CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Xây dựng bài giảng tương tác ảo cho bài: “Truy vấn dữ liệu”
3.3.4. Xây dựng kịch bản dạy học tương tác ảo đồng bộ cho thực hành bài “Truy vấn dữ liệu”
“Truy vấn dữ liệu”.
- Để thực hiện việc luyện tập giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
- Sau khi các nhóm đã trao đổi giải quyết vấn đề xong, giáo viên sẽ yêu cầu ngẫu nhiên 1 sinh viên trình bày kết quả của nhóm.
Nội dung luyện tập tạo mẫu hỏi:
Cho hệ cơ sở dữ liệu gồm các bảng như sau:
Tbl_NhanVien(Danh sách nhân viên) FieldName DataType Size
MANV Text 3
HO Text 20
TEN Text 10
GIOITINH Yes/No NGAYSINH Date/Time DIENTHOAI Date/Time
DIACHI Text 50
MABP Text 3
Tbl_KhachHang(Danh sách khách hàng)
FieldName DataType Size
MAKH Text 5
TENKH Text 30
DIACHI Text 50
DIENTHOAI Text 11
FAX Text 20
Tbl_SanPham(Danh sách sản phẩm) FieldName DataType Size
MASP Text 5
TENSP Text 40
DVT Text 10
DONGIA Yes/No
Tbl_HoaDon(Hóa đơn)
FieldName DataType Size
SOHD Text 5
MAKH Text 5
MAVN Text 5
NGAYHD Date/Time 10 NGAYGIAO Date/Time
77 Tbl_BoPhan(Danh sách bộ phận)
FieldName DataType Size
MaBP Text 3
TenBP Text 40
Tbl_HoaDonCT(Chi tiết hóa đơn) FieldName DataType Size
SOHD Text 5
MASP Text 5
SOLUONG Number GIAMGIA Number Các bảng trên có mối quan hệ như sau:
- Mỗi hoá đơn do 1 Nhân viên lập, một Nhân viên có thể lập nhiều hoá đơn
- Mỗi hoá đơn được lập cho một khách hàng, một khách hàng có thể có nhiều hoá đơn
- Mỗi hoá đơn có nhiều dòng chi tiết, một dòng chi tiết chỉ thuộc một hoá đơn - Mỗi Nhân viên chỉ thuộc một bộ phận, một bộ phận có thể có nhiều nhân viên.
- Mỗi dòng chi tiết dùng ghi nhận số lượng, tỷ lệ giảm giá của một mặt hàng trong một hoá đơn, mỗi sản phẩm có thể xuất hiện ở các hoá đơn tiếp theo.
Yêu cầu:
➢ Nhóm 1:
• Đưa ra MANV, SODONHANG; trong đó SODONHANG là tổng số đơn hàng mà mỗi nhân viên đã lập
➢ Nhóm 2:
• Hiển thị SOHD, TENKH, DIACHI, PHONE, MASP, TENSP, DONGIA, SOLUONG của những đơn hàng có số lượng lớn hơn 20
78 Hoạt
động
Mục
đích Nội dung Ghi chú
1 Chuẩn
bị nội dung luyện tập
• GV: Hướng dẫn sinh viên đăng nhập vào site của lớp trên sharepoint để đồng bộ cơ sở dữ liệu
• SV: Đồng bộ dữ liệu về máy tính cá nhân để phục vụ việc luyện tập
• GV: Hướng dẫn sinh viên lấy câu hỏi luyện tập của nhóm để tiến hành luyện lập
Giáo viên sẽ đồng bộ cơ sở dữ liệu và đưa câu hỏi luyện tập lên site của lớp trước khi bắt đầu bài học này để sinh viên có thể đồng bộ về và xem trước
79
• SV: Có thể xem câu hỏi luyện tập trực tiếp trên sharepoint hoặc tải về máy để xem
2 Tạo
tâm thế vào bài
• GV:
Xin chào các em!
Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu các bước để tạo được mẫu hỏi và cùng làm quen với dạng mẫu hỏi cơ bản. Trong tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một số cách thức để xây dựng mẫu hỏi giúp chúng ta có thể ứng dụng đa dạng hơn đối với các bài toán trong thực tế.
