CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ HỆ THỐNG KIỂM KÊ KNK TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC
1.2. Hệ thống kiểm kê KNK và kiểm kê KNK trong chăn nuôi
1.2.3. Hiện trạng xây dựng hệ thống kiểm kê KNK ở Việt Nam
a. Hiện trạng bối cảnh quốc tế và trong nước của hoạt động kiểm kê KNK tại Việt Nam
Từ sau Hội nghị các bên tham gia UNFCCC tại Durban, Nam Phi 2011 (COP17), các quốc gia không thuộc Phụ lục I đƣợc yêu cầu tiến hành kiểm kê và báo cáo thực trạng phát thải KNK định kỳ 2 năm một lần, từ năm 2014. Cho tới nay, Việt Nam mới chính thức có hai thông báo quốc gia và một báo cáo BUR. Việc thực hiện kiểm kê KNK này chủ yếu đƣợc thực hiện theo mô hình dự án, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và chƣa có một hệ thống tổ chức, thể chế chính thức nào đƣợc thiết lập cho hoạt động này.
COP16 năm 2010 ở Cancun, Mexico quyết định các nước đang phát triển xây dựng và nộp Thông báo quốc gia cho UNFCCC sau mỗi bốn năm (Quyết định 1/CP.16) và bao gồm cả kết quả kiểm kê quốc gia KNK (Quyết định 17/CP.8, COP8 ở New Deli, Ấn Độ).
COP17 năm 2011 ở Durban, Nam Phi quyết định các nước đang phát triển sẽ nộp BUR bao gồm kết quả kiểm kê KNK cho UNFCCC sau mỗi hai năm và nộp BUR đầu tiên vào cuối năm 2014 (Quyết định 2/CP.17). Kết quả kiểm kê quốc gia KNK là một phần bắt buộc trong các BUR với lộ trình và kế hoạch rõ ràng (Hình 1.7).
Hình 1.7. Kế hoạch thực hiện việc xây dựng và nộp báo cáo kiểm kê quốc gia của các nước không thuộc phụ lục I
Bộ TNMT Việt Nam với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tiến hành Dự án “Tăng cường năng lực kiểm kê KNK quốc gia tại Việt Nam” giai đoạn 2011 - 2014 với mục tiêu tăng cường năng lực và thực hiện kiểm kê KNK quốc gia cho các năm cơ sở 2005 và 2010. Cục KTTVBĐKH, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCSTNMT), Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KHKTTVBĐKH) cùng với Tổng cục Môi trường (TCMT) là các đơn vị thuộc Bộ TNMT được giao thực hiện dự án.
Các kinh nghiệm về hoạt động tính toán kiểm kê cũng nhƣ hiện trạng các đơn vị, tổ chức, cá nhân chuyên gia đang có ở Việt Nam đều có đƣợc trên cơ sở thực hiện các dự án nêu trên.
Trên cơ sở Công ƣớc UNFCCC và nghị định thƣ KP, Việt Nam đã ký và cam kết tham gia tích cực vào các hoạt động ứng phó với BĐKH. Để thực hiện nhiệm vụ giảm nhẹ của BĐKH, công tác kiểm kê KNK đã đƣợc Việt Nam cụ thể hóa thực hiện bằng việc xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ nhất cho UNFCCC cho năm cơ sở 1994, Thông báo quốc gia lần thứ hai cho năm cơ sở 2000 (Hình 1.8) cũng nhƣ các báo cáo kiểm kê quốc gia cho năm 2005 và Báo cáo cập nhật hai năm một lần đầu tiên (BUR1) cho năm cơ sở 2010. Quy trình kiểm kê KNK tại Việt Nam
được cơ bản thực hiện theo phương pháp được mô tả trong ba hướng dẫn của IPCC bao gồm: Hướng dẫn sửa đổi cho kiểm kê KNK của IPCC năm 1996 (IPCC, 2003); Hướng dẫn thực hành tốt và quản lý độ không chắc chắn trong kiểm kê KNK (IPCC, 2000) và Hướng dẫn của IPCC về kiểm kê KNK năm 2006 (IPCC, 2006). Trong đó, phần lớn tính toán đƣợc sử dụng theo IPCC 1996 sửa đổi, chỉ một vài tiểu lĩnh vực có thể tính toán đƣợc theo IPCC 2006.
