CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.6. Xử lí và phân tích kết quả kiểm nghiệm đánh giá
Dựa vào số liệu thu thập từ Phiếu xin ý kiến chuyên gia, bao gồm: mức độ khả thi của phương án tổ chức và công cụ thực thi của các đề xuất giải pháp dạy học tương tác qua mạng và tính hiệu quả của các đề xuất giải pháp dạy học tương tác qua mạng. Các mức độ khả thi được chia theo 3 mức: (1) không khả thi; (2) khả thi; (3) rất khả thi. Tính hiệu quả có 2 mức: có và không. Kết quả của các mức tính theo phần trăm (%) trên tổng số mẫu khảo sát được thể hiện ở các bảng sau:
84
TT Nội dung
Mức độ khả thi
1 2 3
1
Mức độ khả thi của đề xuất dạy học qua mạng theo hướng tương tác không đồng bộ
Phương án tổ chức học tập 0% 61.54% 38.46%
Công cụ thực hiện 0% 76.92% 23.08%
2
Mức độ khả thi của đề xuất dạy học qua mạng theo hướng tương tác đồng bộ
Phương án tổ chức học tập 7.69% 53.85% 38.46%
Công cụ thực hiện 0% 69.23% 30.77%
Bảng 3. 4: Tỷ lệ % ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ khả thi của các đề xuất dạy học tương tác qua mạng
Nội dung đánh giá Đánh giá
Có Không
Đề xuất dạy học qua mạng theo hướng tương tác không đồng bộ có tính hiệu quả không?
92.31% 7.69%
Đề xuất dạy học qua mạng theo hướng tương tác đồng bộ có tính hiệu quả không?
100% 0%
Bảng 3. 5: Tỷ lệ % ý kiến chuyên gia đánh giá tính hiệu quả
Như vậy, kết quả đánh giá cho thấy có trên 90% chuyên gia được hỏi cho rằng các đề xuất giải pháp dạy học tương tác qua mạng theo hướng đồng bộ và đồng bộ là khả thi và hiệu quả. Kết quả này cho thấy, đề xuất của LV có thể vận dụng vào thực tế dạy học qua mạng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của DHTT.
85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở chương 2, chương 3 đã tiến hành tổ chức hoạt động học tập môn tin học văn phòng tương tác qua mạng theo hướng tương tác đồng độ và không đồng bộ cho bài học: “Truy vấn dữ liệu”. LV đã tổ chức hoạt động học tập môn tin học văn phòng tương tác qua mạng theo hướng không đồng độ sử dụng công cụ Ispring suit 9 để xây dựng bài giảng và Moodle cloud để quản lý bài giảng. Đồng thời, LV đã đưa ra kịch bản tiến hành dạy học tương tác qua mạng theo hướng tương tác đồng bộ cho bài học: “Truy vấn dữ liệu” trong MTHT Office Online của Microsoft cụ thể là sử dụng công cụ Sharepoint và Microsoft team.
Trên cơ sở các đề xuất và cách thức tổ chức thực hiện hoạt động học tập tương tác qua mạng môn tin học văn phòng, LV đã đưa ra được đánh giá được tính khả thi, hiệu quả của các giải pháp bằng phương pháp chuyên gia. Kết quả đánh giá về ứng dụng công nghệ dạy học tương tác có thể được khái quát như sau:
Kết quả đánh giá cho thấy có trên 90% chuyên gia được hỏi cho rằng các đề xuất giải pháp dạy học tương tác qua mạng theo hướng đồng bộ và đồng bộ là khả thi và hiệu quả. Các mô tả đặc trưng về công nghệ (phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, kĩ năng dạy học) và phương án tổ chức dạy học trong từng đề xuất là phù hợp. Kết quả này cho thấy, các đề xuất của LV có thể vận dụng vào thực tế, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập, từ đó khẳng định giả thuyết là đúng.
Bên cạnh đó chương 3 tuy đã xây dựng được nội dung thực nghiệm cho một bài cụ thể ( mục 3.3.3) nhưng hạn chế lớn là chưa đưa vào thực nghiệm được trên người học mà mới chỉ lấy ý kiến chuyên gia về hiệu quả dự kiến của các đề pháp và công cụ thực thi.
86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Những yêu cầu đã đạt được
Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng trong khuôn khổ một luận văn cao học, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
+ Hệ thống được kiến thức về dạy học tương tác.
+ Tiến hành khảo sát thực tế để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
+ Đưa ra các đề xuất về phương án tổ chức và công cụ thực thi cho các phương pháp dạy học tương tác qua mạng theo hướng tương tác không đồng bộ và đồng bộ.
