Thực trang hợp tác đào tạo một số ngành nghề giữa trường CĐN Bách khoa Hà nội và Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác với doanh nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội (Trang 56 - 65)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH KHOA HÀ NỘI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ

2.5. Thực trang hợp tác đào tạo một số ngành nghề giữa trường CĐN Bách khoa Hà nội và Doanh nghiệp

Căn cứ trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, học viên đã đi khảo sát thực trạng việc hợp tác đào tạo giữa Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội với Doanh nghiệp như sau:

*. Mục tiêu khảo sát:

Khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng liên kết giữa trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội với Doanh nghiệp về chất lượng đào tạo của nhà trường đối với nhóm nghề Công nghệ thông tin, Điện và Bảo dưỡng công nghiệp mức độ đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

*Nội dung khảo sát:

Việc lập phiếu khảo sát tập trung chủ yếu vào các mặt sau:

- Thu thập ý kiến về mức độ và hiệu quả của mối liên kết giữa Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội với Doanh nghiệp.

- Mức độ phù hợp của nội dung, chương trình đào tạo nghề trình độ Cao đẳng nghề có phù hợp với yêu cầu của các Doanh nghiệp hay không.

- Đánh giá tay nghề của sinh viên được đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội so với yêu cầu thực tế sản xuất của Doanh nghiệp.

- Ý kiến của nhà trường về thời lượng học lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo nghề trình độ Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội.

- Đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình học tập cho sinh viên.

*Lựa chọn công cụ và thiết kế phiếu khảo sát - Lựa chọn công cụ đánh giá

- Thông tin khảo sát được thu thập từ nhiều nguồn, đối tượng và nội dung khác nhau nên người nghiên cứu lựa chọn công cụ nghiên cứu là bảng hỏi để khảo sát.

- Thiết kế phiếu khảo sát:

Phiếu khảo sát gồm 2 phần, phần thông tin chung và phần ý kiến đánh giá. Các tiêu chí khảo sát đánh giá dựa trên cơ sở các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo tại Việt Nam và được người nghiên cứu thiết kế lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của Trường.

- Khảo sát 1:

Mục tiêu khảo sát: thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo

viên tại Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội về tình hình hợp tác đào tạo giữa Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội với Doanh nghiệp của hai nhóm nghề Công nghệ thông tin, Điện và Bảo dưỡng công nghiệp. Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý tại các phòng, ban, khoa, thuộc trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội, giảng viên giảng dạy tại trường

- Khảo sát2:

- Mục tiêu khảo sát: thu thập ý kiến đánh giá của các lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp về tình hình hợp tác đào tạo giữa Doanh nghiệp và Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội của hai nghề Công nghệ thông tin Điện và Bảo dưỡng công nghiệp. Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp có nhận sinh viên Trường vào thực tập và làm việc.

*Mô tả quá trình khảo sát

- Hình thức khảo sát: phát phiếu khảo sát bằng bảng hỏi. Công cụ khảo sát: bảng hỏi.

- Chọn mẫu: mẫu khảo sát là đại diện ngẫu nhiên các đối tượng phù hợp với từng bảng khảo sát.

- Thời gian khảo sát: 5/2018.

* Phạm vi khảo sát

Tại Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội và các Doanh nghiệp có sinh viên thực tập và làm việc.

*Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel.

* Phân tích kết quả khảo sát và đƣa ra nhận định

* Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội về mức độ phù hợp của mục tiêu và nội dung đào tạo nghề Công nghệ thông tin Điện và Bảo dưỡng công nghiệp so với yêu cầu của Doanh nghiệp sử dụng lao động, thì hầu hết các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lí và Giảng viên đều cho rằng nội dung chương trình đào tạo nghề phù hợp với ý kiến đánh giá của Doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ phù hợp và rất phù hợp tỷ lệ chưa cao, vẫn còn số ít ý kiến đánh giá ở mức độ ít phù hợp.

Biểu đồ 2.1. Ý kiến giảng viên và cán bộ quản lí về mức độ phù hợp của mục tiêu và nội dung đào tạo nghề so với yêu cầu của Doanh nghiệp.

Đánh giá của Doanh nghiệp về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo nghề Công nghệ thông tin Điện và Bảo dưỡng công nghiệp so với yêu cầu của Doanh nghiệp sử dụng lao động thì không có doanh nghiệp nào đánh giá là chưa đạt yêu cầu, có 44% đánh giá là tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì có 45%

đánh giá ở mức độ khá và 11% số doanh nghiệp đánh giá ở mức là đạt yêu cầu. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp thì Nhà trường cần phải tìm hiểu nhu cầu và có sự điều chỉnh phù hợp hơn nữa trong chương trình đào tạo.

50 45 40 35 30 25 20

46.67

40.00 43.33 46.67 33.33

26.67 26.67

20 10

0 0 0 3.333.33

Không phù hợp Ít phù hợp Tương đối phù hợp hợp

Phù hợp Rất phù hợp Mức độ phù hợp

80.00 60.00 40.00 20.00

70 57

26 20.00 20.00

6

Nhẹ Phù hợp Nặng

Biểu đồ 2.2. Đánh giá của doanh nghiệp về mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nghề so với yêu cầu của Doanh nghiệp

Qua khảo sát giảng viên về sự phù hợp giữa thời lượng học lí thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo nghề Công nghệ thông tin, Điện và Bảo dưỡng công nghiệp thì đa số ý kiến nhận xét chương trình đào tạo có số lượng các module/môn học và phân chia số giờ học lý thuyết và thực hành là phù hợp, chiếm 57% trở lên. Tuy nhiên, vẫn còn 43% giáo viên được học nhận xét thời lượng học lý thuyết và 26% giáo viên cho rằng thời lượng học thực hành chưa phù hợp (nặng hoặc nhẹ hơn). Với các ý kiến trên thì nhà trường cần thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình đào tạo để phù hợp với thực tiễn sản xuất và thay đổi của khoa học công nghệ.