Hình 1.8. Hai thông báo quốc gia của Việt Nam cho UNFCCC
Các báo cáo kiểm kê KNK quốc gia cho đến nay đều đƣợc các đơn vị của Việt Nam thực hiện trên cơ sở có đƣợc sự hỗ trợ về tài chính của cộng đồng quốc tế nói chung, cũng nhƣ sự hỗ trợ kỹ thuật của JICA, Nhật Bản nói riêng trong khuôn khổ các dự án hợp tác bằng vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của chính phủ Việt Nam.
Hoạt động tính toán kiểm kê KNK thời gian qua đƣợc điều phối và chia sẻ giữa các đơn vị liên quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Theo tác giả Nguyễn Phương Nam (2015b), dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhƣng cơ bản sắp xếp thể chế cho hoạt động kiểm kê KNK quốc gia đã dần có đƣợc sự hoàn thiện theo thời gian, từ mức độ đơn giản nhƣ thực hiện cho Thông báo quốc gia 2 (2010) với năm cơ sở 2000
đến chi tiết hơn trong phân công trách nhiệm cụ thể trong báo cáo kiểm kê cho năm cơ sở 2005 và cập nhật trong việc xây dựng BUR1 cho năm cơ sở 2010.
b. Hiện trạng sắp xếp tổ chức thực hiện kiểm kê KNK cho Thông báo quốc gia của Việt Nam
Theo báo cáo của Dự án “Tăng cường năng lực kiểm kê KNK quốc gia tại Việt Nam” giai đoạn 2011 - 2014 của JICA, để có đƣợc báo cáo quốc gia về BĐKH nói chung và kiểm kê KNK nói riêng, chính phủ Việt Nam đã nhận thức sâu sắc đƣợc tầm quan trọng của hoạt động kiểm kê KNK, cũng nhƣ cố gắng với tất cả các nguồn lực và dữ liệu hoạt động sẵn có, đã phân công Bộ TNMT là cơ quan đầu mối và chuyên trách thực hiện với phân cấp điều phối thuộc ban chỉ đạo thực hiện UNFCCC và KP để thành lập Ban điều phối dự án Thông báo quốc gia thực hiện nhiệm vụ do chính phủ giao. Hoạt động kiểm kê KNK trong nông nghiệp (bao gồm các nội dung của lĩnh vực chăn nuôi gia súc) đƣợc các chuyên gia của Viện Môi trường nông nghiệp, Bộ NNPTNT thực hiện trong một hợp phần thuộc khuôn khổ dự án JICA dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý dự án Thông báo quốc gia. Cũng theo báo cáo của Viện CLCSTNMT (2014), Việt Nam đang trong quá trình thành lập các thể chế, pháp luật và các quy định về thủ tục để đảm bảo việc kiểm kê KNK đƣợc thực hiện đúng hạn và hiệu quả. Để kiểm kê KNK, các đơn vị thực hiện dự án JICA có hoạt động kiểm kê KNK theo khung thể chế đƣợc sơ đồ hoá tại hình 1.9.
