CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC VỚI
1.4. Hợp tác giữa trường cao đẳng và doanh nghiệp trong đào tạo nghề
1.4.1. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc hợp tác a) Khái niệm về hợp tác
Hợp tác là sự kết hợp của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả so với hợp tác. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác dựa
trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hãm hại đến lợi ích của người khác.
Là hình thức phân công lao động sản xuất xã hội, trong đó một nhóm người cùng nhau tham gia vào một quá trình sản xuất hay các quá trình sản xuất khác nhau song có quan hệ mật thiết với nhau.
b) Vai trò của hợp tác
+ Bảo vệ các thành viên của cộng đồng người trước các địch thủ muốn tiêu diệt thành viên của hội đồng.
+ Khai thác thế mạnh và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tự nhiên.
+ Phát huy sức mạnh cũng như hạn chế điểm yếu của mỗi cá nhân.
c) Nguyên tắc của hợp tác
+ Mục tiêu giống nhau, tự nguyện làm việc với nhau. Sự tự nguyện bắt nguồn từ sự nhận thức về những kết quả quá trình hợp tác mang lại chứ không phải là vì các yếu tố phi hợp tác mang lại.
+ Không giới hạn bởi địa bàn hành chính và các yếu tố khác (tôn giáo, giới tính…).
+ Có mục tiêu định trước. Mọi người chỉ tham gia hợp tác một cách bền vững và với tinh thần tích cực và chỉ khi họ thấy được rõ những lợi ích từ hợp tác mang lại.
1.4.2. Nhu cầu liên kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp
Liên kết đào tạo giữa cơ sở Đào tạo Nghề và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. ( Trịnh Thị Hoa Mai ,2008) Để đáp ứng nhu cầu của chính doanh nghiệp, rất nhiều các tập đoàn, tổng công ty lớn đã đầu tư, tổ chức lớp đào tạo tại nơi làm việc nhằm phục vụ yêu cầu đặc thù của công việc. Với mục tiêu tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp, đào tạo lại nhân lực vừa gây tốn kém thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp.
Chính vì thế, hợp tác với Nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực mới,
đảm bảo yêu cầu, có thể làm việc ngay khi được tuyển dụng là một nhu cầu cấp thiết.
Theo các kết quả khảo sát gần đây ( ) về định hướng nghề nghiệp, thực tập tại doanh nghiệp cho thấy sinh viên được thực hành, thực tập tại doanh nghiệp ngay trong thời điểm đang trên ghế nhà trường có ảnh hưởng lớn đến kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.
1.4.3. Vị thể của doanh nghiệp trong hệ thống Đào tạo Nghề.
Trong quá trình Đào tạo nghề, phải xác định rõ, các doanh nghiệp, nhu cầu của doanh nghiệp về nguồn lao động là một mắt xích quan trọng trong quá trình đào tạo. Không chỉ hỗ trợ cho việc đào tạo nghề như đối tác hỗ trợ về thực hành, thực tập, tiếp nhận và sử dụng lao động. Doanh nghiệp còn là bộ phân quan trọng tham gia vào hoạt động đào tạo như : xây dựng chương trình, thực hiện chương trình, hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng dạy, đánh giá và sử dụng sản phẩm đào tạo … Mối quan hệ giữa nhà Trường và Doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi ích tương hỗ cho cả Nhà trường, doanh nghiệp, người học và xã hội nói chung.
Trong hệ thống Đào tạo Nghề, phải đặt doanh nghiệp, yêu cầu của doanh nghiệp về nguốn nhân lực chuyên môn phù hợp ở một vị trí thiết yếu. Nguồn lao động đào tạo ra phải đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của Doanh nghiệp.
Việc lựa chọn mô hình hợp tác với doanh nghiệp phù hợp sẽ tạo ra tính hiệu quả trong công tác đào tạo nói chung cũng như trong việc sử dụng lao động của doanh nghiệp.
1.4.4. Các hình thức hợp tác giữa nhà Trường và doanh nghiệp
i)Hợp tác với doanh nghiệp trong việc biên soạn bài giảng, chương trình đào tạo nghề cho sinh viên. Đây là biện pháp hiệu quả nhất trong việc vừa đáp ứng nhu cầu kiến thức cho sinh viên, vừa đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp mong muốn. Tạo ra sự gắn kết giữa Nhà trường và
doanh nghiệp.
ii) Hợp tác với doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khả năng lưu chuyển của sinh viên: bằng cách tạo ra các cơ chế hỗ trợ , ví dụ như đưa sinh viên đi thực tập và tạo ra cơ hội giao lưu để sinh viên có thể trải nghiệm nhiều khía cạnh phong phú của thế giới bên ngoài nhà trường. Tăng cường phối hợp với phòng nhân sự của các công ty, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên đến với thế giới việc làm.
iii) Thúc đẩy sự vận động, lưu chuyển của giới hàn lâm: Khuyến khích những hoạt động giao lưu hay hợp đồng làm việc ngắn hạn của giới hàn lâm trong các doanh nghiệp nhằm xây dựng quan hệ, chia sẻ quan điểm và nắm bắt thực tế. Cần có luật lệ, quy định để quyền lợi của giảng viên (như hưu bổng, kỳ nghỉ, sự thăng tiến, v.v.) không bị ảnh hưởng bởi thời gian làm việc ngắn hạn như thế.
iv)Hợp tác trong nghiên cứu: Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà trường và doanh nghiệp. Mục đích của sự hợp tác này là đạt đến sự hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của nhà trường, thực hiện các dự án liên kết mà nhà trường và các doanh nghiệp cùng tiến hành. Các trường có thể tìm kiếm sự hợp tác này bằng cách chủ động giới thiệu với các doanh nghiệp những chương trình nghiên cứu khả dĩ đem lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp.
Kết luận Chương I
Hiện nay, chất lượng đào tạo nhìn chung vẫn chưa cao, sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm hoặc việc làm không phù hợp. Trong khi đó các Doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng yêu cầu công việc của Doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà trường và Doanh nghiệp để nắm bắt thông tin về nguồn lao động, vẫn có khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng, giữa cung và cầu. Nhà trường vẫn đào tạo theo khả năng của Nhà trường chứ chưa để ý tới nhu cầu của các Doanh nghiệp điều này dẫn đến sự mất cân đối lớn về cung và cầu, không đáp ứng nhu cầu đào tạo của Doanh nghiệp gây lãng phí, giảm hiệu quả đào tạo. Do đó việc hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp sẽ phần nào giải quyết được vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp.