Tương quan giữa diện tích (S) với chiều dài (L) và chiều rộng (W) của lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá của một số loài thuộc họ đước rhizophoraceae tại khu dự trữ sinh quyển cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 60)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3 Tương quan giữa các yếu tố của lá ở các loài cây

4.3.2 Tương quan giữa diện tích (S) với chiều dài (L) và chiều rộng (W) của lá

- Xây dựng phương trình tương quan tính diện tích dựa trên hai yếu tố chiều dài và chiều rộng của lá, khi đo được chiều dài và chiều rộng thì sẽ tính được diện tích dễ dàng hơn. Để xây dựng được phương trình thích hợp ta cũng dựa vào các chỉ tiêu sau:

- R2 (hệ số xác định) lớn nhất trong các phương trình được xét, SE (sai số ước lượng) là nhỏ nhất, F0,05 (hệ số Fisher) có giá trị lớn nhất. Phương trình thỏa hết cả 3 hoặc 2 chỉ tiêu trên và phương trình đơn giản sẽ được chọn.

4.3.2.1 Vẹt trụ

Bảng 4.11: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt trụ

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = 0,5791 + 0,6609*L*W 0,9989 26.976 0,315 0,001 0,000 0,000 2 S = -21,8327 + 2,6414*L + 5,8224*W 0,9921 1.824 0,853 0,000 0,000 0,000 3 S = 7,4904 + 0,0495*L2*W 0,9894 2.790 0,974 0,000 0,000 0,000 4 S = -23,8576 + 3,7690*L+W 0,9891 2.711 0,988 0,000 0,000 0,000 5 S = -2,2340 + 0,3113*L2+W 0,9746 1.150 1,506 0,013 0,000 0,000

- Ở Vẹt trụ đã đưa ra 5 phương trình tương quan. Năm phương trình được đưa ra có hệ số xác định lớn từ 0,9746 đến 0,9989, sự chênh lệch giữa các hệ số xác định thấp, sai số tiêu chuẩn thấp nhỏ nhất là 0,315 và lớn nhất chỉ là 1,506, hệ số F của các phương trình cao (1.150– 2.790) nên nhìn chung các phương trình trên đều thỏa mãn các điều kiện đã đề ra.

- So sánh 5 phương trình với nhau ta thấy phương trình 1 là phương trình tối ưu nhất, nó có hệ số xác định cao nhất 0,9989, sai số tiêu chuẩn SE thấp nhất là 0,315 và có hệ số F cao nhất 26.976. Do đó chọn phương trình 1 làm phương trình tương quan giữa diện tích (S) với chiều dài (L) và chiều rộng (W) của lá Vẹt trụ:

S = 0,5791 + 0,6609*L*W [4.7]

R2 = 0,9989; SE = 0,315; F0,05 = 26.976.

6,06 cm < L (cm) < 11,38 cm và 2,31 cm < W (cm) < 5,45 cm 4.3.2.2 Vẹt tách

Ở Vẹt tách được khảo sát trên 5 phương trình tương quan như sau:

Bảng 4.12: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt tách

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = -1,1795 + 0,7285*L*W 0,9933 4.460 0,602 0,007 0,000 0,000 2 S = 7,6916 + 0,1264*L*W2 0,9894 2.792 0,759 0,000 0,000 0,000 3 S = -26,1507 + 3,0121*L + 6,0466*W 0,9709 484 1,277 0,000 0,000 0,000 4 S = -26,4307 + 3,8715*L+W 0,9678 903 1,320 0,000 0,000 0,000 5 S = -1,4811 + 0,2707*L2+W 0,9661 854 1,356 0,125 0,000 0,000

Năm phương trình đều thỏa các chỉ tiêu tương quan đưa ra, với mức ý nghĩa (P – Value) nhỏ hơn mức cho phép (P < 0,05). Từ bảng trên cho thấy trong 5 phương trình được đưa ra thì phương trình 1 là phương trình tương đối đơn giản, có hệ số xác định cao nhất là 99,33 %, sai số tiêu chuẩn thấp nhất là 0,602 và phương trình này còn có hệ số F cao nhất thể hiện độ chính xác của phương trình là cao nhất. Chính vì những điều kiện tối ưu ở phương trình 1 là lý do chọn phương trình này làm phương trình tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt tách.