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của giáo viên về sự phù hợp giữa thời lượng học lí thuyết và thực hành

Doanh nghiệp

Đạt yêu cầu Khá Tốt

0%

44%

45%

Ý kiến về việc liên kết xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo:

Nội dung Nhà trường và Doanh nghiệp trao đổi thông tin về những đề xuất, kiến nghị điều chỉnh chương trình đào tạo thì có 62% cán bộ quản lí và giảng viên của Nhà trường nhận xét là thường xuyên thực hiện, trong khi đó về phía doanh nghiệp nhận xét chỉ có 34% là có thực hiện.

Biểu đồ 2.4. Ý kiến của cán bộ quản lý , giáo viên về việc liên kết xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo

- Ý kiến về vấn đề liên kết đào tạo thực hành tại xí nghiệp cho sinh viên:

Về nội dung Doanh nghiệp tạo điều kiện và địa điểm thực hành cho sinh viên được các Doanh nghiệp và Nhà trường thường xuyên thực hiện. Có tới 80% cán bộ quản lí và giảng viên của Nhà trường cho là thường xuyên thực hiện, và tỷ lệ này cũng rất cao ở doanh nghiệp, có 57% doanh nghiệp cho là thường xuyên thực hiện.

4

%

Nhà trường

Mức độ quan hệ Chưa có Mức độ quan hệ Đôi khi

Mức độ quan hệ Thườngxuyên

Doanh nghiệp

Mức độ quan hệ Chưa có Mức độ quan hệ Đôi khi

Mức độ quan hệ Thườngxuyên Mức độ quan hệ Không ýkiến

7%

34%

10%

62% 20%

70%

Nhà trường

Mức độ quan hệ Chưa có Mức độ quan hệ Đôi khi Mức độ quan hệ Thường xuyên

20%

Doanh nghiệp

Mức độ quan hệ Chưa có Mức độ quan hệ Đôi khi Mức độ quan hệ Thường xuyên

13%

77%

57%

30%

Biểu đồ 2.5. Ý kiến của doanh nghiệp về sự tạo điều kiện và địa điểm thực hành cho sinh viên

Ngược lại về nội dung nhà trường và doanh nghiệp kí hợp đồng hợp tác đào tạo thực hành tại doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp thực hiện rất ít, chỉ có 8% doanh nghiệp cho là thường xuyên và 17% nhận xét là đôi khi có thực hiện.

Nhà trường

Mức độ quan hệ Chưa có Mức độ quan hệ Đôi khi Mức độ quan hệ Thường xuyên

8%

Doanh nghiệp

Mức độ quan hệ Chưa có Mức độ quan hệ Đôi khi Mức độ quan hệ Thường xuyên Mức độ quan hệ Không ý kiến

10% 8%

30%

17% 62%

67%

Biểu đồ 2.6.

Qua khảo sát cho thấy rằng: Hiện nay, mặc dù các Doanh nghiệp có thực hiện hợp tác với Nhà trường nhưng chưa thực sự chú trọng đến việc cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của mình cho các cơ sở dạy nghề nhằm tìm được nguồn cung ứng lao động phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp mình.

*Hiệu quả về hoạt động hợp tác giữa Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội với Doanh nghiệp trong đào tạo nghề

Nội dung cung cấp thông tin về năng lực đào tạo của trường và nhu cầu nhân lực của các Doanh nghiệp: các ý kiến của cán bộ quản lí và giảng viên của Nhà trường cho rằng hiệu quả cao. Trong khi đó về phía Doanh nghiệp lại cho rằng không hiệu quả chiếm 40% và 16.67% cho là hiệu quả thấp.

Biểu đồ 2.7. Hiệu quả về việc cung cấp thông tin về năng lực đào tạo của trường và nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp

Ý kiến về việc tuyển sinh và giải quyết việc làm cho sinh viên. Nội dung kí hợp đồng đào tạo bồi dưỡng có công nhân của Doanh nghiệp thì có tới 50% ý kiến Doanh nghiệp cho là không hiệu quả.

Nội dung kí hợp đồng cung ứng lao động cho Doanh nghiệp kết quả cho thấy có 53% doanh nghiệp cho là không hiệu quả, bên cạnh đó cũng có 40% Doanh nghiệp cho là vẫn có hiệu quả.

Về nội dung doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội vào làm tại Doanh nghiệp được các Doanh nghiệp đánh giá mức hiệu quả khá cao. Có tới 46.67% Doanh nghiệp cho là có hiệu quả cao và 20% Doanh nghiệp cho là hiệu quả.Điều này cho thấy tuy một số Doanh nghiệp không chú trọng đến việc hợp tác với Trường trong vấn đề cung ứng lao động thường xuyên cho Doanh nghiệp,tuy nhiên khi cần thì Doanh nghiệp vẫn nhận trực tiếp lao động đã qua đào tạo tốt nghiệp tại trường vào làm việc tại Doanh nghiệp.

50 45 40 35 30 25 20 15

46.66 40

26.68

20 20 20

13.33 13.33

Không hiệu quả

Hiệu quả thấp

Hiệu quả Hiệu quả cao Không ý kiến

Nhà trường Doanh nghiệp

Biểu đồ 2.8. Hiệu quả về việc tuyển sinh và giải quyết việc làm cho sinh viên

Qua khảo sát cho thấy Doanh nghiệp có nhận sinh viên của Nhà trường thực tập tại Doanh nghiệp, tuy nhiên việc hợp tác đào tạo thực hành tại Doanh nghiệp được thực hiện rất ít.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác với doanh nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)