3.1. Kết quả và phân tích về khả năng xây dựng hệ thống kiểm kê KNK cho lĩnh vực chăn nuôi gia súc của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
3.1.2. Năng lực thực hiện các hoạt động kiểm kê KNK của các đơn vị liên quan
phiên bản 1996 sửa đổi. Những cán bộ biết điều này đều tập trung ở Viện Môi trường nông nghiệp. Điều này cũng cho thấy mới có sự tiếp cận kỹ thuật ở các nghiên cứu viên, tập trung ở những cán bộ đã từng tham gia thực hiện các dự án có liên quan đến kiểm kê KNK trước đây (Mai Văn Trịnh, 2014; Nguyễn Phương Nam
& Rose Bailey, 2015).
Khảo sát cũng thu thập đƣợc thông tin về đơn vị đã thực hiện kiểm kê KNK trước đây trong lĩnh vực Nông nghiệp bao gồm các tiểu lĩnh vực của chăn nuôi gia súc. Kết quả là có 32% người được hỏi biết được Viện Môi trường nông nghiệp là đơn vị có kinh nghiệm thực hiện hoạt động này. Phần lớn người cung cấp thông tin đều đến từ Viện Môi trường nông nghiệp.
Ý kiến tự đánh giá năng lực xây dựng, thực hiện chính sách và các hành động giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi gia súc của Việt Nam có sự phân hóa khác nhau, dựa theo các tiêu chí đƣa ra của phiếu khảo sát (Hình 3.2).
Hình 3.2. Đánh giá về năng lực xây dựng và thực hiện chính sách và các hành động giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi gia súc
Kết quả có 2% đánh giá rất tốt, 6% đánh giá tốt, 32% đánh giá khá, 52%
đánh giá trung bình và 8% đánh giá kém. Nhìn vào kết quả ta thấy năng lực xây dựng, thực hiện chính sách và các hành động giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi gia súc đƣợc đánh giá ở mức trung bình. Điều này
cũng phản ánh khá khách quan căn cứ vào các phải hồi của các câu hỏi kiểm tra chéo ở mục trên.
Khi đƣợc hỏi về đánh giá năng lực và vai trò của Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT trong hoạt động nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm kê KNK quốc gia có 0% đánh giá kém, 12% đánh giá trung bình, 26% đánh giá khá, 58% đánh giá tốt, 4% đánh giá rất tốt. Kết quả điều tra cho thấy năng lực và vai trò của Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT trong hoạt động nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm kê KNK quốc gia đƣợc đánh giá tốt (Hình 3.3). Tuy nhiên, hoạt động của Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT đƣợc đánh giá dựa trên kết quả thực hiện cho hoạt động kiểm kê KNK nói chung cấp quốc gia. Hiệu quả điều phối chủ trì các hoạt động liên quan bao gồm thu thập số liệu hoạt động, tính toán cũng nhƣ hỗ trợ các hoạt động hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao năng lực là chưa có hoặc không hiệu quả (Nguyễn Phương Nam & Rose Bailey, 2015; Nguyễn Văn Huy, 2015).
Hình 3.3. Đánh giá năng lực và vai trò của Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT trong hoạt động nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm kê KNK quốc gia
Khi hỏi về khả năng tham gia và năng lực của các bên liên quan (chính quyền địa phương, các đơn vị thuộc Bộ NNPTNT, các nghiệp đoàn, doanh nghiệp tƣ nhân) vào việc thực hiện các hoạt động kiểm kê KNK cho lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới đã thu được kết quả như sau: 18% số người được phỏng vấn cho
rằng chính quyền địa phương có khả năng tham gia, 66% số người cho rằng các đơn vị thuộc Bộ, 12% là các nghiệp đoàn, 4% là doanh nghiệp tƣ nhân (Hình 3.4).
Hình 3.4. Đánh giá về khả năng tham gia và năng lực của các bên liên quan Dựa vào kết quả điều tra thì các đơn vị thuộc Bộ NNPTNT đƣợc đánh giá cao nhất. Kết quả này mới đánh giá đƣợc tính phù hợp của hoạt động kiểm kê KNK trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc nói riêng là do đơn vị nhà nước thực hiện. Theo báo cáo quốc gia từ các nước trên thế giới, hoạt động kiểm kê cũng được các đơn vị quản lý nhà nước chủ trì thực hiện (Nguyễn Phương Nam & Rose Bailey, 2015). Các tổ chức tƣ nhân, các nghiệp đoàn hay chính quyền địa phương thường đóng vai trò hỗ trợ thực hiện, đặc biệt là trong việc thu thập dữ liệu hoạt động, các số liệu liên quan phục vụ kiểm kê KNK.
Hoạt động kiểm kê KNK trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc đƣợc khảo sát khi kết nối với hoạt động kiểm kê KNK Quốc gia, quy trình thực hiện đƣợc sự phản hồi khá cao từ khảo sát (Hình 3.5).