Chúng ta cùng bắt đầu vào tiết học hôm nay bằng việc giải quyết 2 bài tập ở trên.
Giáo viên tạo tâm thế vào bài thông qua chat text hoặc video
3 Giải quyết tình huống
• SV: Các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thảo luận về các câu hỏi và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề đó. Trong trường hợp vấn đề khó mà nhóm không thể giải quyết được thì có thể nhờ giáo viên hướng dẫn cách làm
80
• GV: Theo dõi sự trao đổi của các thành viên trong nhóm, nếu nhóm có vướng mắc về câu hỏi thì giáo viên có thể hướng dẫn cho nhóm đó
* Giải quyết tình huống 1:
• GV: Các em cùng nhau theo dõi yêu cầu của bài tập 1 và xác định yêu cầu cần phải làm để giải quyết tình huống này
• SV: Ở bài tập này, yêu cầu mà chúng ta phải làm được đó là:
+ Gộp được các bản ghi theo nhóm ứng với mỗi nhân viên
+ Đếm được số bản ghi trong nhóm đã gộp được
• GV: Việc em xác định các yêu cầu trên khá là đúng, để thực hiện được các yêu cầu này ACCESS
có hỗ trợ chức năng trên thanh công cụ
• SV: Cùng nhau trao đổi, tìm hiểu các hàm mà chức năng Total hỗ trợ để giải quyết tình huống
81
• GV kết luận: Vâng, chức năng Total sẽ giúp chúng ta giải quyết được yêu cầu mà bài toán đưa ra:
+ Để gộp được các bản ghi theo nhóm ứng với mỗi nhân viên thì tại trường Total của cột MANV chúng ra sẽ chọn Group By
+ Để đếm được số bản ghi theo nhóm đã gộp được thì tại trường Total của cột SODONHANG chúng ta sẽ chọn Count
Như vậy, với việc sử dụng chức năng Total trong ACCESS thì bài toán đã được giải quyết
* Giải quyết tình huống 2:
• GV: Các em cùng nhau quan sát câu hỏi của bài tập 2 và xác định yêu cầu cần giải quyết
• SV: Với bài tập này thì yêu cầu đó là:
+ Hiển thị thông tin của các trường ở nhiều bảng có mối quan hệ với nhau
+ Lọc theo điều kiện SOLUONG > 20
• GV: Đúng vậy, với việc hiển thị các trường của nhiều bảng có mối quan hệ với nhau thì ở bước chọn các table đưa vào tạo biểu mẫu chúng ta cũng sẽ chọn các table chứa các trường liên quan; việc đặt điều kiện lọc sẽ làm như bình thường đối với truy vấn trên 1 bảng
• SV: Trao đổi, tìm hiểu theo hướng làm mà giáo viên đã hướng dẫn
• GV kết luận: Như vậy, chúng ta chỉ cần kết hợp nhiều bảng trong việc tạo mẫu hỏi và đưa ra điều kiện lọc bình thường là bài toán có thể giải quyết
82
• SV: Sau khi các nhóm cùng trao đổi và giải quyết vấn đề của bài toán xong, sẽ quay về group chat chung của lớp.
• GV: Gọi ngẫu nhiên sinh viên của mỗi nhóm trước đó trình bày lại cách giải quyết vấn đề
• SV: 1 sinh viên mỗi nhóm trình bày, các sinh viên khác cùng theo dõi, góp ý và bổ sung
Việc gọi ngẫu nhiên sẽ giúp sinh viên ý thức được trách nhiệm tham gia thảo luận trong nhóm
4 Tổng
kết vấn đề
• GV: Sau khi các nhóm đã trình bày xong vấn đề của mình giáo viên sẽ tổng hợp những vấn đề cần ghi nhớ trong phần luyện tập bao gồm:
+ Sử dụng chức năng Total để thực hiện việc gộp nhóm cũng như thực hiện việc tính toán trên nhóm đã gộp
+ Kết hợp nhiều bảng có mối quan hệ với nhau trong tạo mẫu hỏi
• SV: chú ý theo dõi, ghi nhớ phần tổng hợp lại của giáo viên
Bảng 3. 3: Kịch bản luyện tập của bài “Truy vấn dữ liệu”