KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
- Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh [13].
- Tọa độ địa lí:
+ Vĩ độ Bắc: 1002’14’’ – 100040’09’’
+ Kinh độ Đông: 106046’12’’ – 107000’59’’
- Ranh giới :
+ Bắc giáp huyện Nhà Bè.
+ Nam giáp biển Đông.
+ Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Tây giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
- Chiều dài của khu vực từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km.
Hình 3.3: Bản đồ địa lý huyện Cần Giờ [21]
3.3.2 Địa hình
- Địa hình từng khu vực có nhiều biến đổi nhưng không chênh lệch cao, đa số địa hình cao trung bình 0 – 1,5 m, trừ núi Giồng Chùa là điểm cao nhất khu rừng có độ cao 10,1 m ở Tiểu khu 14 [8].
- Do lực tương tác sông - biển tạo thành địa hình theo hai xu hướng chính:
- Trên tuyến sông Soài Rạp, do dòng chảy của sông mạnh, sự bồi tích và lắng đọng chiếm ưu thế tại cửa sông. Theo thời gian, hình dạng của rừng ngập mặn Cần Giờ có xu hướng chuyển dần về hướng Đông từ phía sông Soài Rạp, quá trình bồi lắng tạo ra các vùng đất cao ráo và dần nâng cao lòng sông về hướng Tây.
- Trên tuyến sông Lòng Tàu – Gò Gia – Thị Vãi (đặc biệt là cửa sông Gò Gia), do lực tác động mạnh của biển mạnh hơn, ở đây ta thấy là hình dạng rừng ngập mặn dịch chuyển theo hướng Tây Bắc ở hệ thống sông này.
3.3.3 Thổ nhưỡng
- Đất hình thành tại Cần Giờ được tổng hợp bởi quá trình lắng tụ trầm tích sét, quá trình phèn hóa, quá trình nhiễm mặn. Có 4 loại đất cơ bản có thể tìm thấy tại đây:
+ Đất mặn
+ Đất mặn, phèn ít.
+ Đất mặn phèn nhiều.
+ Đất các mịn có pha ít bùn ven biển.
- Đất Cần Giờ có phần giới hạn trong việc sử dụng của con người, tuy nhiên nguồn lợi tự nhiên của rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú [8].
3.3.4 Khí hậu
- Khí hậu rừng ngập mặn Cần Giờ nóng ẩm, với hai mùa mưa nắng rõ rệt, chịu chi phối của quy luật gió mùa cận xích đạo.
- Lượng mưa: Tại Cần Giờ là khu vực có lượng mưa thấp nhất thuộc thành phố Hồ Chí Minh, trung bình từ 1.300 mm – 1.400 mm hàng năm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 25,80C, nhiệt độ có hơi giảm dần từ phía Bắc xuống Nam nhưng không đáng kể.
- Bức xạ: Lượng bức xạ trung bình ngày là trên 300 calo/cm2/ngày, cao nhất là tháng 3 với 14,2 cm/Kcal/tháng, thấp nhất tháng 11 với 10,2 Kcal/cm2/tháng.
- Gió: Chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là:
+ Gió mùa Nam – Tây Nam, xuất hiện từ tháng 5 – 10, trùng với mùa mưa, sức gió mạnh nhất thường vào tháng 7- 8.
+ Gió mùa Bắc - Đông Bắc, xuất hiện từ tháng 11 – 4, trùng với mùa khô, mạnh nhất vào tháng 2 và 3 [8].
3.3.5 Mạng lưới sông rạch
Diện tích sông rạch chiếm 31,76 % tổng diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đan xen nhau. Có sự hòa trộn đáng kể giữa nước mặn và nước ngọt tại hai cửa sông chính hình phểu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.
Sông rạch phần lớn chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn, từ đó ảnh hưởng làm thay đổi địa hình khu vực và thay đổi thực vật cảnh. Hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là hai sông chính chi phối toàn bộ chế độ thủy văn của hầu hết các kênh rạch khác.
3.3.6 Chế độ thủy triều
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không điều. Biên độ triều khoảng 2 m khi triều trung bình, 4 m khi triều cường. Biên độ triều cực đại từ 4,0 – 4,2 vào loại cao nhất. Đỉnh triều cao nhất trong năm thường vào tháng 10 và 11, thấp nhất vào tháng 4 - 5.
3.3.7 Độ mặn
Độ mặn chịu ảnh hưởng của sự kết hợp thủy triều giữa biển Đông – lưu lượng nước ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai: vào khoảng tháng 4, nước biển chiếm ưu thế hơn trong mối tương tác sông – biển, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền, do đó độ mặn của rừng cao. Vào tháng 9 đến tháng 10, khi các sông giữ vai trò ưu thế, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy ra làm giảm độ mặn của nước trong khu vực. Ngoài ra độ mặn cao hay thấp còn phụ thuộc vào lượng mưa của từng vùng.