2.3. Đánh giá hiện trạng thu hút đầu tư tại tỉnh Nam Định
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Một là, thu hút đầu tư đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội
Từ khi Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đất nước, Luật đầu tư được Quốc hội khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 8 năm 2005 với mục tiêu là thu hút đầu tư, tăng cường công nghệ mới, nâng cao khả năng quản lý, giải quyết việc làm cho người lao động,... Qua đó đã khơi dậy khả năng đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào sản xuất kinh doanh, tạo môi trường pháp lý để thu hút đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh Nam Định.
Với sự năng động, sáng tạo trong thu hút đầu tư, Nam Định đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút và duy trì sự phát triển trong thời gian qua. Những thành tựu đó là: Số lượng các dự án đầu tư tăng nhanh và ổn định cả về số lượng và vốn đầu tư trong những năm gần đây; Các doanh nghiệp đầu tư đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nam Định, đồng thời đã tạo được nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh.
Nhìn chung, các dự án đầu tư được thực hiện cơ bản đúng tiến độ. Quá trình đầu tư, các chủ đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Các dự án đầu tư cấu thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Lượng vốn đầu tư thu thút được đã đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của tỉnh không ngừng tăng qua các năm và chiến khoảng 57% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội của tỉnh. Các dự án đầu tư đã tạo tác động lan toả ảnh hưởng, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Chúng ta có thể thấy kết quả tốc độ tăng trưởng qua các thời kỳ 2001-2005, 2006- 2010.
Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định từ 2000-2010
Chỉ tiêu Tổng GDP (giá 1994), tỷ đồng - Nông, lâm, thuỷ sản
- Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Trong những năm qua nhìn chung nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.
Trong giai đoạn 2001-2005 tăng 7,3%/năm, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (7,5%/năm). Tuy nhiên trong các năm 2006-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh đã tăng lên là 8,6%/năm.
GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đã tăng từ 2,88 triệu đồng năm
2000 lên 5,14 triệu đồng năm 2005, tuy nhiên mới bằng 51% bình quân cả nước và 55,7% bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng. GDP /người năm 2010 đạt 9,35 triệu đồng (theo giá hiện hành).
Hai là, tỉnh Nam Định đã vận dụng linh hoạt các chính sách, các văn bản quy định của Nhà nước để thu hút đầu tư
Đối với tỉnh Nam Định trong triển khai thực hiện thu hút đầu tư trên địa bàn luôn bám sát và thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước. Đồng thời, trong quá trình thực hiện Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cũng đã ban hành nhiều văn bản, quy định để cụ thể hóa quy định của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ngành trung ương trên tinh thần vận dụng các ưu đãi theo hướng có lợi nhất cho các nhà đầu tư để nhằm tăng cường thu hút đầu tư.
Công tác thu hút đầu tư, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư cũng được tỉnh quan tâm đặc biệt.
Ngày 24/8/2011, UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Nam Định.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố. PCI là thông tin tham khảo của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trước khi quyết định đầu tư. Tại hội thảo, các chuyên gia của VCCI đã phân tích những mặt mạnh và hạn chế trong việc tính điểm các chỉ số thành phần PCI của tỉnh Nam Định. Năm 2010, tỉnh Nam Định đứng thứ 45/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 10 bậc so với năm 2009, là lần đầu tiên PCI Nam Định được xếp vào nhóm khá. Trong 9 chỉ số thành phần của PCI, Nam Định có 7 chỉ số tăng điểm và 2 chỉ số giảm điểm. Các chỉ số thành phần về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, tính minh bạch, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, chỉ số chi phí không chính thức, đào tạo lao động, tiếp cận đất đai, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được cải thiện mạnh mẽ. Đây là những chỉ số thể hiện sự tin tưởng của các doanh nghiệp đối với quyết tâm cải cách của Đảng bộ và chính quyền trong tỉnh. Tuy
nhiên, các chỉ số thành phần về chi phí gia nhập thị trường và thiết chế pháp lý của tỉnh ta lại giảm. Tại hội thảo, đại biểu các sở, ngành, địa phương và đại diện các doanh nghiệp đã thảo luận, xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao các chỉ số thấp điểm cũng như duy trì, phát huy những thế mạnh, nhằm tiếp tục nâng cao năng lực điều hành kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Ba là, thủ tục hành chính được cải thiện đáng kể
Năm 2006 Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực, đánh dấu bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế với thế giới trong lĩnh vực lập pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố việc thẩm định và cấp phép, việc quản lý nhà nước các doanh nghiệp FDI, vừa tạo thế chủ động cho UBND các địa phương, vừa gây nên phong trào thi đua cải tiến thủ tục và môi trường đầu tư giữa các địa phương.
UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành 5 quyết định về đơn giản hóa thủ tục thuộc một số lĩnh vực được doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm. Trên cơ sở phân tích cụ thể thang điểm, tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính và các cơ chế hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp để nâng cao chỉ số thành phần về thiết chế pháp lý, UBND tỉnh đã ban hành 5 quyết định gồm Quyết định số 1439/QĐ-UBND, Quyết định số 1365/QĐ-UBND, Quyết định số 1366/QĐ-UBND, Quyết định số 1438/QĐ-UBND và Quyết định số 1405/QĐ-UBND về đơn giản hóa 86 thủ tục thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, kế hoạch & đầu tư, tài nguyên & môi trường, xây dựng và giao thông vận tải. Các thủ tục được rút ngắn thời gian giải quyết từ 30% đến 65% so với trước đây. Bên cạnh đó, nhằm tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, UBND tỉnh đã công bố chính thức danh mục 122 thủ tục công khai và 2 thủ tục không công khai thuộc 5 lĩnh vực ngành trên tại website của tỉnh.
Bốn là, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào Nam Định đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng năm
Bảng 2.15. Cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định
Chỉ tiêu 1. Chia theo 3 khu vực
Tổng GDP
- Nông lâm thuỷ sản - Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ
2. Chia theo các khu vực SX vật chất và phi SX vật chất Tổng GDP
- Sản xuất vật chất - Phi sản xuất vật chất 3. Chia theo khu vực SX nông nghiệp và phi nông nghiệp Tổng GDP - Nông nghiệp - Phi nông nghiệp
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định
Mức đóng góp của các doanh nghiệp trong giá trị xuất khẩu ngày càng lớn.
Các doanh nghiệp đầu tư vào Nam Định chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và
Từ khi nhà nước ban hành Luật Đầu tư đến nay, tỉnh Nam Định đã thu hút được một lượng vốn đầu tư khá lớn và việc sử dụng các nguồn lực này đã tạo được những tác động tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Nam
Phạm Văn Long Khóa học 2010
65
Định. Tuy nhiên qua phân tích tình hình thu hút đầu tư của tỉnh Nam Định trong thời gian qua, có thể nhận thấy rằng hiện đang còn những hạn chế như:
2.3.2.1. Hạn chế trong thu hút và chất lượng các dự án được thu hút đầu tư - Số lượng và quy mô các dự án đầu tư của tỉnh Nam Định còn nhỏ. Các nhà
đầu tư vào Nam Định chủ yếu là các nhà đầu tư riêng lẻ, chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư từ các tập đoàn kinh tế lớn, công ty đa quốc gia có năng lực tài chính và công nghệ hiện đại quan tâm đầu tư vào Nam Định. Các tập đoàn kinh tế lớn của quốc gia mới chỉ dừng lại ở mức độ ký thỏa thuận với tỉnh như ngày 18/3/2011, tỉnh Nam Định đã tổ chức hội nghị ký thoả thuận hợp tác toàn diện trong phát triển kinh tế giữa UBND tỉnh và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trước mắt tập trung nghiên cứu, triển khai thực hiện một số dự án: Xây dựng nhà máy kéo sợi giai đoạn
1 công suất 6 vạn cọc sợi; xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao trên diện tích đất Nhà máy Dệt Nam Định; nhà máy sản xuất phân bón tổng hợp; Trung tâm thương mại và Văn phòng cho thuê tại Khu đô thị Hoà Vượng (Thành phố Nam Định); tổng kho xăng dầu và cảng nước sâu tại Khu kinh tế Ninh Cơ.
