Phương pháp dạy học tương tác

Một phần của tài liệu Dạy học tương tác ảo tin học văn phòng tại các trường Đại học công nghệ (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC TƯƠNG TÁC ẢO TIN HỌC VĂN PHÒNG

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Công nghệ dạy học tương tác

1.1.2.3. Phương pháp dạy học tương tác

Phương pháp dạy học tương tác là phương pháp vận dụng bộ ba nguyên lí và bộ ba ứng xử sư phạm tương tác với sự lựa chọn phương tiện tương tác và hình thức tổ chức dạy học thích hợp sao cho quá trình dạy học về cơ bản là quá trình học bằng làm của người học. Nói một cách cụ thể, đó là phương pháp:

+ Dạy học với người học là trung tâm và các tác nhân tham gia có văn hoá ứng xử tương ứng (tức là văn hoá ứng xử theo nghĩa Động lực học lớp học, mục 3.2.6);

11

+ Dạy học theo tiếp cận công nghệ, tích hợp lý thuyết với thực hành, học bằng làm, ở đây thực hành làm đều có thể là về thể chất, về trí tuệ, thật hoặc ảo, tuỳ điều kiện cụ thể cho phép;

+ Dạy học hướng nghiên cứu với mức độ và hình thức tổ chức thích hợp với tiến trình dạy học cụ thể (ví dụ, ở các trường cao đẳng hay đại học công nghiệp, có thể dạy học nêu vấn đề hay dạy học tựa nghiên cứu, ... với môn khoa học đại cương nào đó ở học kỳ đầu, dạy học theo dự án hay dạy học tích hợp nghiên cứu, ... với môn kỹ thuật chuyên ngành nào đó ở học kỳ cuối, ...)

- Hình thức tổ chức dạy học tương tác

Trong công nghệ dạy học tương tác, hình thức tổ chức dạy học vẫn là những hình thức truyền thống, quen thuộc, như lên lớp lý thuyết, thực hành (bài tập, thí nghiệm, thực tập, ...), hoặc tích hợp lý thuyết với thực hành, tự học, học nhóm, semina, ...

chỉ khác ở những gì do định hướng tương tác hiện đại và điều kiện tương tác hiện đại dẫn đến, như người học là trung tâm, học bằng làm, cả làm thực và làm ảo, vào mọi lúc, ở mọi chỗ, với mọi mức độ (nếu cần), với sự hướng dẫn và giúp đỡ của người dạy, trong bối cảnh giáp mặt, qua mạng hoặc phối hợp giáp mặt với qua mạng (cg. hỗn hợp hay B-Learning).

Hình thức tương tác qua mạng còn được phân làm hai loại: đồng bộ (cg. đồng thời hay thời gian thực), trong đó các thành viên có thể tương tác đồng thời với nhau hoặc với cùng một đối tượng thứ ba (ví dụ, học tập cộng tác trực tuyến [1], trò chơi trực tuyến nhiều vai) và không đồng bộ. (cg. không đồng thời) như eLearning, ...

- Nguyên tắc thiết kế quy trình dạy học tương tác

Dạy học tương tác với người học là trung tâm đòi hỏi người học phải được chuẩn bị tối thiểu cần thiết về phương tiện, phương pháp và kỹ năng tương tác, nhất là tương tác ảo, để tiếp thu được những hướng dẫn của người dạy và thực hiện được những thao tác theo chỉ định, trong từng bài dạy cụ thể, với thời lượng đã định trong giáo án. Vì thế, khi thiết kế quy trình dạy học tương tác cho một bài cũng như cho một môn, cần chú ý những nguyên tắc sau:

12

+ Bước chuẩn bị phương tiện và kỹ năng tương tác thích hợp có ý nghĩa tiên quyết đối với tính khả thi và hiệu quả của tiến trình thực hiện. Với một phần mềm tương tác cụ thể, tính hợp lý của quy trình còn phụ thuộc, thậm chí cả cách nhập một tuỳ chọn tương tác, chẳng hạn, bằng biểu tượng hay thực đơn ngữ cảnh, vì thế người dạy cần có kỹ năng tương ứng với kiến thức về phương tiện và phương pháp;

+ Quy trình dạy học tương tác chú trọng tích hợp lý thuyết với thực hành theo tiếp cận công nghệ, dù bài dạy thuộc loại lý thuyết hay thực hành. Sở dĩ thế là vì hai lẽ:

(1) Ở đây thực hành được hiểu theo hai nghĩa: thực hành thể chất và thực hành trí tuệ. Thực hành thể chất giúp người học rèn luyện kỹ năng thao tác thể chất (tạo hình, biến hình, dời hình,...), thực hành trí tuệ giúp người học rèn luyện kỹ năng thao tác trí tuệ (từ hình thành ý tưởng tới thiết kế quy trình,...). Nhờ phương tiện tương tác hiện đại, cả hai loại thực hành này đều có thể là thực hoặc ảo, và nhiều khi có khả năng chuyển hoá giữa hai loại: trí tuệ thành thể chất và ngược lại.