S = -1,1795 + 0,7285*L*W [4.8]

R2 = 0,9933; SE = 0,602; F0,05 = 4.460.

6,35 cm < L (cm) < 12,54 cm và 2,34 cm < W (cm) < 4,90 cm 4.3.2.3 Vẹt đen

Ở Vẹt đen đã đưa ra 5 phương trình tương quan thỏa mãn các chỉ tiêu ở mức ý nghĩa 95 %.

Bảng 4.13: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt đen

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = -0,2063 + 0,6823*L*W 0,9936 4.623 0,802 0,634 0,000 0,000 2 S = 8,1657 + 0,0435*L2*W 0,9852 1.991 1,217 0,000 0,000 0,000 3 S = -25,6897 + 2,5307*L + 7,09*W 0,9828 830 1,332 0,000 0,000 0,000 4 S = 8,9039 + 0,1127*L*W2 0,9774 1.297 1,502 0,000 0,000 0,000 5 S = -26,1207 + 3,7904*L+W 0,9690 936 1,761 0,000 0,000 0,000

- Căn cứ vào các điều kiện đã đề ra: R2 (hệ số xác định) lớn nhất trong các phương trình được xét, SE (sai số ước lượng) là nhỏ nhất, F0,05 (hệ số Fisher) có giá trị lớn nhất. Qua bảng trên cho thấy phương trình 1 là thích hợp nhất, nhưng ở phương trình này có Pa = 0,634 > mức cho phép là 0,05 nên không đưa phương trình này vào sử dụng.

- Xét 4 phương trình còn lại trong bảng trên, phương trình 2 sẽ được chọn vì phương trình này có các chỉ tiêu tối ưu nhất. Phương trình 2 có R2 = 98,52 % là cao nhất, F0,05 = 1.991 là cao nhất (phương trình có độ chính xác cao nhất), SE = 1,217 thấp nhất và phương trình tương đối đơn giản dễ sử dụng.

S = 8,1657 + 0,0435*L2*W [4.9]

R2 = 0,9852; SE = 1,217; F0,05 = 1.991 .

6,88 cm < L (cm) < 13,38 cm và 2,35 cm < W (cm) < 5,15 cm 4.3.2.4 Vẹt dù

Bảng 4.14: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Vẹt dù

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = 0,1722 + 0,6716*L*W 0,9972 10.826 0,661 0,723 0,000 0,000 2 S = -44,1453 + 3,8975*L + 7,7080*W 0,9899 1.422 1,286 0,000 0,000 0,000 3 S = 14,3714 + 0,0354*L2*W 0,9876 2.386 1,402 0,000 0,000 0,000 4 S = -46,2746 + 5,1356*L+W 0,9850 1.965 1,543 0,000 0,000 0,000

- Ở Vẹt dù được đưa ra 5 phương trình tương quan. Ta thấy hệ số xác định của các phương trình chênh lệch không đáng kể từ 97,23 % đến 99,72 %, sai số tiêu chuẩn thấp nhỏ nhất là 0,661 và lớn nhất 2,095, hệ số Fisher của các phương trình cao (1.052 – 10.826) nên nhìn chung các phương trình trên đều thỏa các chỉ tiêu.

- Bảng 4.14 cho thấy rằng: Phương trình 1 có Pa = 0,723 và phương trình 5 có Pa = 0,418, hai phương trình đều có Pa lớn hơn 0,05 nên 2 phương trình dù có các chỉ tiêu là tối ưu cũng không thể chọn đưa vào sử dụng, do đó chỉ lựa chọn trong 3 phương trình còn lại.

