CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH KHOA HÀ NỘI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ
2.6. Những khó khăn , bất cập trong mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và
Doanh nghiệp chưa được tham gia và đóng góp ý kiến về xây dựng chương trình đào một cách chi tiết, thường xuyên. Do đó kiến thức của sinh viên nhận được sau khi ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Nguyên nhân chính xuất phát từ mặt nhận thức chưa đủ, chưa đúng về nhu cầu gắn kết và hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp, chưa có sự đồng điệu trong tư duy, bắt nguồn từ sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về lợi ích và thế mạnh của nhau. Nhà nước chưa có chính sách cụ thể để phát triển và duy trì mối gắn kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp. Sự gắn kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp chưa thực sự là nhu cầu bức thiết. Nhà trường còn thụ động, chưa nhận thức được sự phát triển của Nhà trường có phần đóng góp của ở sự hợp tác hiệu quả với Doanh nghiệp. Về phía Doanh
60 53.33
50 46.66 46.67
40 40
30
20
20 20 20
13.33 13.33 6.67
13.3
10 6.67 6.67
Không hiệu Hiệu quả thấp quả
Hiệu quả Hiệu quả cao Không ý kiến
nghiệp, nhiều Doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực chất lượng cao, có trình độ, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế lại gặp khó khăn.
Kết luận Chương II
Trong hợp tác đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp, Nhà trường đóng vai trò là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong đào tạo như thực hiện nội dung, chương trình, chất lượng đào tạo, cấp bằng cho người được đào tạo... Doanh nghiệp đóng vai trò là đơn vị phối hợp, hỗ trợ chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý, phục vụ cho quá trình đào tạo, sử dụng sản phẩm đào tạo...Quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp là quan hệ biện chứng tương hỗ vì lợi ích của cả hai phía cũng như lợi ích chung của toàn xã hội. Từ mối liên kết này, Nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra những “sản phẩm” được trải nghiệm hoạt động thực tiễn. Về phía Doanh nghiệp, lâu dài sẽ tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định, góp phần đưa họ vững vàng trong cạnh tranh và vươn lên trong hội nhập. Như vậy, về tổng thể, hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp đã, đang và tạo ra những “sản phẩm” gắn liền với yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, giúp các Doanh nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Qua quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng hợp tác đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội với Doanh nghiệp, học viên nghiên cứu đưa ra những kết luận sau:
Nhà trường bước đầu cũng đã xây dựng được mô hình liên kết đào tạo đối với Doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn chưa chủ động và thường xuyên. Hiện nay, Nhà trường chỉ hợp tác đào tạo với những đơn vị, Doanh nghiệp đã có mối quan hệ trước; còn những đơn vị khác, rất khó tiếp cận vì nhiều lý do. Phần lớn Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chưa có chiến lược về nguồn nhân lực nên khó dự báo nhu cầu lao động để “đặt hàng” với Nhà trường; kinh tế gặp khá nhiều khó khăn cũng khiến Doanh nghiệp thờ ơ với việc liên kết đào tạo.
Tay nghề của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội được các Doanh nghiệp đánh giá tốt nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của Doanh nghiệp.
Sự hợp tác giữa Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội với Doanh nghiệp chưa chặt chẽ, chỉ hợp tác nhận sinh viên thực tập và nhận sinh viên tốt nghiệp vào làm. Việc liên kết đào tạo ở một số Doanh nghiệp chỉ thông qua thỏa thuận miệng giữa các bên mà chưa có văn bản pháp lý nào được thực hiện.
Từ việc tổng hợp những phân tích thực trạng đào tạo và liên kết đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội học viên nghiên cứu, định hướng và đề xuất giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội và Doanh nghiệp ở chương tiếp theo.