Cấu tạo giải phẩu lá của các loài cây họ Đước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá của một số loài thuộc họ đước rhizophoraceae tại khu dự trữ sinh quyển cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 70)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5 Cấu tạo giải phẩu lá của các loài cây họ Đước

Cấu tạo giải phẫu của lá gồm gân lá và phiến lá. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về cấu tạo lá chúng tôi chỉ so sánh về cấu tạo giải phẫu của phiến lá ở 6 loài cây ngập mặn.

4.5.1 Lá Vẹt trụ

Hình 4.11: Hình giải phẫu lá Vẹt trụ

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết 5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới.

Cấu tạo giải phẫu của lá Vẹt trụ gồm có phiến lá và gân chính (bó dẫn). Quan sát phiến lá từ trên xuống cho thấy:

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 4,01 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 1 – 2 lớp tế bào, chiếm 11,42 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: Gồm 2 – 3 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 29,32 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 35,80 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 3,09 % độ dày lá.

4.5.2 Lá Vẹt tách

Hình 4.12: Hình giải phẫu lá Vẹt tách

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết 5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới

Qua hình 4.12 cho thấy cấu tạo của phiến lá loài cây Vẹt tách sau khi giải phẫu từ trên xuống gồm:

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 2,87 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 2 lớp tế bào, chiếm 14,37 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: 2 – 3 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 26,15 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 64,37 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 3,45 % độ dày lá.

4.5.3 Lá Vẹt đen

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết 5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới

Cấu tạo giải phẫu lá của loài Vẹt đen qua hình 4.13 cho thấy:

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 4,27 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 2 lớp tế bào, chiếm 6,01 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: Gồm 2 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 13,11 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 57,32 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 3,96 % độ dày lá.

4.5.4 Lá Vẹt dù

Hình 4.14: Hình giải phẫu lá Vẹt dù

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết 5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 5 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 1 lớp tế bào, chiếm 6,75 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: Gồm 3 - 4 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 30 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 42,25 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 3,25 % độ dày lá.

4.5.5 Lá Trang

Hình 4.15: Hình giải phẫu lá Trang

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết 5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới

Cấu tạo giải phẫu lá của loài Trang qua hình 4.13 cho thấy:

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 3,64 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 1 lớp tế bào, chiếm 11,82 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: Gồm 2 – 3 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 30,68 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 48,64 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 2,95 % độ dày lá.

4.5.6 Lá Trang ổi

1. Biểu bì trên 2. Hạ bì 3. Lục mô dậu 4. Lục mô khuyết 5. Bó dẫn 6. Biểu bì dưới

Cấu tạo giải phẫu lá của loài Trang ổi qua hình 4.16 cho thấy:

- Biểu bì trên: Gồm 1 lớp tế bào, ngấm cutin, chiếm 4,41 % độ dày lá.

- Hạ bì: Có 1 lớp tế bào, chiếm 10,05 % độ dày lá.

- Lục mô dậu: Gồm 2 - 3 lớp tế bào có dạng hình trụ, chiếm 20,83 % độ dày lá.

- Lục mô khuyết chiếm đến 44,36 % độ dày lá.

- Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào, chiếm 3,19 % độ dày lá.

4.5.7 So sánh các tế bào lá sau khi giải phẫu của 6 loài

Bảng 4.21: Bảng so sánh các tế bào lá sau khi giải phẫu của 6 loài

STT Tế bào Loài

Biểu bì trên (Lớp)

Hạ bì (Lớp)

Lục mô giậu (Lớp)

Biểu bì dưới (Lớp)

1 Vẹt trụ 1 1 - 2 2 - 3 1

2 Vẹt tách 1 2 2 - 3 1

3 Vẹt đen 1 1 2 1

4 Vẹt dù 1 1 3 - 4 1

5 Trang 1 1 2 - 3 1

6 Trang ổi 1 1 2 - 3 1

Qua bảng 4.22 cho thấy sự đa dạng của các loài, mỗi loài đều mang những đặc trưng riêng rất phong phú.

- Biểu bì: 6 loài thuộc họ Đước ở lớp biểu bì đều có tầng cutin dày ở phía ngoài, trong chứa nhiều lục lạp.

- Hạ bì: Lá các loài CNM nghiên cứu có hạ bì chỉ ở mặt trên của lá; gồm 1 – 2 lớp tế bào hạ bì. Các tế bào của tầng hạ bì có màng mỏng, kích thước lớn. Các tế bào hạ bì có thể phát triển như mô chứa nước có tác dụng góp phần pha loãng muối, giảm bớt tác hại gây độc của muối đối với cây dùng loại bỏ muối, bảo vệ cây.

- Lục mô dậu trên: Lục mô dậu có ở mặt trên của lá ở tất cả các loài nghiên cứu. Sống trong môi trường có độ mặn cao nên các tế bào mô dậu thường có xu hướng giảm thể tích, thường lớp tế bào ngoài dài càng vào trong càng ngắn hơn.

Lớp tế bào mô giậu chứa các hạt lục lạp làm nhiệm vụ đồng hoá, tổng hợp chất hữu cơ cho cây.

- Lục mô khuyết: Các loài nghiên cứu đều có lục mô khuyết, chiếm diện tích lớn trên tổng độ dày của lá. Các tế bào mô khuyết xếp xít nhau, chừa ra những khoảng trống chứa khí. Tương tự như lớp tế bào mô dậu, lớp tế bào mô khuyết chứa hạt lục lạp làm nhiệm vụ đồng hoá.

4.5.8 So sánh hình dạng gân lá sau khi giải phẫu của 6 loài

- Gân chính của các loài được phân biệt qua hình dạng đặc thù của các bó dẫn.

a. Vẹt trụ b. Vẹt tách

c. Vẹt đen d. Vẹt dù

Hình 4.17 cho thấy mỗi loài có những đặc trưng riêng về bề dày, hình dạng bề mặt lá, hình dạng bó dẫn…

- Vẹt trụ có bề mặt lá hình chữ V, hình dạng bó dẫn giống hình hạt đậu.

- Vẹt tách có bề mặt lá lồi và hơi cong xuống ở giữa, hình dạng bó dẫn có hình quả thận với nhiều chỗ lồi, lõm.

- Bề mặt lá Vẹt đen lài ở hai bên và cong xuống ở giữa, bó dẫn có hình tim.

- Vẹt dù có bề mặt lá như hình mái nhà ngược, bó dẫn có hình dạng như hình quả thận.

- Loài Trang có bề mặt lá lồi và ở giữa cong xuống như hình chữ V, bó dẫn có dạng như hình elip.

- Trang ổi có bề mặt lá lồi, bó dẫn có dạng hình tròn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái và giải phẫu lá của một số loài thuộc họ đước rhizophoraceae tại khu dự trữ sinh quyển cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)