- hành tựu đạt được
Luật NSNN sửa đổi ra đời cùng các văn bản hướng dẫn Luật đã tạo điều kiện tiền đề và là cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN. Theo đó tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước đều phải được các cơ quan tài chính có thẩm quyền kiểm tra, quản lý một cách chặt chẽ. Mặt khác công tác lập dự toán, xét duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp, giúp cho đơn vị dự toán và cơ quan tài chính, KBNN có căn cứ để quản lý và điều hành ngân sách nhà nước một cách có hiệu quả hơn.
Tiến độ phân bổ và giao dự toán đã được thực hiện khẩn trương hơn so với các năm trước, chất lượng phân bổ và giao dự toán tốt hơn, đảm bảo đúng định mức và các thứ tự ưu tiên.
Việc chi ngân sách theo từng mục, theo dự toán năm đã thực hiện tương đối nghiêm túc. Việc tổ chức cấp phát thanh toán cho các đơn vị cung ứng dịch vụ đã có nhiều hình thức đa dạng, đảm bảo rút ngắn thời gian, thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho đơn vị thụ hưởng.
Điều kiện để thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên ngân sách xã theo quy định là các khoản chi đó có trong dự toán, đảm bảo chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị chuẩn chi, có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định. Thực hiện các nội dung này cho thấy việc tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện thanh toán, chi trả trên địa bàn được thực hiện khá tốt. Dự toán và các phương án phân bổ dự toán NSNN về cơ bản được giao đúng thời hạn quy định.
Các khoản chi được quản lý chặt chẽ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và tất cả đều được chuẩn chi của cơ quan tài chính hoặc của thủ trưởng đơn vị. Hồ sơ chứng
từ thanh toán thực hiện đúng quy định hiện hành, những tồn tại, vướng mắc hoặc những bất cập trong quá trình thực hiện được xử lý hoặc phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan liên quan xử lý kịp thời, không có trường hợp nào vì sự không thống nhất giữa các cơ quan quản lý dẫn đến việc ách tắc trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách của hệ thống cơ quan tài chính và KBNN.
KBNN Bắc Giang đã khẳng định được vai trò của mình trong việc thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước và quản lý quỹ NSNN; giám sát các đơn vị trong thực hiện và chấp hành dự toán ngân sách, quản lý chi. Với vai trò và trách nhiệm của mình, KBNN Bắc Giang đã phát hiện từ chối thanh toán nhiều món chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước với số tiền đáng kể, qua đó đã góp phần vào việc duy trì nề nếp trong quản lý, sử dụng và tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách nhà nước.
Việc thực hiện các quy định về hình thức thanh toán chi trả của hệ thống KBNN được tuân thủ nghiêm túc, những thay đổi của Bộ Tài chính, KBNN về hình thức thanh toán, chi trả được kịp thời cập nhật và công khai thực hiện. Việc quản lý hồ sơ thanh toán theo cơ chế một cửa đã được KBNN Bắc Giang tuân thủ nghiêm túc theo đúng quy trình nghiệp vụ đã ban hành.
Thông qua công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN, một mặt tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành việc sử dụng vốn NSNN theo đúng dự toán được duyệt, chấp hành đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước quy định. Mặt khác, đã dần đưa công tác quản lý chi ngân sách xã đi vào nề nếp, đúng luật; nhất là các khoản chi về xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị từ nguồn thường xuyên ngân sách nhà nước.
Đội ngũ cán bộ ngày càng được tăng cường cả về số lượng, chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý cho cán bộ, công chức đã được quan tâm đúng mức. Từng bước hiện đại hoá công nghệ quản lý. Đội ngũ cán bộ, công chức đã trưởng thành nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của công việc, chăm chỉ học tập, chịu khó nghiên cứu, làm chủ kiến thức quản lý hiện đại, nắm vững kỹ thuật tin học, thông thạo ngoại ngữ, tự tin hơn, làm chủ hơn, vững vàng hơn trước những biến động của thời cuộc. Nhiều sáng kiến, cải tiến đã nảy nở trong công tác, nhiều cá nhân trong ngành đã được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.