(2) Người học là trung tâm, là tác nhân chính, tự mình thực hiện những gì được gợi ý, hướng dẫn, nghĩa là tự mình thực hiện những thao tác (hay thực hành) trí tuệ hoặc thể chất, do mình lựa chọn. Như vậy quy trình dạy học tương tác là tổ hợp có cấu trúc của những bước hướng dẫn thực hành trí tuệ và thể chất, nghĩa là một quy trình tích hợp lý thuyết với thực hành, nhằm thực hiện tốt nhất nội dung và mục tiêu dạy học.

+ Quy trình dạy học tương tác chú trọng dạy học hướng nghiên cứu với nhiều mức độ khác nhau. Như đã biết, trong dạy học tương tác, với chức năng hướng dẫn và giúp đỡ, người dạy thường dùng các phương pháp dạy học tích cực, hướng nghiên cứu, như nêu và giải quyết vấn đề, ... để người học tự khám phá, phát kiến tri thức “mới”. Nếu là “mới” ở mức độ chủ quan thông thường, nghĩa là mới với người học nhưng quen thuộc với mọi người dạy môn học tương ứng hoặc có thể tìm thấy trong các sách giáo khoa hay bài tập hữu quan, thì gọi là dạy học hướng nghiên cứu mức thấp. Với trình độ cao

13

đẳng và đại học, quy trình dạy học tương tác cần có thêm những bước hướng dẫn người học tìm ra những tri thức “mới” chủ quan ở mức cao hơn, tức là mức tập dượt nghiên cứu, cũng có thể là tri thức mới khách quan ở mức tập dượt, như: chưa có tiền lệ trong các sách giáo khoa hay bài tập hiện hành và có thể chưa quen thuộc với nhiều người dạy môn học tương ứng. Rất dễ tạo ra những tình huống này với các phần mềm dạy học kiểu trò chơi tương tác.

+ Quy trình dạy học tương tác chú trọng kiểm tra và điều khiển xen kẽ thích hợp, nghĩa là quy trình được phân thành một số giai đoạn thích hợp và linh hoạt (không những ngay từ khi khởi thảo quy trình mà cả trong tiến trình thực hiện, tùy năng lực ứng tác (adlib) của người dạy, mỗi giai đoạn có thể gồm một hoặc nhiều bước), sau mỗi giai đoạn luôn có một trắc nghiệm dạng

“nếu...thì…", nhằm kiểm tra để ra quyết định: nếu đạt thì làm bước kế tiếp, nếu không đạt thì làm lại từ bước thích hợp, đảm bảo kết quả dạy và học tốt nhất từng đoạn, tiến đến tốt nhất toàn cục. Vì thế cũng có thể nói theo nghĩa tối ưu hoá, quy trình dạy học tương tác là một quy trình có tính quy hoạch động.

Những quy trình dạy học tương tác mà kết quả học tập phụ thuộc, ở mức độ nhất định, vào kỹ năng thực hành, nhất là thực hành ảo với phương tiện tương tác không dễ thành thạo, cần lưu ý thích đáng tới nguyên tắc này.

Phương pháp dạy học tương tác đã được sử dụng trong thực tiễn dạy học giáp mặt ở nước ta, kể từ khi các phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, được khởi xướng, tuy nhiên mới chỉ ở mức độ hạn chế, do phương tiện tương tác chủ yếu vẫn là phương tiện truyền thống. Gần đây, ứng dụng CNTT&TT trong dạy và học đã được rất nhiều Cơ sở giáo dục và đào tạo đặc biệt chú trọng: những bài giảng, báo cáo, luận văn, luận án,...có sử dụng phần mềm thiết kế, tính toán, mô phỏng,..., được trình bày dưới dạng đa phương tiện với máy tính và máy chiếu, đã trở thành quen thuộc, không ít trường, lớp mẫu giáo hay tiểu học đã sử dụng bảng tương tác với bài học hoặc trò chơi tương tác, có trường dành riêng một hay vài phòng học chuyên dùng cho phương thức dạy học này, gọi là phòng học tương tác.

Tuy nhiên các hoạt động này thường chỉ diễn ra trong bối cảnh giáp mặt, các hoạt

14

động về dạy và học qua mạng (elearning hoặc trực tuyến) còn chưa nhiều, ngay cả ở các trường cao đẳng và đại học, nhất là với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

Một phần của tài liệu Dạy học tương tác ảo tin học văn phòng tại các trường Đại học công nghệ (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)