- Xét 3 phương trình theo thứ tự 2, 3, 4 trong bảng trên, chọn phương trình 2.

Do phương trình 2 có hệ số xác định cao nhất và sai số tiêu chuẩn thấp nhất.

S = -44,1453 + 3,8975*L + 7,7080*W [4.10]

R2 = 0,9899; SE =1,286; F0,05 =1.422.

9,86 cm < L (cm) < 16,33 cm và 3,68 cm < W (cm) < 6,74 cm 4.3.2.5 Trang

Ở Trang được đưa ra 5 phương trình tương quan như sau:

Bảng 4.15: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá của Trang

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = 7,9523 + 0,0546*L2*W 0,9918 3611 0,774 0,000 0,000 0,000 2 S = -24,9156 + 2,7256*L + 7,1624*W 0,9903 1474 0,856 0,000 0,000 0,000 3 S = 8,1293 + 0,1391*L*W2 0,9897 2885 0,865 0,000 0,000 0,000 4 S = -24,8786 + 3,9633*L+W 0,9852 2003 1,035 0,000 0,000 0,000 5 S = -0,5264 + 0,2904*L2+W 0,9758 1209 1,326 0,510 0,000 0,000

Năm phương trình đều thỏa mãn các chỉ tiêu tương quan đã đề ra, với mức ý nghĩa (P – Value) nhỏ hơn mức cho phép (P < 0,05). Từ bảng trên cho thấy trong 5 phương trình đã đưa ra thì phương trình 1 là phương trình có hệ số xác định cao nhất 99,18 %, sai số tiêu chuẩn thấp nhất là 0,774, hệ số F cao nhất F0,05 = 3.611 thể hiện độ chính xác của phương trình là cao nhất, phương trình đơn giản dễ sử dụng.

Do vậy chọn phương trình 1 làm phương trình tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá cho loài Trang.

S = 7,9523 + 0,0546*L2*W [4.11]

R2 = 0,9899; SE = 0,774; F = 3.611.

6,57 cm < L (cm) < 12,02 cm và 2,59 cm < W (cm) < 4,66 cm 4.3.2.6 Trang ổi

Bảng 4.16: Tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng của Trang ổi

STT Phương trình lập được R2 F0,05 SE Pa Pb P0,05

1 S = -0,2887 + 0,7765*L*W 0,9982 16.238 0,374 0,142 0,000 0,000 2 S = -22,2311 + 2,4924*L + 7,0564*W 0,9894 1.356 0,911 0,000 0,000 0,000 3 S = 7,0126 + 0,1509*L*W2 0,9833 1.763 1,126 0,000 0,000 0,000 4 S = -20,6935 + 3,6185*L+W 0,9768 1.262 1,326 0,000 0,000 0,000 5 S = 11,7846 + 0,0015*(L2)*(L2) 0,9055 287 2,676 0,000 0,000 0,000

- Ở Trang ổi được đưa ra 5 phương trình tương quan. Năm phương trình đều thỏa các chỉ tiêu tương quan đưa ra, với mức ý nghĩa (P – Value) nhỏ hơn mức cho phép (P < 0,05). Đặc biệt phương trình 1 có Pa = 0,142 lớn hơn 0,05 nên phương trình này không được đưa vào sử dụng.

- Từ bảng trên cho thấy: Trong 4 phương trình còn lại phương trình 2 là phương trình có hệ số xác định cao 98,94 %, sai số tiêu chuẩn thấp là 0,911 và phương trình này còn có hệ số F cao F0,05 = 1.356. Do vậy chọn phương trình 2 làm phương trình tương quan giữa diện tích với chiều dài và chiều rộng lá cho loài Trang ổi.

S = -22,2311 + 2,4924*L + 7,0564*W [4.12]

R2 = 0,9894; SE = 0,911; F = 1.356

5,82 cm < L (cm) < 12,14 cm và 2,28 cm < W (cm) < 4,41 cm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá của một số loài thuộc họ đước rhizophoraceae tại khu dự trữ sinh quyển cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)