CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH KHOA HÀ NỘI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ
2.4. Thực trạng hợp tác với Doanh nghiệp trong Nhà trường hiện nay
Về quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo nghề *Mục tiêu khảo sát:
Khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng về nội dung quản lý hoạt động đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội
* Nội dung khảo sát:
- Thu thập thông tin về tình hình thực hiện mục tiêu đào tạo . - Nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo.
- Đội ngũ giảng viên, sinh viên.
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
- Công tác tuyển sinh, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề.
* Lựa chọn công cụ và thiết kế phiếu khảo sát - Lựa chọn công cụ đánh giá
- Thông tin khảo sát được thu thập từ nhiều nguồn, đối tượng và nội dung khác nhau nên người nghiên cứu lựa chọn công cụ nghiên cứu là bảng hỏi để khảo sát.
- Thiết kế phiếu khảo sát:
Phiếu khảo sát gồm 2 phần, phần thông tin chung và phần ý kiến đánh giá. Các tiêu chí khảo sát đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế của Trường.
- Số phiếu khảo sát: 50 phiếu
- Số phiếu phát ra: 50 phiếu - Số phiếu thu về: 50 phiếu - Số phiếu hợp lệ: 50 phiếu - Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu
Thời gian tiến hành khảo sát: Tháng 4 - 5/2018
Bảng 2.4.1: Thực trạng về nội dung quản lý hoạt động đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề Bách khoa Hà Nội
STT Nội dung quản lý hoạt động đào tạo
Rất quan trọng
Quan trọng Không quan trọng
Xếp thứ Slg Tỷ lệ Slg Tỷ lệ Slg Tỷ lệ
1 Quản lý mục tiêu đào tạo
40 80 % 1
2 Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo
6 12% 2
3 Quản lý đội ngũ giảng viên, sinh viên
6 12% 3
4 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
6 12% 4
5 Quản lý thông tin trong đào tạo dạy nghề
6 12% 5
6 Quản lý công tác tuyển sinh hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề
5 10% 6
Kết quả khảo sát cho thấy, 80% cho rằng quản lý mục tiêu đào tạo là rất quan trọng; 12% là quan trọng và 10% là không quan trọng.
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên khi học trong Trường (Đơn vị%).
Luận văn đã khảo sát qua phiếu hỏi của 100 sinh viên các Khoa về nội dung đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề Bách khoa Hà Nội cụ thể như sau:
- Số sinh viên Khoa Công nghệ thông tin tham gia khảo sát là: 25 - Số sinh viên Khoa Cơ khí tham gia khảo sát là: 25
- Số sinh viên Khoa Điện và Bảo dưỡng Công nghiệp tham gia khảo sát là: 30
- Số sinh viên Khoa Điện tử Viễn thông tham gia khảo sát là: 10
- Số sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý Doanh nghiệp tham gia khảo sát là: 10
* Số phiếu khảo sát: 100 phiếu - Số phiếu phát ra: 100 phiếu - Số phiếu thu về: 100 phiếu - Số phiếu hợp lệ: 100 phiếu - Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu
Thời gian tiến hành khảo sát: Tháng 4 - 5/2018
Bảng 2.4.2. Đánh giá sự hài lòng của sinh viên khi học trong Trường (Đơn vị %).
Nội dung Tổng số
Chia ra Công
nghệ thông tin
Nhóm nghề cơ
khí
Nhóm nghề
điện
Nhóm nghề điện tử
Nhóm nghề kinh tế 1. Nội dung chương
trình đào tạo - Rất hữu ích
100 61% 70% 72% 72% 55%
- Hữu ích 32% 28% 27% 26% 42%
- Ít hữu ích 7% 2% 1% 2% 3%
2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
100
- Đầy đủ 70% 85% 85% 78% 95%
- Thiếu 25% 10% 10% 12% 5%
- Thiếu nhiều 5% 5% 5% 3% 0%
3. Khả năng truyền đạt của giảng viên
100
- Rất hiểu bài 85% 78% 79% 75% 85%
- Bình thường 10% 12% 15% 10% 10%
- Khó hiểu 5% 13% 6% 15% 5%
4. Chất lượng các giờ thực hành
100
- Đáp ứng yêu cầu 90% 95% 95% 90% 100%
- Chưa đáp ứng yêu cầu
10% 5% 5% 10% 0%
5. Khả năng ứng dụng của kiến thức đã học
100
- Cao 71% 78% 81% 82% 95%
- Bình thường 19% 12% 15% 16% 5%
- Thấp 10% 10% 4% 2% 0%
Nội dung khảo sát đánh giá mức hài lòng của sinh viên học nghề vào cuối năm học, thông qua phiếu thăm dò, sinh viên có thể có ý kiến của mình về các môn học. Thông qua ý kiến phản hồi từ người học, những người đang làm việc từ các Doanh nghiệp, từ đó giúp Nhà trường xác định những môn học nào cần củng cố và phát triển, sửa đổi và cải thiện cho hoàn chỉnh hơn.
Phần lớn, sinh viên học nghề cho rằng nội dung chương trình đào tạo rất hữu ích với họ. Trên 67% giảng viên truyền đạt cho sinh viên hiểu ngay tại lớp. Có 68% người học đánh giá khả năng ứng dụng của môn học cao, có thể giúp họ dễ dàng làm việc. Điều này góp phần tạo dựng thái độ học tập tích cực và nghiêm túc. Đây thực sự là một điều rất mừng, thể hiện sự cố gắng của Nhà trường trong việc cung cấp cho sinh viên những thông tin, kiến thức hữu ích. Nhà trường đã và đang có những bước tiến mới trong việc xây dựng chương trình đào tạo, đồng thời bám sát vào thực tiễn hơn, đáp ứng tốt với thị trường lao động.
* Về mức độ đáp ứng giữa mục tiêu đào tạo của Nhà trường với yêu cầu tuyển dụng của Doanh nghiệp sử dụng lao động.