- Những tồn tại trong quá trình thực hiện
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức chi và quản lý các khoản chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Bắc Giang trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế sau:
Một là, việc xây dựng dự toán chi ở các đơn vị phường, xã chưa được coi trọng do vậy còn phải điều chỉnh quá nhiều trong năm, việc để dự toán còn thừa và phải hủy nhiều, chưa tạo điều kiện cho KBNN trong thực hiện quản lý chi, cũng như sự chủ động điều hành ngân sách của các cơ quan quản lý. Do mục lục ngân sách xã còn phức tạp, hình thức theo dõi cấp phát, thanh toán quyết toán còn có nhiều điểm chưa phù hợp với trình độ cán bộ cấp xã hiện nay.
Mặt khác việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị chưa kịp thời gửi dự toán đến KBNN Bắc Giang rất chậm, gây khó khăn cho KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN những tháng đầu năm ngân sách, mặc dù Luật ngân sách và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật nêu rất cụ thể thời gian giao dự toán. Việc chi tiêu ngân sách cũng thường dồn vào cuối năm.
Hai là, việc phân định trách nhiệm chưa thực sự rõ ràng, cụ thể dẫn đến tình trạng có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình quản lý NSNN, như cơ quan Tài chính cấp phát bằng lệnh chi tiền, một số khoản chi có nguồn gốc ngân sách còn tọa chi ở đơn vị, một số khoản chi còn thực hiện ghi thu - ghi chi. Mặt khác công tác cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý NSNN
chưa đạt hiệu quả cao.
Ba là, đơn vị sử dụng NSNN khi ký hợp đồng với đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ nhiều khi vượt dự toán được giao hoặc vượt nguồn ngân sách được cấp, do đó khi nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ thực hiện xong hợp đồng thì đơn vị sử dụng ngân sách không có đủ kinh phí chi trả. Nhưng hiện nay các đơn vị quản lý NSNN như cơ quan Tài chính và cơ quan KBNN vẫn chưa có chế tài để theo dõi và quản lý.
KBNN Bắc Giang thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc theo hướng dẫn của Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008; Công văn số 507/KBNN-THPC ngày 22 tháng 3 năm 2013 của KBNN từ ngày 01 tháng 6 năm 2013.
Bốn là, theo quy trình giao dịch “một cửa” trong quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Bắc Giang, cán bộ quản lý chi vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ, vừa xử lý hồ sơ, hạch toán các chứng từ đó. Việc thực hiện như trên có thể dẫn đến tình trạng cán bộ quản lý chi của KBNN Bắc Giang chưa thực hiện các quy định trong giao dịch “một cửa” một cách tốt nhất. Còn nhiều bất cập khi chưa có chương trình ứng dụng tin học để quản lý giao dịch theo cơ chế “một cửa ”.
Năm là, công tác thanh toán: hệ thống thanh toán kho bạc chưa được thích hợp với nhiều hệ thống thanh toán khác của nền kinh tế quốc dân, nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý nền kinh tế. Thanh toán liên kho bạc tuy đã được điện tử hoá, nhưng vẫn còn nhiều hệ thống riêng rẽ, chưa tổ chức thành hệ thống tập trung.
Sáu là, việc chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ đối với cấp xã còn nhiều bất cập. Như theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ những khoản chi tiêu trên 200.000đ phải xuất trình hoá đơn tài chính, nhưng trên thực tế việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại các xã khó khăn không thể đáp ứng được quy định trên . Mặt khác, việc chi tiêu của xã mang tính nhỏ lẻ, trình độ quản lý, công tác kế toán còn nhiều yếu kém.
