CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH KHOA HÀ NỘI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ
2.2. Thực trạng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng Nghề Bách khoa Hà Nội
2.2.5. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong Nhà trường
2.2.5.1. Về đội ngũ CBQL và Giảng viên: 189 người; trong đó Giảng viên có học vị tiến sĩ là 12 người, số Giảng viên có trình độ thạc sĩ là 126 người, Giảng viên thỉnh giảng là 52 người.
2.2.5.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Hiện nay, Trường CĐN Bách khoa Hà Nội đang đào tạo hệ CĐN chính quy kéo dài 2,5 - 3 năm. Thời gian tối đa cho phép để hoàn thành khóa học là 5 năm tính từ khi sinh viên (SV) nhập học. Trong quá trình học, SV có thể xin tạm dừng nếu có lý do chính đáng. Sinh viên liên hệ Phòng Đào tạo & QLSV để làm thủ tục xin bảo lưu kết quả học tập.
Chương trình đào tạo các nghề khối kỹ thuật (nghề do khoa Cơ khí, Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Điện & Bảo dưỡng Công nghiệp phụ trách) chia làm 6 học kỳ (mỗi năm học 2 học kỳ), trong đó học kỳ 1 học các môn học chung, học kỳ 2, 3, 4, 5 học các môn học chuyên môn nghề (chi tiết từng nghề đào tạo có tại phụ lục 1), học kỳ 6 làm đồ án tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo các nghề khối kinh tế (nghề do khoa Kinh tế &
Quản lý phụ trách) chia làm 5 học kỳ (mỗi năm học 2 học kỳ), trong đó học kỳ 1 học các môn học chung, học kỳ 2, 3, 4 học các môn học chuyên môn nghề (chi tiết từng nghề đào tạo có tại phụ lục 1), học kỳ 5 thi tốt nghiệp.
Mỗi học kỳ sinh viên học từ 7 đến 10 môn (không kể học kỳ cuối). Tổng số giờ sinh viên phải hoàn thành trong cả khóa học < 3000 giờ, trong đó 1/3 thời gian học lý thuyết và 2/3 thời gian học thực hành. Vào đầu học kỳ, SV đăng ký mua sách bài giảng, giáo trình do nhà trường phát hành qua giáo viên chủ nhiệm (GVCN) để làm tài liệu trong quá trình học và làm bài thi. Sách được nhà trường tái bản, chỉnh sửa bổ sung hàng năm.
Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và nghề học theo nguyện vọng của SV, nhà trường sẽ có quyết định sắp xếp SV vào học các nghề đào tạo của trường. Từ học kỳ 2 của khóa học, SV sẽ học theo lớp nghề đã đăng ký.
Để khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong Nhà trường, học viên đưa ra 7 nội dung về quản lý hoạt động học tập:
Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ học tập; Quản lý nội dung học tập của sinh viên;
Quản lý phương pháp học tập của sinh viên; Quản lý hình thức tổ chức học tập của sinh viên; Quản lý về thời gian học tập của sinh viên; Kiểm tra, đánh giá kết học tập của sinh viên và Bảo đảm các điều kiện, môi trường hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên được đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện như sau:
- Số lượng phiếu khảo sát: 100 phiếu
+ Số phiếu khảo sát đối tượng CBQL và GV: 50 phiếu + Số phiếu khảo sát đối tượng sinh viên: 50 phiếu + Số phiếu phát ra: 100 phiếu
+ Số phiếu thu về: 100 phiếu + Số phiếu hợp lệ: 100 phiếu
Bảng 2.2.5. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên Đơn vị tính%
STT Nội dung
Số lượng
khảo sát
CBQL, Giảng viên
Sinh viên
Cần thiết
Không cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
1
Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ học tập
100 - Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu
học tập 100 0 95 5
- Quán triệt mục tiêu và nhiệm
vụ đến từng sinh viên 80 20 85 15
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tập
100 0 100 0
2
Quản lý nội dung học tập của sinh viên
- Xác định nội dung, chương
trình phù hợp 100 100 0 100 0
- Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ 100 0 95 5
thể, địa điểm học tập của từng khóa học
- Thay đổi nội dung, chương
trình đào tạo 100 0 100 0
3 Quản lý phương pháp học tập của sinh viên
- Hướng dẫn các phương pháp học tập cụ thể cho sinh viên
100
80 20 85 15
- Bồi dưỡng phương pháp tự học
cho sinh viên 70 30 75 25
- Đổi mới phương pháp của
giảng viên theo hướng tích cực 100 0 100 0 4 Quản lý hình thức tổ chức học
tập của sinh viên
- Quản lý hoạt động học tập chính khóa trên lớp
100
95 5 100 0
- Quản lý hoạt động thực hành,
thực tập tại Trường 90 10 100 0
5 Quản lý thời gian học tập của sinh viên
- Giám sát việc thực hiện thời khóa biểu trong ngày
100
80 20 90 10
- Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có thời gian học tập và sử dụng thời gian một cách linh hoạt, hiệu quả
85 15 100 0
6 Kiểm tra, đánh giá học tập của sinh viên
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên khách quan, toàn diện, hệ thống
100
100 0 100 0
- Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
100 0 100 0
7
Đảm bảo các điều kiện, môi trường hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên
- Bảo đảm CSVC, phương tiện dạy và học để thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ học tập 100
100 0 98 2
- Phối hợp toàn diện giữa Nhà
trường – Gia đình – Xã hội 85 15 75 25
Kết quả khảo sát thể hiện:
Quản lí mục tiêu, nhiệm vụ học tập: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu học tập các môn học: CBQL, GV cho rằng cần thiết là 100%; Sinh viên 95% và không cần thiết là 5%.
Quản lý nội dung học tập của sinh viên: Xác định nội dung, chương trình phù hợp: CBQL, GV cho rằng cần thiết là 100%; Sinh viên cũng cho rằng là cần thiết: 100%.
Quản lý phương pháp học tập của sinh viên: Hướng dẫn các phương pháp học tập cụ thể cho sinh viên: CBQL và GV cho rằng mức độ cần thiết là 80% còn Sinh viên là 85%.
Quản lý thời gian học tập của sinh viên: Giám sát việc thực hiện thời khóa biểu trong ngày: CBQL và GV cho rằng: Cần thiết là 80% còn Sinh viên cho rằng: Cần thiết là 90%.
Đảm bảo các điều kiện, môi trường hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên: CBQL, GV cho rằng: Cần thiết là 100%. Sinh viên 98%.