Mức đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào quá trình tăng trưởng, phát triển KT - XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp) của địa phương còn hạn chế. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp do quy mô nhỏ lẻ nên còn chưa cao, thậm chí có dự án đầu tư thua lỗ kéo dài chậm được khắc phục trong nhiều năm.
Đối tác trong nước cũng như các đối tác nước ngoài của các dự án đầu tư ở Nam Định thường là những nhà đầu tư nhỏ và trung bình, năng lực tài chính, công nghệ và kỹ năng quản lý không cao nên chưa tạo được tác động có tính đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư còn nhỏ bé về quy mô cũng như mức độ đóng góp vào phát triển kinh tế chung của tỉnh (năm 2010 giá trị tăng thêm của khu vực này chỉ chiếm 2,9% GDP của tỉnh). Bên cạnh đó, do môi trường đầu tư của tỉnh tuy được quan tâm cải thiện về nhiều mặt, nhưng nhìn chung về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, các dịch vụ hỗ
trợ đầu tư và các cơ chế chính sách thu hút đầu tư có liên quan... còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ vì vậy mà hiệu quả thu hút chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn nhiều nhà đầu tư có tầm cỡ.
- Còn nhiều bất cập trong cơ cấu đầu tư cả về cơ cấu theo địa bàn và theo lĩnh vực đầu tư. Nam Định là một tỉnh nông nghiệp. Nhưng theo cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư lớn nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản rất cần vốn đầu tư nhưng chỉ có một số ít dự án với số vốn đăng ký rất khiêm tốn chưa thực sự tạo nên nền tảng, tạo ra một cú huých để cho lĩnh vực này phát triển.
Đối với thu hút vốn FDI, cơ cấu nguồn vốn FDI thời gian qua là không cân đối so với yêu cầu. Các ngành được xác định là có nhiều tiềm năng, thế mạnh của địa phương như thuỷ hải sản, thương mại, du lịch, FDI vào đây còn quá ít.
Với mong muốn thu hút hoạt động đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng nên tỉnh cũng đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên cho đến nay vốn đầu tư vẫn được tập trung vào một số địa bàn có điều kiện tốt về kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và môi trường kinh tế xã hội thuận lợi. Mức độ chênh lệch giữa các vùng về thu hút vốn đầu tư là tương đối lớn và đồng thuận với mức độ thuận lợi của yếu tố kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng. Thực trạng cho thấy nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào tỉnh Nam Định phân bố không đồng đều giữa các vùng, địa phương trong tỉnh, tập trung nhiều vào các địa bàn thành phố Nam Định và 1 số huyện lân cận. Riêng vốn đầu tư FDI, cả tỉnh có 4 huyện chưa được các nhà đầu tư tư nước ngoài quan tâm khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Đó là huyện Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Vụ Bản.
- Hiệu quả hoạt động và kết quả thực hiện đầu tư của các dự án đầu tư còn thấp. Chất lượng của một số dự án đầu tư còn thiếu tính khả thi, do khi lập dự án nhà đầu tư chưa nghiên cứu kỹ các điều kiện để có thể triển khai thực hiện, nên khi đi vào sản xuất - kinh doanh thì gặp một số khó khăn như vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng, thiếu nguồn nguyên liệu, thiếu nguồn lao động tại chỗ có tay nghề
đáp ứng nhu cầu hoặc khó khăn về thị trường tiêu thụ dẫn đến không thể thực hiện hết công suất như đã thiết kế ban đầu, giá thành sản phẩm cao... nên không ít doanh nghiệp đã không cạnh tranh được trên thị trường, dẫn đến thua lỗ...