Bảy là, thực trạng quản lý chi hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn và tư vấn hồ sơ để các đơn vị thụ hưởng ngân sách thực hiện đúng Luật, nhiều trường hợp chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước qua việc quản lý chi, Kho bạc phát hiện từ chối thanh toán nhưng chưa được xử lý dứt điểm do chưa có chế tài tạo sự chủ quan cho đơn vị sử dụng ngân sách, dẫn đến khối lượng công việc của Kho bạc tăng lên đáng kể...
Tám là: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đội ngũ cán bộ phường, xã do trình độ thấp, ít nghiên cứu chế độ văn bản nên để xảy ra quá nhiều những sai sót buộc kho bạc phải từ chối thanh toán: chi vượt dự toán, chi sai mã ngành kinh tế, mã nội dung kinh tế, sai các yếu tố trên chứng từ, thiếu hồ sơ thủ tục thanh toán số liệu đã được cập nhật ở phần trên gồm tổng số món bị từ chối, tổng số tiền từ chối .
- Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu hoặc lạc hậu, không thống nhất và không theo cơ chế thị trường, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thay đổi liên
tục, các đơn vị sử dụng NSNN không nắm bắt kịp thời. Những bất cập trên đã gây khó khăn cho việc tuân thủ các điều kiện chi NSNN đã được quy định. Chính vì vậy bản thân các đơn vị thiếu những căn cứ để lập dự toán chi, các cơ quan quản lý thiếu căn cứ để duyệt dự toán, KBNN không có căn cứ để quản lý chi.
Các điều kiện để KBNN thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là căn cứ pháp lý và trách nhiệm xử lý các sai sót, vi phạm chưa rõ ràng, kết quả quản lý chi nếu không đúng thì chủ yếu là nhắc nhở, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ chứng từ mà không có cơ chế xử lý hoặc xử phạt cụ thể, nên hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN còn thấp…
Đối với ngân sách xã sau khi có Luật NSNN ra đời thì các khoản thu, chi của ngân sách cấp xã mới thống nhất quản lý qua Kho bạc nên phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc do tính chất phức tạp của ngân sách xã và trình độ năng lực của cán bộ xã còn nhiều hạn chế.
Trình độ quản lý của phường, xã còn chưa cao, chưa sát thực, vẫn yếu kém;
phần lớn kế toán xã trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, rất ít được tập huấn hoặc đào tạo lại.
Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN chưa thống nhất, rất phức tạp, vì vậy việc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN còn gặp khó khăn, dễ gây nhầm lẫn, thất thoát NSNN, mất nhiều thời gian và nhân lực cho công việc quản lý chi của KBNN. Việc phân định phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý chi chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng giành quyền, đùn đẩy trách nhiệm…
* Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại KBNN Bắc Giang được giao cho bộ phận Kế toán. Với biên chế gồm 06 cán bộ, trong đó có 01 kế toán trưởng, 01 ủy quyền kế toán trưởng. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cả 06 đồng chí có trình độ đại học. Độ tuổi bình quân trong phòng kế toán là 35 tuổi;
trong đó cán bộ nam chiếm 30%. Nhìn chung với đội ngũ cán bộ có trình độ như trên nên công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định; mặt khác có sự chệnh lệch lớn về độ tuổi, trình độ chuyên môn, năng lực cán bộ; một bộ phận cán bộ ngại nghiên cứu, dẫn đến
không nắm bắt kịp thời các chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ mới, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin làm hạn chế trong quá trình tác nghiệp, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý chi.
- Đối với cán bộ xã: do đặc điểm của ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán ngân sách, trình độ năng lực của cán bộ xã còn hạn chế, nên việc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Bắc Giang hiện tại gặp rất nhiều khó khăn; điều chỉnh dự toán, điều chỉnh mục chi tràn lan, ngay cả khi vừa mới giao dự toán cũng phát sinh việc điều chỉnh dự toán. Việc phân bổ dự toán và hạch toán chi ngân sách không thống nhất nhau, từ đó dẫn đến việc quyết toán ngân sách xã gặp rất nhiều vướng mắc. Hạch toán chi tạm ứng ngân sách xã tại KBNN Bắc Giang chưa kiểm soát dự toán.
