Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm kê KNK và giảm phát thải trong hoạt động chăn nuôi gia súc

Một phần của tài liệu Một số phương pháp hàm để giải phương trình và bất phương trình (Trang 72 - 75)

3.2. Đề xuất hệ thống kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi gia súc

3.2.5. Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm kê KNK và giảm phát thải trong hoạt động chăn nuôi gia súc

a) Đề xuất về giải pháp cho sắp xếp thể chế

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến kiểm kê KNK cho Bộ NNPTNT trong Hệ thống quốc gia về kiểm kê KNK;

- Bộ NNPTNT trong phạm vi quản lý của Bộ sẽ tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp bao gồm chăn nuôi gia súc, phục vụ kiểm kê KNK và lưu trữ các dữ liệu liên quan kiểm kê KNK trong chăn nuôi gia súc;

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong Hệ thống cấp ngành về kiểm kê KNK trong chăn nuôi gia súc, để thực hiện kiểm kê KNK định kỳ;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ chức trong Hệ thống cấp ngành về kiểm kê KNK trong chăn nuôi gia súc; từng bước hoàn thiện Hệ thống kiểm kê KNK trong lĩnh vực Nông nghiệp;

- Đảm bảo các nguồn lực cần thiết để Hệ thống cấp ngành về kiểm kê KNK hoạt động ổn định, bền vững và có hiệu quả;

- Tăng cường các hợp tác quốc tế về kiểm kê KNK trong chăn nuôi gia súc tại Việt Nam, đặc biệt là theo đặc thù vùng miền.

b) Đề xuất về kế hoạch thực hiện

Theo kế hoạch thực hiện các hoạt động kiểm kê KNK của Việt Nam (Cục KTTVBĐKH, 2015), kết hợp với kết quả từ hoạt động tham vấn chuyên gia, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ có thể đƣợc đề xuất thực hiện các hoạt động sau:

- Hệ thống cấp ngành chăn nuôi gia súc về kiểm kê KNK bắt đầu hoạt động từ năm 2016;

- Rà soát, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, văn bản quy định liên quan kiểm kê KNK cho lĩnh vực chăn nuôi gia súc;

- Hoàn thành công tác kiểm kê KNK và lập báo cáo kiểm kê KNK cho năm cơ sở theo yêu cầu của Bộ TNMT;

- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu kiểm kê KNK cho lĩnh vực chăn nuôi gia súc của Bộ NNPTNT;

- Đánh giá hoạt động của Hệ thống cấp Ngành về kiểm kê KNK cho hoạt động chăn nuôi gia súc;

- Xây dựng kế hoạch hoàn thiện Hệ thống kiểm kê KNK của Bộ NNPTNT cho giai đoạn sau 2020.

Các hoạt động này xem nhƣ đồng thuận với quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Minh (2015) khi phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và kế hoạch thực hiện kiểm kê KNK cấp quốc gia bao gồm Thông báo quốc gia 3 và BUR2. Kiểm kê KNK cho các hoạt động chăn nuôi gia súc cũng là một tiểu hợp phần của kiểm kê KNK cho Việt Nam nên bắt buộc phải theo lộ trình quốc gia để đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động cấp Ngành và cấp quốc gia (Nguyễn Phương Nam, 2015a).

Thực tế, giai đoạn đầu hoạt động (2016 - 2020) của hệ thống kiểm kê KNK các cấp mới có đƣợc một vài hoạt động nên không tránh khỏi nhiều hạn chế, luận văn cũng đề xuất một số hoạt động tiếp theo cho kiểm kê KNK lĩnh vực chăn nuôi gia súc giai đoạn sau năm 2020 nhƣ sau:

- Hoàn thiện Hệ thống kiểm kê KNK của Bộ NNPTNT;

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát phát thải KNK, đo đạc - báo cáo - thẩm tra các hoạt động giảm phát thải KNK của Bộ NNPTNT, phục vụ thực hiện đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định của Bộ NNPTNT cho Công ƣớc khí hậu.

Có thể nói, kế hoạch sau năm 2020 là những định hướng trong thời gian tới. Có thể có nhiều yếu tố tác động đến kế hoạch nhƣ các yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội

Việt Nam. Cùng quan điểm với tác giả Nguyễn Phương Nam (2015) và tác giả Lương Quang Huy (2015), khi đề xuất cho Hệ thống Quốc gia về kiểm kê KNK cũng đƣợc lưu ý các kế hoạch kiện toàn cũng như đánh giá quá trình thực hiện kiểm kê KNK quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Hoạt động chăn nuôi gia súc trong kiểm kê KNK trong lĩnh vực Nông nghiệp là một trong những hợp phần quan trọng của báo cáo kiểm kê KNK quốc gia nên cần có sự thống nhất về lộ trình thực hiện (Nguyễn Văn Minh, 2015; Mai Văn Trịnh, 2014). Đây cũng là những đóng góp ban đầu cho đề xuất về kết quả của nghiên cứu này.

c) Đề xuất về hoàn thiện hoạt động thực hiện giảm phát thải KNK, ứng phó với BĐKH trong chăn nuôi gia súc tại Việt Nam

Để đảm bảo mục tiêu giảm phát thải KNK trong hoạt động chăn nuôi gia súc tại Việt Nam, một số đề xuất giảm phát thải cho kiểm kê KNK nhƣ sau:

- Trong chăn nuôi trâu bò, việc cung cấp thức ăn bổ sung sẽ làm tăng sản lƣợng thịt và sữa. Để đạt đƣợc một sản lƣợng nào đó, do việc tăng sản lƣợng sữa mà số lượng trâu, bò cần phải nuôi sẽ giảm. Mức giảm phát thải KNK tương ứng với việc tăng sản lƣợng sữa sẽ đạt khoảng 83kg CH4/con/năm.

- Xây dựng các bể biogas xử lý phế thải chăn nuôi sinh ra khí CH4, dùng làm nhiên liệu đun nấu thay thế chất đốt ở vùng nông thôn là phương án có nhiều triển vọng thực hiện ở Việt Nam. Ví dụ nhƣ với lƣợng phân thải của bốn con lợn, hoặc hai con lợn và một con trâu (hoặc bò) là có đủ nguồn phân cung cấp cho một bể biogas với dung tích 5 - 7m3, đủ cung cấp chất đốt cho một hộ nông dân sử dụng.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp hàm để giải phương trình và bất phương trình (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)