+ Xây dựng được bài giảng trực tuyến phần lý thuyết cho một bài học cụ thể theo phương án tổ chức hoạt động học tập tương tác hướng dẫn có cấu trúc, bài học đã được tải lên công cụ moodle cloud và hoạt động tốt trên website còn trên điện thoại vẫn còn một số chỗ bị lỗi font chữ.
+ Xây dựng được kịch bản thực hành theo phương án tổ chức học tập theo hướng đồng bộ cho một bài học cụ thể.
+ Lấy được ý kiến chuyên gia về mức độ khả thi, tính hiệu của các đề xuất về phương án tổ chức và công cụ thực thi cho các phương pháp dạy học tương tác qua mạng theo hướng không đồng bộ và đồng bộ.
- Hạn chế
Ngoài những điều đã đạt được trên, đề tài còn có những hạn chế:
+ Do thời gian ngắn nên số lượng mẫu để khảo sát thực tiễn và xin ý kiến đánh giá còn ít chưa đáp ứng được số lượng mẫu để đạt đến độ tin cậy, độ chính xác cần thiết.
+ Chưa xây dựng được một bài học cụ thể theo phương án tổ chức hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu độc lập.
+ Bài học chưa được kiểm chứng bởi người học để kiếm chứng giả thuyết đã nêu là đúng.
87 2. Khuyến nghị
- Nghiên cứu phương án tổ chức hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu độc lập, tìm công cụ để thực hiện.
- Tìm hiểu thêm các công cụ giúp tạo ra tương tác nhiều hơn giữa ND với NH, NH với NH.
Tác giả có tìm hiểu một số công cụ trước đó để ứng dụng cho việc dạy học. Nhưng tùy vào môn dạy hoặc điều kiện về con người, vật chất vốn có mà lựa chọn công nghệ cho phù hợp.
+ Adobe Connect là phần mềm được sử dụng để tạo thông tin và thuyết trình chung, tài liệu đào tạo trực tuyến, hội thảo web, mô-đun học tập và chia sẻ máy tính để bàn của người dùng. Tất cả các phòng họp được tổ chức thành
"nhóm"; với mỗi nhóm thực hiện một vai trò cụ thể. Chi tiết về công cụ tham khảo: https://www.adobe.com/products/adobeconnect.html.
+ Google Classroom là một công cụ tích hợp Google Docs, Google Drive và Gmail nhằm mục đích giúp giảng viên đơn giản hóa công việc giảng dạy.
Dưới đây là một số tiện ích:
• Một trong những lợi ích nổi trội của Google Class đó là giúp giảm thiểu được việc sử dụng giấy (in ấn tài liệu, nộp bài tập…) trong lớp học.
• Giúp giảng viên tổ chức và quản lý lớp dễ dàng, thuận tiện; tất cả tài liệu, bài tập và điểm đều ở cùng một nơi (trong Google Drive).
• Ngoài phiên bản web, Google Classroom đã có phiên bản trên Android và iOS cho phép người học truy cập vào Lớp học nhanh hơn, luôn cập nhật mọi thông tin về lớp học khi di chuyển.
• Tài khoản Google của Trường đã được cấp với dung lượng không giới hạn. Điều này là một thuận lợi rất lớn trong việc sử dụng Google Classroom, giảng viên có thể lưu trữ toàn bộ tài liệu giảng dạy, video tham khảo, hình ảnh lớp học, điểm,…ngay trên Drive của lớp học này và chia sẻ cho sinh viên mà không phải bận tâm về không gian lưu trữ.
• Giảng viên và sinh viên có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơi đâu (chỉ cần có laptop, tablet hay điện thoại có kết nối internet).
88
• Các thông báo tức thời và các trao đổi trên diễn đàn được thực hiện dễ dàng.
Tìm hiểu về ứng dụng truy cập liên kết: https://classroom.google.com.
+ Netsupport school: NetSupport School là giải pháp quản lý lớp học hàng đầu thị trường, cung cấp các tính năng giám sát, kiểm soát, cộng tác và đánh giá. Chi tiết về công cụ tham khảo: https://www.netsupportschool.com/.
- Tìm hiểu và đưa ra nhiều ứng dụng của bài học để gây hứng thú cho người học.
- Áp dụng Microsoft Access và Sharepoint vào thực tế để quản lý (thêm, sửa, xóa, truy xuất) dữ liệu: sinh viên, giáo viên online.
89