PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Giáo án chuyên đề ôn thi học sinh giỏi lịch sử 8 (Trang 42 - 50)

CHỦ ĐỀ 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) (Tiếp theo)

3. Kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai.

a) Kết cục

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc chiến đấu ấy, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Hậu quả của cuộc chiến tranh là vô cùng to lớn đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá. Những giá trị về văn minh, về nhân quyền, nhân đạo, về lương tâm bị thủ tiêu vì những tội ác của chủ nghĩa phát xít.

Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình thế giới: hệ thống các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và châu Á. Liên Xô lớn mạnh và trở thành một siêu cường đứng đầu hệ thống XHCN. Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực các nước tư bản: chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt còn Anh, Pháp bị suy yếu. Chiến tranh kết thúc đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, đưa đến sự ra đời của các quốc gia độc lập.

b) Tính chất

- Trong giai đoạn đầu (9/1939 - 6/1941): chiến tranh mang tính chất đế quốc phi nghĩa đối với cả 2 bên tham chiến. Nhóm phát xít đứng đầu là Đức tiến hành chiến tranh không chỉ nhằm phân chia lại thế giới mà còn muốn tiêu diệt nền độc lập của các dân tộc, tiêu diệt CNXH và nền dân chủ, đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Còn đối với các nước Anh, Pháp, chiến tranh cũng mang tính chất phi nghĩa bởi vì các nước này theo đuổi những mục đích của chủ nghĩa đế quốc.

- Trong giai đoạn sau (6/1941 - 1945): Phát xít Đức tấn công Liên Xô.

Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Mười, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Anh, Mĩ đã liên minh với Liên Xô để chống chủ nghĩa phát xít. Ngày 1/1/1942, tại Oasinhtơn, 26 nước đã ra Tuyên ngôn Liên hợp quốc cam kết cùng nhau chống phát xít. Do đó, từ giai đoạn 2 của Chiến tranh thế giới thứ hai, về phái Liên Xô, Anh, Mĩ và phe Đồng minh thì tính chất của chiến tranh là chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, chiến tranh giair phóng dân tộc.

II. Bài tập

1. Trình bày con đường dẫn đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Đánh giá thái độ của các nước lớn trước hành động của phe phát xít.

2. Có đúng hay không khi cho rằng kẻ tội phạm châm ngòi lửa Chiến tranh thế giới thứ hai là bọn phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Nhưng các nước Anh, Pháp, Mỹ cũng phải chịu một phần về sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì sao?

3. Phân tích thái độ và hành động của Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ trước nguy cơ chiến tranh. Những nước nào phải chịu trách nhiệm khi để chiến tranh xảy ra.

4. Xác định nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Cho biết những điểm giống và khác nhau của Chiến tranh thế giới thứ hai trước khi nổ ra so với Chiến tranh thế giới thứ nhất.

5. Nhận định thái độ của các đế quốc tư bản chủ nghĩa Anh, Pháp, Mỹ trước và sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đến tháng 1/1942. Nguyên nhân và hệ quả của các thái độ đó?

6. Trình bày ý nghĩa lịch sử từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay?

7. Sự kiện nào đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 -1945) kết thúc. Nêu ý nghĩa của chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít và bài học rút ra từ cuộc chiến tranh này.

8. Lập bảng so sánh giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) theo mẫu sau:

Nội dung so sánh

Chiến tranh thế giới thứ

nhất Chiến tranh thế giới thứ hai Nguyên nhân

Tính chất Kết cục

9. Hãy nêu hai sự kiện điển hình nhất trong lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945 có ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng Việt Nam. Giải thích tại sao?

--- ---

CHỦ ĐỀ 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỊCH SỬ LỚP 10 I. Kiến thức cơ bản

1. Sự hình thành và phát triển truyền thống yêu nước Việt Nam

Nước ta là một nước nhỏ, nằm ở vị trí quan trọng của vùng Đông Nam Á, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên thường xuyên bị ngoại xâm đe dọa, xâm lược. Thời các vua Hùng dựng nước đã phải đi đôi với nhiệm vụ giữ nước.

