đình Huế ký với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn (thường gọi là Hiệp ước Hácmăng)

Hiệp ước Hác măng có nội dung chủ yếu sau:

- Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Nam Kỳ là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kỳ gồm cả Thanh - Nghệ - Tĩnh là đất bảo hộ.

Trung Kỳ (phần đất còn lại) giao cho triều đình quản lý.

- Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kỳ

- Moi giao thiệp của Việt Nam với bên ngoài đều do Pháp nắm giữ

- Theo các nội dung của Hiệp ước, Việt Nam đã mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

- Với bản hiệp ước Hác măng, phong kiến nhà Nguyễn đã đi sâu hơn một bước trên con đường đầu hàng thực dân Pháp - Bản Hiệp ước này đã biến nước ta từ một quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền thực sự trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Nhà Nguyễn hầu như

- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sỹ quan chỉ huy của Pháp…

- Về kinh tế: Pháp nắm toàn quyền kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước

không còn gì để mất nữa, có chăng chỉ còn lại một triều đình hữu danh vô thực.

- Ký Hiệp ước Hác măng, triều đình Huế coi như đã phản bội lại nhân dân cả nước Hiệp ước

Patơnốt 1884

Sau khi kí Hiệp ước Hác măng, để chấm dứt chiến sự, Pháp tiến hành tiêu diệt các ổ đề kháng còn lại , thương lượng để loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh vào nước ta bằng bản Quy ước Thiên Tân.

Tiếp đó, Pháp cử Patơnốt sang Việt Nam ký với triều đình Huế bản Hiệp ước mới (6/6//1884)

Hiệp ước này có 19 điều khoản, về căn bản là dựa trên Hiệp ước Hác măng nhưng có điều chỉnh một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng:

- Trả lại các tỉnh Bình Thuận, Thanh - Nghệ - Tĩnh cho triều đình cai quản như cũ

- Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp và đặt cơ sở cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam vì hiệp ước này đã thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc về chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước này là sự đầu hàng hoàn toàn của nhà Nguyễn trước thực dân Pháp.

Nhà Nguyễn đã đi từ thỏa hiệp, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn.

II. Bài tập

1. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đứng trước những khó khăn, thách thức nào?

2. Quân Pháp có âm mưu gì khi tấn công Đà Nẵng (Gia Định)? Chúng đã thất bại như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh?

3. Chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

4. Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ. Từ đó rút ra đặc điểm của phong trào kháng chiến ở đây.

5. Vì sao Pháp phải tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đến gần 30 năm? Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến 1884.

6. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ diễn ra như thế nào?

7. Phân tích trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX

8. Việt Nam mất vào tay Pháp nửa sau thế kỷ XIX có phải là tất yếu không?

Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. (Có ý kiến cho rằng, nước ta rơi vào tay Pháp là không tất yếu, trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn. Em có hoàn toàn đồng ý như vậy không? Tại sao?). (Làm sáng tỏ nhận định: việc triều Nguyễn để nước ta rơi vào tay Pháp từ không tất yếu trở thành tất yếu)

9. Nói nước ta rơi vào tay Pháp là do nhân dân ta không quyết tâm đánh Pháp.

Ý kiến của em như thế nào?

10. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh triều đình nhà Nguyễn đầu hàng từng bước và đầu hàng hoàn toàn trước sự xâm lược của Pháp. (Thông qua giai đoạn 1858 - 1884, em hãy chứng minh: nhà Nguyễn từ tư tưởng cầu hòa đã đi đến nhượng bộ, thỏa hiệp rồi đầu hàng thực dân Pháp).

(Từ 1858 - 1884, những sự kiện nào chứng tỏ nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp.)

11. Vì sao nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất. Nêu nội dung và rút ra nhận xét về hiệp ước này. Hiệp ước Nhâm Tuất đã ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta như thế nào?

12. Vì sao nói Hiệp ước 1883 trên thực tế đã thủ tiêu nền độc lập thống nhất của nước ta? Hiệp ước 1884 có gì khác Hiệp ước 1883? Vì sao?

13. So sánh sự khác nhau giữa Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

14. Hãy chứng minh rằng: “Pháp xâm lược Việt Nam là điều không thể tránh khỏi và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX là vô cùng khó khăn”.

---

Một phần của tài liệu Giáo án chuyên đề ôn thi học sinh giỏi lịch sử 8 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w