Hình 1.9. Khung thể chế cho công tác kiểm kê KNK tại Việt Nam (Viện CLCSTNMT, 2014)
Trong khung sắp xếp thể chế, các đơn vị có liên quan bao gồm Cục KTTVBĐKH, Viện khoa học khí tƣợng thủy văn và Biến đổi khí hậu (KHKTTVBĐKH), Tổng cục môi trường (TCMT), Viện chiến lược và chính sách tài nguyên môi trường (CLCSTNMT), nhóm cố vấn khoa học về kiểm kê, chuyên gia tư vấn trong nước về các lĩnh vực và chuyên gia JICA Nhật Bản đảm nhiệm các công việc cụ thể nhƣ sau:
- Cục KTTVBĐKH: giám sát toàn bộ quá trình chuẩn bị kiểm kê KNK;
- Viện KHKTTVBĐKH và TCMT: Các chuyên gia tại hai đơn vị có chuyên môn phù hợp với tính toán kiểm kê KNK có trách nhiệm thực hiện chuẩn bị kiểm kê KNK theo cơ chế dự án với JICA. Các nhóm kiểm kê (phân loại theo nhóm nguồn phát thải chính) đã lựa chọn các phương pháp ước tính theo hướng dẫn của IPCC, chuẩn bị các tệp ƣớc tính và dự thảo báo cáo tính toán kiểm kê. Cụ thể, chuyên gia của Viện KHKTTVBĐKH chịu trách nhiệm về các lĩnh vực năng lƣợng, quá trình công nghiệp và LULUCF, trong khi các chuyên gia của TCMT và Viện Môi trường nông nghiệp, Bộ NNPTNT chịu trách nhiệm về lĩnh vực nông nghiệp và
chất thải. Đồng thời, chuyên gia của hai đơn vị trên sẽ trao đổi kinh nghiệm và thảo luận về lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là với nhóm chuyên gia JICA sang Việt Nam.
- Viện CLCSTNMT: Chuyên gia của Viện chịu trách nhiệm xây dựng đề xuất về hệ thống kiểm kê quốc gia để chuẩn bị kiểm kê KNK. Ngoài ra, đơn vị này còn đề xuất danh mục kiểm tra QC để các chuyên gia của Viện KHKTTVBĐKH và TCMT sử dụng để đảm bảo chất lƣợng của tính toán kiểm kê.
- Nhóm cố vấn khoa học về kiểm kê: Các cố vấn khoa học của nhóm đã ký hợp đồng chuyên gia cố vấn độc lập với JICA. Các nhà khoa học với kinh nghiệm sẽ có nhiệm vụ cung cấp tƣ vấn kỹ thuật cho các chuyên gia tính toán kiểm kê của Viện KHKTTVBĐKH và TCMT, trong đó bao gồm cả việc thực hiện QC các kết quả cuối cùng. Mỗi một thành viên nhóm cố vấn khoa học phụ trách một lĩnh vực và thường xuyên gặp gỡ các cán bộ của Viện KHKTTVBĐKH và TCMT để cùng nhau hoàn thiện việc kiểm kê KNK.
- Chuyên gia thu thập dữ liệu hoạt động: Các chuyên gia trong nước sẽ đƣợc ký hợp đồng ngắn hạn với JICA với mục đích hỗ trợ việc thu thập các dữ liệu hoạt động cần thiết chuẩn bị cho việc kiểm kê KNK. Trong đó, mỗi một thành viên phụ trách một lĩnh vực, các chuyên gia làm việc với các đơn vị có thể cung cấp dữ liệu hoạt động để đảm bảo các đơn vị cung cấp đƣợc số liệu phù hợp và chính xác nhất cho chuyên gia tính toán kiểm kê của Viện KHKTTVBĐKH và TCMT.
- Chuyên gia JICA, Nhật Bản: Nhóm thực hiện dự án của JICA cung cấp hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các cơ quan đối tác để đảm bảo chất lƣợng của việc kiểm kê KNK. Các chuyên gia kiểm kê đến từ Nhật Bản làm việc với cán bộ của Viện KHKTTVBĐKH, TCMT và Viện CLCSTNMT về các quá trình trong tính toán và báo cáo kiểm kê KNK.
c. Đánh giá hiện trạng sắp xếp tổ chức thực hiện kiểm kê KNK quốc gia cho thông báo BUR1
Cũng trên cơ sở dự án của JICA, Nhật Bản, so với sắp xếp thể chế cho hệ thống kiểm kê KNK cho thông báo Quốc gia, Việt Nam vẫn duy trì một cơ chế
tương tự (Hình 1.9), chỉ có một số cải tiến trong phương pháp luận căn cứ trên hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam (Cục KTTVBĐKH, 2014).
