Chính sách kinh tế mới (NEP)

Một phần của tài liệu Giáo án chuyên đề ôn thi học sinh giỏi lịch sử 8 (Trang 27 - 30)

I. Kiến thức cơ bản

4. Chính sách kinh tế mới (NEP)

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Nước Nga phải gánh chịu hậu quả nặng nề do bốn năm chiến tranh đế quốc và ba năm nội chiến gây ra. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng với tổng thiệt hại lên đến 39 tỷ rúp. Sản lượng nụng nghiệp chỉ bằng ẵ, sản lượng cụng nghiệp chỉ bằng 1/7 so với trước chiến tranh. Bên cạnh những khó khăn về kinh tế là những thách thức nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Do chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp đã gây nên sự bất ổn định về tình hình chính trị. Các lực lượng phản cách mạng điên

cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Tình trạng đói kém làm phân tán và suy giảm tinh thần đội ngũ công nhân. Nông dân bất bình với chính sách trưng thu lương thực thừa nên không còn phấn khởi để sản xuất. Bên ngoài, các thế lực thù địch và các nước đế quốc tiếp tục có các hành động thù địch, bao vây, cô lập đối vơi nước Nga. Do đó, Nhà nước Xô viết non trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chính quyền cách mạng. Trong hoàn cảnh đó, yêu cầu bức thiết đặt ra cho nước Nga là cần phải nhanh chóng có biện pháp phù hợp để đưa đất nước vượt qua khó khăn để phát triển.

Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 3/1921, Đảng Bônsevich Nga đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do lê nin đề xướng bao gồm các chính sách về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực nộp bằng hiện vật.

Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ có sự kiểm soát của nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

Trong thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Nhà nước phát hành đồng rúp mới.

Chính sách kinh tế mới thực sự là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, sáng tạo của Lênin và Đảng Bônsevich. Xét về mặt bản chất, NEP là sự chuyển đổi kịp thời từ một nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang một nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

NEP làm cho nông dân yên tâm, phấn khởi sản xuất, làm cho nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. Các ngành công nghiệp, thương nghiệp cũng phát triển nhanh chóng. Kinh tế được khôi phục, góp phần làm cho chính trị - xã hội ổn định, khối liên minh công nông được củng cố, nhân dân tin tưởng vào chính quyền Xô viết. Thực hiện Chính sách kinh tế mới làm cho đời sống nhân dân Nga được nâng cao, động viên nhân dân Xô viết phấn khởi sản xuất đưa dất nước vượt qua những khó khăn to lớn, góp phần hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính sách kinh tế mới còn mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Cho đến nay, dù nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI - thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ nhưng những bài học mà Chính sách kinh tế mới ở Nga để lại vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là đối vớ những quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa như nước ta.

II. Bài tập 1. Vì sao:

a) Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười

b) Sau Cách mạng tháng Hai, Lênin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình?

2. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ có phải là một tất yếu lịch sử không? Vì sao?

3. Diễn biến chính của Cách mạng tháng Hai. Tại sao sau Cách mạng tháng Hai lại có hiện tượng độc đáo hai chính quyền song song tồn tại? Thái độ của nhân dân Nga đối với tình trang hai chính quyền song song tồn tại sau Cách mạng tháng Hai?

4. Sau khi từ Thụy Sỹ về Pêtrôgrát, Lênin vạch rõ nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Nga lúc này là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng phương pháp hòa bình? Căn cứ vào đâu Lênin đề ra phương pháp như vậy và có thể thực hiện được không?

5. Trong cách mạng tháng Mười năm 1917, thế nào là giành chính quyền bằng con đường hòa bình?

6. Nêu những hình thức đấu tranh của Cách mạng Nga từ sau Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười và lý giải tại sao Đảng Bôn lại quyết định những hình thức đấu tranh như thế?

7. a) Giải thích sự tồn tại song song hai chính quyền ở Nga sau Cách mạng tháng Hai?

b) Mối quan hệ giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào ở Nga năm 1917?

8. Qua kiến thức đã học về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy rút ra và phân tích một số đặc điểm về chiến lược và sách lược của Lênin và Đảng Bônsevich trong quá trình lãnh đạo cách mạng?(2012)

9. Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga, Lênin và Đảng Bônsevich đã làm gì để chuyển sang Cách mạng tháng Mười?

10. Đầu thế kỷ XX, ở Nga đã diễn ra 2 cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Đó là những cuộc cách mạng nào? Làm rõ những điểm giống và khác nhau của 2 cuộc

cách mạng đó? (so sánh với các cuộc cách mạng ở châu Âu trước đó). Kể tên hình thức diễn ra của các loại hình cách mạng đã được học?

11. Vì sao nói Cách mạng tháng Mười Nga là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại?

12. Vai trò của Lênin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

13. Cách mạng vô sản đã diễn ra ở những nước nào? Kết quả? Lý giải sự khác nhau về kết quả đó?

14. Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga năm 1921? NEP có gì giống với đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra năm 1986?

CHỦ ĐỀ 4: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đã trải qua những bước thăng trầm và đầy biến động. Trong sự phát triển chung của các cường quốc, các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Italia và Nhật Bản đã phát triển với nhiều thay đổi to lớn, dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

I. Kiến thức cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo án chuyên đề ôn thi học sinh giỏi lịch sử 8 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w