Hình 3.5. Mức độ sử dụng quy trình thu thập và xử lý số liệu kiểm kê trong lĩnh vực chăn nuôi cho hệ thống kiểm kê KNK quốc gia
Khi đƣợc hỏi về mức độ sử dụng quy trình thu thập và xử lý số liệu kiểm kê KNK trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc hiện tại cho hệ thống Kiểm kê quốc gia KNK trong thời gian tới thu được kết quả là 82% số người được phỏng vấn cho rằng có sử dụng, 4% cho rằng không, 14% không rõ. Qua đây ta thấy quy trình thu thập và xử lý số liệu kiểm kê KNK trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc hiện tại nên đƣợc sử dụng cho hệ thống Kiểm kê quốc gia KNK trong thời gian tới. Lý do đƣợc đƣa ra tập trung chủ yếu về khía cạnh lưu trữ và tính pháp lý của số liệu hoạt động và các thông tin liên quan. Các cơ quan thuộc Bộ NNPTNT cần có trách nhiệm cung cấp thông tin để việc thực hiện kiểm kê nên có một kết quả chính xác, có độ tin cậy cao (Nguyễn Phương Nam & Rose Bailey, 2015).
Khảo sát cũng cho thấy 100% người được hỏi đồng ý với việc lưu trữ và sử dụng kết quả và số liệu kiểm kê KNK trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc. Các mục đích sẽ khác nhau tùy đối tƣợng đƣợc hỏi, khi các nhà quản lý mong muốn có căn cứ để quản lý và hoạch định chính sách, các cán bộ nghiên cứu thuộc các viện nghiên cứu mong muốn số liệu và kết quả lưu trữ dùng để phục vụ các nhiệm vụ liên quan như kế hoạch giảm nhẹ của ngành, xây dựng đường phát thải
cơ sở cũng nhƣ căn cứ để có những đề xuất các hành động giảm nhẹ phù hợp điều kiện quốc gia (NAMA).
Khi đƣợc hỏi về cơ quan có khả năng làm đầu mối trong việc thu thập, tập hợp và lưu trữ số liệu liên quan tới tính toán phát thải KNK thu được kết quả như sau: 22%
số người đc phỏng vấn cho rằng Cục chăn nuôi phù hợp, Viện chăn nuôi 18%, Viện môi trường nông nghiệp 10%, Trung tâm thống kê tin học nông nghiệp 24%, Vụ Khoa học và Công nghệ môi trường 26%, các tổ chức khác 0% (Hình 3.6).
Hình 3.6. Sự phù hợp của các cơ quan có khả năng làm đầu mối trong thu thập, tập hợp và lưu trữ số liệu liên quan tới tính toán phát thải KNK
Kết quả từ biểu đồ trong hình 3.6 cho thấy quan điểm khác nhau về vai trò của đơn vị đầu mối thực hiện kiểm kê KNK trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc. Điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình quản lý nhà nước và đòi hỏi Bộ NNPTNT cần có những văn bản quy phạm pháp luận sớm quy định rõ trách nhiệm đầu mối thực hiện trong thời gian tới. Kết quả thống kê phiếu khảo sát đƣợc trả lời bởi các cán bộ thuộc Bộ NNPTNT đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc cho thấy Vụ Khoa học và công nghệ môi trường là cơ quan có khả năng cao nhất làm đấu mối trong việc thu thập, tập hợp và lưu trữ số liệu liên quan tới tính toán phát thải KNK. Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ hiện có của đơn vị quản lý nhà nước cấp Bộ, việc tổ chức cấp Vụ với nhiệm vụ hỗ trợ Bộ trưởng thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực
môi trường trong nông nghiệp với hoạt động kiểm kê KNK là phù hợp. Các đơn vị khác nhƣ Viện nghiên cứu, Trung tâm thống kê hay Cục chăn nuôi có thể sẽ đảm nhận các nhiệm vụ khác liên quan đến thu thập, tính toán hay lưu trữ số liệu hoạt động cũng nhƣ các hoạt động khác liên quan sẽ phù hợp với chức năng và nhiệm vụ đặc thù hơn. Việc đánh giá và phân tích trên cho kiểm kê KNK trong chăn nuôi gia súc trong lĩnh vực Nông nghiệp cũng là phù hợp với các hoạt động kiểm kê khác cùng trong lĩnh vực Nông nghiệp (Mai Văn Trịnh, 2014). Điểm này là tương tự với sắp xếp tổ chức cho hoạt động kiểm kê ở các Bộ liên quan khác như Vụ Môi trường - Xã hội thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Xây dựng… (Nguyễn Phương Nam và Rose Bailey, 2015).