- Lực lượng cán bộ quản lý chi NSNN tại KBNN Bắc Giang còn chưa được đồng đều và thiếu. Tổ chức chi thường xuyên NSNN theo Luật ngân sách là một khối lượng công việc lớn, với tính chất ngày một phức tạp hơn trong khi sự gia tăng về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ KBNN đôi khi còn chưa tương ứng với yêu cầu của công việc.
- Việc thực hiện chu trình quản lý ngân sách còn nhiều bất cập.
+ Việc giao ngân sách được tổ chức những ngày cuối tháng 12 năm báo cáo mà thời gian này bộ máy ngành Tài chính - Thuế - KBNN tập trung hoàn thành kế hoạch, đồng thời thực hiện công tác khóa sổ năm ngân sách do vậy việc triển khai giao kế hoạch dự toán cho xã thường lùi lại sang tháng 2 hoặc tháng 3 năm kế hoạch làm ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai nhiệm vụ của các đơn vị. Việc lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước chưa đảm bảo chất lượng cao, chưa phù hợp với tình hình thực hiện cơ chế chính sách, thường lập dự toán chi cao để “tranh thủ” hỗ trợ ngân sách cấp trên, dự toán thu thấp hơn thực hiện… Do vậy thường dẫn đến hiện tượng “căng thẳng” trong dự toán.
+ Quản lý chi ngân sách chưa thật sự hiệu quả.
+ Công tác quyết toán ngân sách thực hiện theo luật nhưng còn chậm và chưa được coi trọng chất lượng. Các khoản thu - chi ngân sách cơ bản đã được phản ánh trong quyết toán thu, chi hàng năm theo quy định. Tuy nhiên việc duyệt quyết toán chi ở một số đơn vị sử dụng ngân sách vẫn còn mang tính đối phó ký để nộp
rồi mới đối chiếu sau . Công tác tự kiểm tra và kiểm tra trước khi lập quyết toán chưa được coi trọng.
Việc phân công quản lý ngân sách hiện nay còn giao cho nhiều cơ quan dẫn đến tình trạng ngân sách bị phân tán, cắt khúc ảnh hưởng lớn đến thực hiện những quy định về phân cấp ngân sách theo quy định của luật NSNN.
Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Sự tích hợp thông tin giữa các ngành không có sự kết nối liên thông, không đảm bảo kịp thời, không đảm bảo được tính minh bạch trong quản lý tài chính công. Các phương thức thanh toán lạc hậu chưa tăng được sự kết nối mở rộng như thanh toán điện tử, thanh toán liên kho bạc, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt dẫn đến công tác quản lý ngân sách kém hiệu quả, nền kinh tế phát triển không theo mong muốn.
Lộ trình cải cách hành chính Nhà nước còn diễn ra chậm chạp, nguồn lực tài chính của ngành còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu: như đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng truyền thông, công nghệ thanh toán ...
Sự phối hợp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong việc quản lý ngân sách xã giữa chính quyền địa phương, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và cơ quan Kho bạc còn hạn chế.
Những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN đã được phân tích nêu trên, đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu nghiêm túc để tìm ra một số giải pháp đổi mới nhằm mục đích đổi mới phương thức và biện pháp để thực hiện tốt hơn quản lý chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương II, tác giả đã giới thiệu tổng quan về tỉnh Bắc Giang và KBNN Bắc Giang, khái quát tình hình chi thường xuyên ngân sách cấp xã, phân công nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên, phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại KBNN Bắc Giang, kết quả công tác quản lý chi thường xuyên và đánh giá chung công tác quản lý chi thường xuyên, những mặt đã đạt được, những nhược điểm còn tồn đọng, nguyên nhân của những tồn đọng đó, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp xã tại