BUR1 là một trong những nỗ lực lớn của Việt Nam đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận nhƣ một quốc gia nộp báo cáo sớm thứ 2 cho Ban thƣ kí của UNFCCC vào tháng 11 năm 2014. Việc thực hiện điều phối và phân công trách nhiệm thực hiện BUR1 đã đƣợc Việt Nam cụ thể hoá nhƣ hình 1.10.
Hình 1.10. Sắp xếp thể chế thực hiện xây dựng BUR1 của Việt Nam (Bộ TNMT, 2014a)
Việc thực hiện quản lý hoạt động kiểm kê cho BUR1 đƣợc thực hiện từ trên xuống khi đứng đầu là Uỷ ban quốc gia về Biến đổi khí hậu có trách nhiệm phê duyệt báo cáo nhƣ một văn bản chính thống đại diện duy nhất cho Việt Nam. Trong khi đó, Bộ TNMT là cơ quan đầu mối duy nhất về BĐKH nói chung và kiểm kê KNK nói riêng sẽ bao gồm cơ quan thường trực cho Ban chỉ đạo thực hiện
UNFCCC và KP. Bộ TNMT có trách nhiệm thu thập các dữ liệu hoạt động từ các Bộ liên quan cũng nhƣ xin ý kiến tham vấn sau khi đã tính toán xong kiểm kê.
Trong Bộ TNMT, Cục KTTVBĐKH sẽ có nhiệm vụ giúp việc Bộ trong điều phối và quản lý hoạt động tính toán kiểm kê, soạn thảo báo cáo kiểm kê với các đơn vị liên quan, các nhóm công tác, các Viện nghiên cứu, trường đại học…
Cũng trong khuôn khổ thực hiện dự án JICA, Nhật Bản giai đoạn 2011-2014, Viện CLCSTNMT cũng đã đề xuất một mô hình sắp xếp thể chế cho hệ thống kiểm kê KNK quốc gia nhƣ hình 1.11 (Viện CLCSTNMT, 2014).
Hình 1.11. Đề xuất mô hình sắp xếp thể chế hệ thống kiểm kê KNK ở Việt Nam (Viện CLCSTNMT, 2014)
Đây là mô hình tạm thời của hệ thống Quốc gia cho việc chuẩn bị kiểm kê quốc gia KNK trong tương lai bao gồm cả các tiểu lĩnh vực của hoạt động chăn nuôi gia súc, nhƣng với kỳ vọng thiết lập đƣợc một hệ thống kiểm kê quốc gia KNK tốt hơn, thì cần có sự tham gia rộng rãi của các Bộ, ngành cũng nhƣ các cơ quan chính phủ khác, các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học, chuyên gia. Mặc dù trong thời gian này sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan vẫn còn chƣa đầy đủ
thấy kết quả tính toán kiểm kê KNK phần lớn dựa trên nguồn số liệu và kinh nghiệm chuyên gia. Cũng nhƣ các lĩnh vực khác, lĩnh vực Nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gia súc nói riêng vẫn chƣa có một hệ thống chính thức với đầy đủ chức năng và nhiệm vụ thực hiện.
Theo báo cáo kiểm kê KNK mới nhất vừa đƣợc công bố tháng 12 năm 2014 của Việt Nam, ngành nông nghiệp Việt Nam là ngành có nguồn phát thải KNK lớn thứ hai đứng sau ngành công nghiệp. Trước tình hình khí hậu ngày càng phức tạp và biến đổi khó lường, việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tối đa lượng phát thải KNK góp phần bảo vệ môi trường là rất cần thiết.
Vì chăn nuôi gia súc là một trong các tiểu khu vực phát thải KNK chủ yếu của ngành nông nghiệp (Nguyễn Phương Nam, 2015b). Do vậy mà việc kiểm kê KNK chính xác khu vực chăn nuôi đang trở thành vấn đề cấp bách và thiết yếu trong nội dung kiểm kê KNK quốc gia cũng nhƣ phát triển các dự án giảm nhẹ KNK.
Luận văn học viên đang tiến hành nghiên cứu là bước khởi đầu cho việc xây dựng hệ thống kiểm kê KNK trong chăn nuôi, cụ thể hơn ở đây là trong hoạt động chăn nuôi gia súc.