Việc thuê chuyên gia từ các viện khoa học, các cơ quan có liên quan đến các lĩnh vực kiểm kê hay thuê chuyên gia từ các trường đại học để thực hiện việc tính toán phát thải cũng được các cán bộ đề cập đến, có trên 66% số người được phỏng vấn đồng ý với việc thuê chuyên gia bên ngoài tham gia vào quá trình tính toán phát thải trong kiểm kê KNK. Khảo sát này cho thấy sự cần thiết của các đơn vị khoa học nông nghiệp trong hoạt động nghiên cứu việc tính toán phát thải KNK tại Việt Nam. Tuy nhiên tỷ lệ 66% là không thật sự cao. Theo tác giả Mai Văn Trịnh (2014), Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiêp, hoạt động kiểm kê KNK là lĩnh vực mới trên thế giới và Việt Nam. Kiểm kê KNK cho chăn nuôi gia súc ở các vùng khí hậu khác nhau là khác nhau đặc biệt ở Việt Nam là rất đa dạng. Do đó, không chỉ cần sự tham gia của các chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu thuộc Bộ NNPTNT mà còn của các nhà khoa học khác trong đó bao gồm cả từ các trường Đại học (Mai Văn Trịnh, 2014).
Khảo sát về tính cập nhật thông tin về chính sách liên quan đến các hoạt động giảm nhẹ tác động của BĐKH, giảm phát thải KNK áp dụng cho Nông nghiệp, 100% cán bộ đều biết đến các giải pháp nhƣ khí sinh học thay thế than củi, tiết kiệm nhiên liệu trong cơ giới hóa nông nghiệp, cung cấp bánh dinh dƣỡng MUB cho gia súc… Kết quả cho thấy nỗ lực chủ động của Bộ NNPTNT đã và
đang thực hiện việc giảm phát thải KNK cấp Bộ/ngành. Tuy nhiên, chỉ có 74% các cán bộ đƣợc hỏi biết đến khái niệm và cho rằng Bộ NNPTNT đã có kế hoạch xây dựng đường phát thải cơ sở cho các hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp bao gồm Chăn nuôi gia súc. Theo tác giả Nguyễn Phương Nam & Rose Bailey (2015), việc các cán bộ chƣa hoặc mới tiếp cận hoạt động kiểm kê KNK chƣa có thể biết đƣợc những khái niệm kỹ thuật chuyên sâu và hoạt động nâng cao năng lực và nhận thức trong thời gian tới là cần thiết, không chỉ cho lĩnh vực Chăn nuôi gia súc mà cho cả các lĩnh vực khác.
Khảo sát về yêu cầu kỹ thuật cho hoạt động thu thập số liệu hoạt động, 100%
cán bộ đƣợc khảo sát cho rằng cần có các biểu mẫu thu thập phù hợp với đặc thù của lĩnh vực chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, thêm một số ý kiến cho rằng để chuẩn hóa các biểu mẫu thu thập này, Việt Nam cần có sự ban hành chính thống của đơn vị chuyên trách, có thể là Tổng Cục thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Phân tích kết quả cho thấy đây cũng là yêu cầu chính đáng và phù hợp với mô hình Kiểm kê quốc gia khi Tổng cục thống kê sẽ là đơn vị đầu mối cho hoạt động thu thập số liệu hoạt động và thông tin liên quan đến kiểm kê KNK của Việt Nam (Trần Hồng Nguyên, 2015; Lương Quang Huy, 2015).
Ngoài ra, khi đƣợc hỏi về thuận lợi và khó khăn khi xây dựng hệ thống kiểm kê KNK ở Việt Nam thì câu trả lời nhận đƣợc đa phần là gặp nhiều khó khăn. Vì Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống quốc gia chính thức về kiểm kê KNK. Kiểm kê KNK ở Việt Nam mới chỉ thực hiện thông qua một số dự án hợp tác giữa Bộ TNMT và các nhà tài trợ quốc tế và báo lên UNFCCC bằng hai thông báo quốc gia lần một và lần hai (Nguyễn Phương Nam, 2015b; Tamai Akihiro, 2015). Những khó khăn mà Việt Nam gặp phải đó là: thiếu thông tin, số liệu, thời gian thu thập số liệu bị kéo dài, hệ thống thu thập số liệu hoạt động chƣa hoàn chỉnh, chƣa nghiên cứu đƣợc hệ số phát thải đặc trƣng cho quốc gia, hạn chế về cơ sở dữ liệu và đội ngũ chuyên gia, các cán bộ chuyên trách…
(Nguyễn Phương Nam & Rose Bailey, 2015).
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên Thế giới, đứng trước tình hình khí hậu biến đổi phức tạp đến khó lường như hiện nay và qua kết quả khảo sát thực tế, kết hợp với kết quả từ tham vấn chuyên gia, luận văn này đề xuất sơ bộ các bước để xây dựng một hệ thống kiểm kê KNK trong chăn nuôi gia súc đƣợc đề xuất ở các phần tiếp theo của luận văn.