Điều kiện về kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh nam định (Trang 40 - 50)

2.1.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế:

Từ những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực có thể đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định là phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp vật liệu xây dựng. Cụ thể, tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh theo 3 vùng kinh tế chủ yếu như sau:

Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh

phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.

Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.

Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ

chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, Nam Định cũng có thể phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, hiện nay, các tài nguyên về du lịch vẫn chưa được khai thác hợp lý, chưa xứng với tiềm năng, điều này đòi hỏi phải có chủ trương đúng đắn, có phương án chi tiết, cụ thể nhằm phát huy tối đa lợi thế của tỉnh.

2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh Nam Định đã có những bước phát triển khá góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Tổng GDP năm 2000 của tỉnh đạt 4.500,4 tỷ đồng, năm 2005 đạt 6.395,4 tỷ đồng và năm 2010 tăng lên 10.480 tỷ đồng (giá cố định năm 1994). Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 7,28% và giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,38%, cao hơn giai đoạn trước.

Trong cả giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,82%, cao hơn tốc độ bình quân của cả nước (7,26%).

Các ngành kinh tế của tỉnh đều đạt sự tăng trưởng liên tục, trong đó tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010 đạt 4,99%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 16,73%/năm, khu vực dịch vụ đạt 8,84 %/năm.

GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đã tăng từ 5,14 triệu đồng năm 2005 lên 14,4 triệu đồng năm 2010, tuy nhiên mới bằng 53% bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế

Chỉ tiêu Tổng GDP (giá 1994), tỷ đồng

- Nông, lâm, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế theo ngành

37

Bảng 2.2: Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

(Đơn vị:%)

Chỉ tiêu

1. Chia theo 3 khu vực Tổng GDP

- Nông lâm thuỷ sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ

2. Chia theo các khu vực SX vật chất và phi SX vật chất

Tổng GDP

- Sản xuất vật chất - Phi sản xuất vật chất

3. Chia theo khu vực SX nông nghiệp và phi nông nghiệp Tổng GDP

- Nông nghiệp - Phi nông nghiệp

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010.

Khu vực nông lâm thủy sản giảm dần về tỷ trọng từ 40,9% năm 2000 xuống 31,9 năm 2005 và đến năm 2010 còn 29,5%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ giảm nhẹ từ 38,2% năm 2000 xuống 36,6% năm 2005 và giảm xuống 34,1% năm 2010. Tỷ

trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 20,9% năm 2000 lên 31,5% năm 2005 và đạt 36,4% năm 2010, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ba khối ngành.

Cơ cấu thành phần kinh tế

Khu vực kinh tế Nhà nước tuy chiếm khoảng 17,7% trong GDP của tỉnh nhưng đã nắm giữ và chi phối các ngành kinh tế then chốt. Tỉnh đã hoàn thành sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Khu vực kinh tế dân doanh ngày càng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết thêm nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên, bước đầu là những cầu nối quan trọng trong chuyển giao công nghệ và giao thương quốc tế, song quy mô còn nhỏ bé do tỉnh chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa cao.

Bảng 2.3: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu

1. Kinh tế Nhà nước

- Trung ương - Địa phương

2. Kinh tế ngoài nhà nước

3. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010

2.1.2.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xã hội và thu chi ngân sách tỉnh - Thu ngân sách:

Tổng thu ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2010 trên 29.200 tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn 2001-2005 thu trên 8.348 tỷ đồng, trong đó ngân

sách Trung ương phải bổ sung cho ngân sách tỉnh trên 4.500 tỷ đồng, bằng 54% thu ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định. Giai đoạn 2006-2010, tổng thu ngân sách nhà nước trên 20.864 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương bổ sung trên 11.500 tỷ đồng, bằng 55,1% thu ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định.

Bảng 2.4: Thu chi ngân sách tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu

A. TỔNG THU

I. Thu NSNN trên địa bàn 1. Thu nội địa

- Thu từ KT TW trên địa bàn

- Thu từ KTĐP

- Thu từ khu vực có vốn ĐTNN 2. Thu từ hoạt động XNK II. Thu khác

* Trợ cấp từ TW

B. TỔNG CHI

xuyên 3. Chi khác

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010 - Thực hiện vốn đầu tư xã hội:

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010 đạt 52.045,6 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2001-2005 đạt gần 12.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30,7% so với GDP.

Giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 40.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 41,9% so với GDP.

Trong cơ cấu vốn đầu tư thì nguồn vốn từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn (54,84%), sau đó đến vốn nhà nước (42,95%), vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lêm từ 1,61% năm, 2005 lên 2,21% năm 2010 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp.

Nguồn vốn đã được tập trung cho các dự án quy mô lớn, các khu, cụm công nghiệp, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, các bệnh viện, trường học, triển khai xây dựng một số công trình có quy mô lớn như: Bệnh viện 700 giường, các khu đô thị mới Hòa Vượng, Thống Nhất, khu tưởng niệm Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Khu văn hóa Trần, quốc lộ 21 Nam Định - Thịnh Long, đường 490C, đường

21 mới Nam Định - Phủ Lý, đường 486B,... Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng

nhiều công trình trọng điểm như: Tuyến đê biển tỉnh Nam Định, tường kè thành phố Nam Định, trạm bơm Vĩnh Trị 2, hệ thống tưới Bình Hải 2... đầu tư kiên cố hóa 471 km kênh mương; nâng cấp hệ thống đê điều; xây dựng nhiều công trình nước sạch nông thôn, các trạm trại giống cây, con, nhà máy chế biến nông sản...

Bảng 2.5: Đầu tư toàn xã hội tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu

Tổng vốn đầu tư

Phạm Văn Long

Chỉ tiêu

Vốn tín dụng nhà nước Vốn tự có của DNNN Vốn khác 2. Vốn ngoài quốc doanh 3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010 Đầu tư phát triển đã góp phần vào tăng năng lực sản xuất của các ngành và lĩnh vực nhất là trong công nghiệp, góp phần cải thiện một bước cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và các công trình văn hóa, phúc lợi xã hội.

Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, trong đó đã xây dựng, triển khai cơ chế thu hút đầu tư và ưu đãi đầu tư vào tỉnh; đồng thời thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nhằm tạo môi trường và sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp, có chính sách tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh nam định (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w