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, dù được độc lập, tự chủ nhung nước cũng luôn bị bọn phong kiến phương Bắc nhòm ngó, xâm lược. Mặt khác, nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa nên hàng năm phải chống lũ lụt, hạn hán. Để bảo vệ được sụ sống còn và lớn lên của mình, dân tộc Việt Nam phải trường kỳ đấu tranh chống thiên tai, địch họa. Trong hoàn cảnh như vậy, nhân dân ta sớm đoàn kết cùng nhau tập trung sức người, sức của cho đấu tranh. Từ đó, nhân dân ta sớm nảy sinh lòng yêu nước.

Truyền thống là bao gồm các yếu tố: sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.

Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống và gắn bó. Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt đó là Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc thì những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - đó là lòng yêu nước. Như vậy lòng yêu nước của dân tộc ta được hình thành trong quá trình dựng nước. Quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc là cơ sở của lòng yêu nước. Trước thách thức của quân Tần xâm lược và trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, những tình cảm yêu nước của người Việt được thử thách, gắn

kết lại và đánh bại quân xâm lược Tần. Đó chính là cột mốc đánh dấu bước phát triển của lòng yêu nước.

Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta vừa chống lại chính quyền đô hộ, giành lại quyền tự chủ, vừa bảo vệ di sản văn hóa tổ tiên đã phát triển hơn nữa lòng yêu nước. Các huyền thoại, những công trình văn miếu thờ các vị anh hùng dân tộc chống đô hộ đã gắn kết và khắc sâu lòng yêu nước của nguời dân Việt và từ đó hình thành truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Qua quá trình dựng nước và giữ nước, qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, truyền thống yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện sinh động với nhiều góc độ khác nhau. Trong thời Bắc thuộc, truyền thống yêu nước được hình thành và biểu hiện ở ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc; biểu hiện ở lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, đất nước được độc lập tự chủ nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc, nền kinh tế nước ta trở nên lạc hậu, đói nghèo. Bên cạnh đó, các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Trong bối cảnh đó, lòng yêu nước càng được phát huy và tôi luyện. Trong thòi kỳ này, truyền thống yêu nước được biểu hiện ở ý thức vươn lên xây dựng, phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc. Đó còn là lòng tự hào về dân tộc, biết ơn tổ tiên. Lòng yêu nước còn thể hiện ở ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ. Yêu nước gắn với thương dân, mang yếu tố nhân dân.

Trải qua quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược truyền thống yêu nước của dân tộc ta càng được phát triển cao hơn. Yêu nước gắn liền với chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngày nay, đât nước đang trên đường phát triển và hội nhập sâu rộng với nhiều khó khăn, thách thức, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy.

* Đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến: Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Trong các cuộc đấu tranh đó, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết, nhất trí, đồng lòng vượt qua gian khó, hi sinh, phát huy tài năng và trí tuệ, chiến đấu dũng cảm để giành thắng lợi cuối cùng. Cũng trong quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, lòng yêu nước trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết. Do đó, đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.

2. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỷ X - XVIII

Cuộc Thời gian Triều đại Quân xâm Người chỉ Trận quyết

kháng chiến và khởi nghĩa

lược huy chiến chiến

lược Kháng

chiến

chống Tống lần thứ nhất

981 Tiền Lê Nhà Tống Lê Hoàn Bạch Đằng và ải Chi Lăng

Kháng chiến

chống Tống lần thứ hai

1075 -1077 Lý Nhà Tống Lý Thường Kiệt

Sông Như Nguyệt

Ba lần

kháng chiến chống

Mông - Nguyên

1258 – 1288

Trần Mông -

Nguyên

Các vua Trần và Trần Hưng Đạo

Đông Bộ Đầu, Hàm Tử,

Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng Khởi nghĩa

Lam Sơn

1418 – 1427

Hồ Nhà Minh Lê Lợi,

Nguyễn Trãi

Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang Kháng

chiến chống Xiêm

1875 Tây Sơn Xiêm Nguyễn

Huệ

Rạch Gầm - Xoài Mút

Kháng chiến chống Thanh

1789 Tây Sơn Nhà Thanh Vua Quang Trung

Ngọc Hồi - Đống Đa

* Nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

- Truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng truyền thống yêu nước càng được phát huy một cách cao độ, tạo nên sức mạnh để đưa đến thắng lợi

- Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước.

- Có sự chỉ huy của nhiều vua hiền, tướng giỏi

- Các triều đại phong kiến luôn luôn đặt quyền lợi của dân tộc lên hàng đầu, động viên và tập hợp nhân dân kháng chiến.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo: tiến công và phản công, rút lui và phòng ngự….

* Ý nghĩa lịch sử

- Giáng đòn mạnh mẽ vào bọn phong kiến xâm lược phương Bắc, đập tan tham vọng xâm lược, bành trướng buộc chúng phải công nhận chủ quyền dân tộc ta.

- Bảo vệ thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập dân tộc, khẳng định quyền làm chủ đất nước.

- Ghi thêm nhiều chiến công chói lọi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Mang lại cho nhân dân ta lòng tự hào dân tộc, lòng tin vào sức mạnh đất nước.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau.

3. Văn hóa, tư tưởng trong các thế kỷ X - XVIII

- Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo vốn được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và có điều kiện phát triển. (Nho giáo và Đạo giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc, Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ)

- Trong các thế kỷ X - XIV khi ảnh hưởng của Nho giáo còn ít, đạo Phật giữ một vị trí quan trọng và rất phổ biến. Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và được du nhập vào nước ta bằng con đường giao thương, buôn bán hòa bình. Các triều đại Lý – Trần đã khuyến khích và tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển.

Mặt khác giáo lý của đạo Phật luôn khuyên răn con người sống từ bi, hỉ xả, làm điều thiện tránh điều ác…rất gần gũi với phong tục tập quán, lối sống của nhân dân ta nên dễ dàng được chấp nhận và có điều kiện phát triển mạnh. Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn với các tín ngưỡng dân gian.

- Sang thế kỷ XV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần, Nho giáo dần được nâng lên địa vị độc tôn. Những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo với Tam cương, Ngũ thường đã quy định một trật tự kỷ cương, đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe nên giai cấp thống trị đã triệt để lợi dụng để làm công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Mặt khác, sang thế kỷ XV, nhà nước quân chủ chuyên chế thời Lê sơ phát triển đến đỉnh cao, hoàn chỉnh nên Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng thống trị của nhà nước phong kiến.

- Sang các thế kỷ XVI - XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước mặc dù các chính quyền Lê -

Trịnh, Nguyễn tìm mọi cách củng cố. Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí của mình nhưng không được như dưới thời Lý - Trần.

- Từ thế kỷ XVI - XVIII, Thiên chúa giáo được truyền bá vào nước ta.

Cùng với đó, chữ quốc ngữ đã ra đời.

4. Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại

a. Nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản

- Nhìn chung ở các nước châu Âu trong các thế kỷ XVI - XVIII, sự tồn tại của chế độ phong kiến đã gây nên những tình trạng sau:

+ Sự lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp và sự bóc lột của phong kiến đối với nông dân (điển hình nhất là ở Pháp).

+ Những trở ngại cho sự phát triển công thương nghiệp. Sự thống trị của chế độ phong kiến với những luật lệ khắt khe (thuế khóa nặng nề, kiểm soát hành hóa chặt chẽ, sản xuất theo khuôn mẫu bắt buộc) đã ngăn cản sự phát triển của công thương nghiệp.