Đặc biệt trên địa bản tỉnh vào những năm 2007, 2008 các doanh nghiệp đăng ký đầu tư trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu thủy tăng lên không ngừng. Năm 2007 có 9/44 dự án và năm 2008 có tới 24/62 dự án đầu tư ở ngoài các KCN là các dự án đóng tàu. Các đơn vị đóng tàu nằm chủ yếu là dọc khắp các triền sông Ninh Cơ và ở cửa biển. Tại 9/10 huyện, thành phố của tỉnh đều có đơn vị đóng tàu. Các khu vực như: Thị trấn Xuân Trường, (huyện Xuân Trường), Cát Thành (huyện Trực Ninh)... trở thành những "đại công xưởng đóng tàu". Không chỉ các doanh nghiệp có truyền thống về cơ khí mà ngay cả những người trước đây chưa từng biết đến ngành đóng tàu là gì cũng đăng ký, vay vốn, đầu tư đóng tàu. Theo số liệu của Sở Công thương Nam Định thì năm 2007 là năm ngành công nghiệp đóng tàu Nam Định phát triển mạnh nhất, với sản lượng sản xuất đạt 500 con tàu (loại trọng tải từ 5.000 tấn trở xuống) được hạ thuỷ, xuất bến. Ngành đóng tàu ở Nam Định đã tạo việc làm cho trên 11.500 lao động với mức thu nhập bình quân đạt từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Nhưng chỉ sau 2 năm ồ ạt đầu tư tưởng như Nam Định sẽ trở thành một trung tâm đóng tàu lớn của cả nước đang rộng mở với một tương lai xán lạn. Thế nhưng một bức tranh về ngành công nghiệp đóng tàu tại Nam Định lại trở nên “u ám” hơn bao giờ hết. Dấu hiệu của sự tụt dốc đi xuống bắt đầu từ tháng 4 năm 2008. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đình đốn của ngành đóng tàu ở Nam Định chính là do việc xuất lậu than bị ngăn chặn, bởi phần lớn số tàu do các đơn vị ở Nam Định sản xuất ra là phục vụ cho việc vận chuyển than lậu ra nước ngoài hoặc theo con đường than lậu chủ yếu là xuất sang Trung Quốc và các tàu được bán luôn cùng với than. Do đó, khi việc xuất lậu than bị ngăn chặn thì ngành đóng tàu ở Nam Định bị “mắc cạn”. Qua đó thể hiện việc tính toán tính khả thi khi lập dự án của các nhà đầu tư chưa được quan tâm, chưa nghiên cứu kỹ thị trường, thể hiện việc đầu tư mang tính chất phong trào.
Đối với doanh nghiệp FDI, theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Nam Định, trong tổng số 29 dự án FDI đã đi vào hoạt động năm 2010 chỉ có 21 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Có thể do nhiều nguyên nhân như do yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do môi trường đầu tư không thuận lợi,... nhưng cũng có một nguyên nhân là do doanh nghiệp cố tình hạch toán lỗ hoặc không lãi (do kê khai giảm giá đầu ra, kê khai tăng giá trị đầu vào như giá trị máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu,...). Việc không quản lý được kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp đã dẫn đến hiện tượng trốn thuế gây thất thu ngân sách, tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động giữa các doanh nghiệp.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường khi triển khai thực hiện các dự án. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp trong hoạt động đều có phát sinh nước thải sản xuất ra nhưng chỉ trang bị hệ thống xử lý nước thải cục bộ, mang tính tự nhiên là phổ biến, vì vậy hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn để cho ra môi trường không cao, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành dệt may. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đúng mức đến yếu tố môi trường vì muốn tiết kiệm chi phí, nên chỉ thực hiện mang tính đối phó; đồng thời cũng còn nguyên nhân là do cơ quan quản lý hành chính Nhà nước còn buông lỏng trong công tác quản lý, thiếu đôn đốc, kiểm tra nhắc nhở các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp gây ô nhiễm. Từ các vấn đề trên cho thấy, nếu không có biện pháp chấn chỉnh ngay từ bây giờ thì tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước trong thời gian tới sẽ không được cải thiện, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và đời sống của người dân.
2.3.2.2. Hạn chế trong công tác quản lý nhà nước
Nhận thức về thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian qua còn nhiều nóng vội, mặc dù vấn đề thu hút đầu tư đã được quan tâm rất nhiều nhưng Nam Định vẫn chưa có một chiến lược và cơ chế chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc, định hướng phân vùng, ngành nghề thật cụ thể trong kêu gọi thu hút đầu tư nhằm đảm bảo tính hiệu quả bền vững cho quá trình phát triển KT - XH của địa phương. Chưa thật sự chủ động trong tiếp xúc, kêu gọi và định hướng cho các nhà đầu tư nhất là về vấn đề