2.2. Hiện trạng thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định những năm qua
2.2.2. Hiện trạng thực hiện vốn đầu tư
Trong việc thu hút vốn đầu tư, vốn đăng ký là chỉ tiêu biểu hiện tổng số vốn của các dự án mới và bổ sung, điều chỉnh hàng năm, thể hiện xu thế phát triển của công tác thu hút đầu tư, còn vốn thực hiện là chỉ tiêu quan trọng nhất, thể hiện số vốn thực mà nhà đầu tư đưa vào sản xuất, tạo ra sản phẩm; mang tới doanh thu cho nhà đầu tư đồng thời đóng góp và sự phát triển của nền kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Bảng 2.11 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (các dự án trong KCN)
N¨m
2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định.
Bảng 2.12 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (các dự án ngoài KCN)
N¨m
Phạm Văn Long
2010 2011 Tổng số Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định.
Bảng 2.13 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Nam Định N¨m
1997 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định
- Đối với đầu tư trong nước: Các dự án đầu tư trong nước giai đoạn 2007-2011 có tỷ lệ vốn thực hiện đạt ở mức trung bình. Cụ thể các dự án đầu tư trong các KCN của tỉnh với các điều kiện thuận lợi về hạ tầng như đất sạch, giao thông, điện, nước...
khó khăn chung của nền kinh tế, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng những năm gần đây liên tiếp trong tình trạng suy giảm; các chính sách vĩ mô như chính sách về tái khóa, tiền tệ bị thắt chặt nhằm kiềm chế lạm
Phạm Văn Long Khóa học 2010
59
phát, đảm bảo an sinh xã hội dẫn đến những khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa, hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao, ảnh hưởng tới nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp. Mặt khác chất lượng của công tác lập các dự án của các nhà đầu tư cũng còn nhiều vấn đề. Nhiều dự án không tính toán kỹ dẫn đến chưa đi vào triển khai thực hiện đã lạc hậu về công nghệ, sản phẩm không tiêu thụ được; nhiều dự án các nhà đầu tư đăng ký đầu tư với mục đích chính là để giữ đất và chuyển nhượng;
hoặc như các dự án đóng tầu đăng ký trong các năm 2008, 2009 chỉ là việc làm theo phong trào của các nhà đầu tư, không tính toán kỹ hiệu quả của dự án dẫn đến việc đăng ký xong rồi không thực hiện được, nhiều dự án phá sản hoàn toàn.
- Đối với các dự án FDI: Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 34 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động với số vốn đăng ký 196,168 triệu USD, trong đó vốn điều lệ 83,230 triệu USD, trong đó phía Việt Nam góp 16,587 triệu USD (chiếm 19,9%);
phía nước ngoài góp 66,643 triệu USD (chiếm 80,1%). Luỹ kế vốn đầu tư thực hiện đến năm 2011 là 120,7 triệu USD, đạt 61,5% tổng số vốn đầu tư đăng ký. Đối với Nam Định, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện đạt 61,5%/ tổng số vốn đầu tư đăng ký là khá cao so với cả nước (46,55% năm 2009). Năm 2002, 2005 chỉ có 1 dự án FDI được cấp phép, quy mô không lớn nên đã thực hiện hết số vốn đầu tư đăng ký, đạt tỷ lệ 100% so với vốn đăng ký. Năm 2003, dự án Công ty TNHH Youngone - Hàn Quốc với tổng số vốn đăng ký là 53,2 triệu USD, thời hạn hoạt động là 50 năm. Mục tiêu hoạt động là sản xuất kinh doanh các loại quần áo, hàng dệt kim, dệt may, sản phẩm dệt nhuộm, giày, dép, nguyên phụ liệu ngành may. Doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp Hoà Xá - Thành phố Nam Định. Cho đến nay dự án đã thực hiện được 24,75 triệu USD/tổng số vốn đăng ký là 53,2 triệu USD (đạt 46,5%).
Năm 2011, có 6 dự án được cấp phép nhưng tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký đạt 24,3%, thấp nhất từ trước đến nay.
Các dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh Nam Định hầu hết có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu là các dự án công nghiệp nhẹ, đầu tư công nghệ thông thường, thu hút lao động có tay nghề thấp, mức đóng góp vào phát triển kinh tế còn hạn chế.
Các dự án FDI đang sản xuất kinh doanh ổn định với tổng doanh thu năm 2011 đạt
97,2 triệu USD, nộp ngân sách 2 triệu USD và giải quyết cho gần 14.148 lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
Như vậy, tính đến hết năm 2011, vốn thực hiện các dự án FDI đạt 17,1 triệu USD, doanh thu đạt 107,8 triệu USD, nộp ngân sách 35 triệu USD và giải quyết cho 21.198 lao động có việc làm ổn định.
Tỷ lệ thực hiện vốn cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân, ngoài những nguyên nhân khách quan thì tỷ lệ thực hiện vốn ở mức trung bình của tỉnh Nam Định còn phụ một nguyên nhân đến từ hoạt động quản lý đó là hạn chế trong công tác quản lý và hỗ trợ sau cấp phép đầu tư. Việc theo dõi, giám sát một cách trực tiếp các dự án đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, một mặt không hỗ trợ được doanh nghiệp trong triển khai thực hiện dự án, một mặt không nắm bắt, không cập nhật được tiến độ thực hiện của các dự án.