- Do những trở ngại của sự phát triển chủ nghĩa tư bản đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản đang phát triển với chế độ phong kiến thống trị. Đó là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời phản động. Mâu thuẫn này chính là nguyên nhân sâu xa và cũng là nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.

- Tùy vào tình hình cụ thể mà nguyên nhân chung này được thể hiện ở duyên cớ trực tiếp (trong cách mạng tư sản Anh đó là việc Saclơ I triệu tập Quốc hội, trong cách mạng Pháp đó là sự kiện Luy XVI triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp….)

- Các cuộc cách mạng nói chung và cách mạng tư sản nói riêng nổ ra khi có tình thế cách mạng. Đó là:

+ Giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ được nữa và nó đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng.

+ Giai cấp bị trị không muốn sống như cũ nữa và đang nổi dậy mạnh mẽ.

+ Quần chúng nhân dân được tổ chức, tập hợp và lãnh đạo bởi lực lượng tiên tiến nhất.

- Dù nổ ra dưới các hình thức khác nhau (nội chiến, chiến tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước, cải cách…) nhưng về bản chất đó đều là những cuộc cách mạng tư sản vì nó giải phóng lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa và đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN.

b. Động lực và giai cấp lãnh đạo

- Động lực: Tư sản, quý tộc mới và đông đảo quần chúng nhân dân mà trước hết là nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị. Tất cả các tầng lớp, giai cấp này đều mâu thuẫn sâu sắc với chế độ phong kiến và rất muốn lật đổ nó.

- Lãnh đạo: Giai cấp tư sản hoặc liên minh giữa tư sản với quý tộc tư sản hóa (quý tộc mới) hoặc có khi là một bộ phận của phong kiến cầm quyền (Nhật Bản, Xiêm).

- Qua các cuộc cách mạng tư sản đã học có thể thấy: khi quần chúng nhân dân hoạt động tích cực, tự giác thì sẽ đưa cách mạng đến đỉnh cao (cách mạng Pháp). Ngược lại khi quần chúng nhân dân không đủ mạnh thì lúc bấy giờ cách mạng tư sản sẽ không đem lại những quyền lợi cho quần chúng (cách mạng Anh).

- Qua các cuộc cách mạng tư sản có thể thấy, giai cấp tư sản lợi dụng sức mạnh của quần chúng nhân dân để nắm quyền thống trị, sau khi đạt được mục đích thì quay trở lại chống quần chúng.

c. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản

- Về cơ bản, cách mạng tư sản đều nhằm vào mục tiêu hạn chế sự phát triển hay đánh đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuâts tư bản chủ nghĩa thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

+ Nhiệm vụ dân tộc: Xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, thống nhất thị trường; bảo vệ Tổ quốc khi có sự xâm lược

+ Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản với việc thành lập nhà nước cộng hòa tư sản hay quân chủ lập hiến và ban bố các quyền tự do dân chủ tư sản trong đó quyền tư hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Vấn đề ruộng đất là một vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản. Tùy theo mức độ, kết quả của việc giải quyết yêu cầu này mà thể hiện tính triệt để hay không triệt để của cách mạng tư sản.

d. Ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cách mạng tư sản - Ý nghĩa lịch sử:

+ Các cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nhân loại.

Trước hết, cách mạng tư sản xác lập sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người - thời cận đại. Mỗi cuộc cách mạng có một vị trí và ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của nước đó và thế giới. Cách mạng Hà Lan đánh dấu sự mở đầu thời cận đại.

Cách mạng Anh đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn và tiếp đó, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới sự thay đổi quan trọng về các mặt kỹ thuật và xã hội. Về mặt kỹ thuật: đó là những phát minh sáng chế ra máy móc. Những phát minh đó đã đưa nền sản xuất bằng tay chuyển sang bằng máy

Một phần của tài liệu Giáo án chuyên đề ôn thi học sinh giỏi lịch sử 8 (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w