Chỉ số SPF (hay UPF) có thể được xác định bằng phương pháp in vivo hay in vitro [20]. Trong phương pháp in vivo, người ta thử nghiệm bằng việc dùng vải che phủ trên da đặt dưới nguồn sáng có phổ gần như phổ của ánh sáng mặt trời và được so sánh với một bên da bị chiếu sáng mà không được che phủ. Thông số đo được bằng phương pháp này chính là thời gian chiếu và phương pháp này hoàn toàn không phù hợp cho những mặt hàng vải ngăn ngừa tia UV hiện nay. Bởi vì giá trị SPF tính toán được dựa trên sự cảm nhận của mắt người và giá trị SPF chính là tỉ lệ thời gian gây ban đỏ da của 2 mẫu chiếu sáng này (mẫu che phủ và không được che phủ). Bên cạnh đó phương pháp in vitro lại rất phù hợp, phương pháp này cũng đo trên da người. Nguồn ánh sáng sử dụng là nguồn đơn sắc và đo lượng tới hạn chiếu xạ đủ để gây cháy đỏ da (ban đỏ). Từ những kết quả này người ta đã xác định được mối liên hệ giữa hiệu ứng ban đỏ – lượng bức xạ - chiều dài bước sóng ánh sáng sử dụng. Như vậy mức độ gây ban đỏ của bức xạ đồng nghĩa với mức gây hại của bức xạ. Dựa vào các số liệu thu được từ phương pháp invitro người ta đã lập ra bảng năng lượng bức xạ gây ban đỏ để tính toán cho các phương pháp xác định giá trị SPF hiện đại [19].
Trường đại học Công nghệ hóa và Luyện kim SOFIA-Bulgary đã đưa ra một phương pháp mới để đánh giá đặc tính ngăn ngừa tia UV của vải dựa trên sự bạc mầu của chuẩn thay vì thử nghiệm trên da người. Các bước của phương pháp này được tiến hành như sau:
1- Mẫu vải ngăn ngừa tia UV được đặt dưới nguồn sáng có phổ gần giống với phổ sáng mặt trời mùa hè ở vùng Nam Âu. Phía sau mẫu vải có đặt mẫu giấy nhuộm xanh metylen (chất nhạy sáng dễ bị phá hủy quang học).
2- Tiến hành chiếu sáng với những khoảng thời gian tăng dần để đánh giá mức độ và tốc độ làm bạc màu mẫu giấy xanh metylen.
3- Việc đánh giá dựa trên kết quả đo phổ màu của mẫu giấy xanh metylen ban đầu và từng giai đoạn bạc màu bằng máy đo màu. Mức độ phá hủy quang học được xác định bởi cường độ tia UV, và được xác định bằng hàm Kubelka-Munk (K/S). Cường độ màu tương đối (RCI) có thể được ước tính từ các dữ liệu thử nghiệm bằng phương trình sau:
RCI = 100 ) / (
) / (
o t
S K
S
K (%) (1.2)
Giá trị bằng số nhận được cho phép mô tả và so sánh tương đối tốt về các loại vải khác nhau, xác định sự thay đổi về các giá trị hấp thụ UV và khả năng xuyên thấu của chúng. Hơn nữa xác định được hằng số tốc độ phai màu K của mẫu tương ứng với khả năng bảo vệ của vải.
Phương pháp này không đưa ra giá trị SPF cụ thể nhưng cũng là nghiên cứu rất có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng ngăn ngừa tia UV của sản phẩm vải.
Đây là phương pháp rất đơn giản để so sánh hiệu quả bảo vệ ở các cơ sở sản xuất địa phương chỉ với máy đo màu thông thường và ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc đèn tạo nguồn sáng tương đương.
Cho đến nay đã có sáu tổ chức thiết lập tiêu chuẩn đã phát triển chín tài liệu tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến thử nghiệm và dán nhãn quần áo ngăn ngừa tia UV (bảng1.12), trong đó có 2 tiêu chuẩn về việc đánh giá xếp loại, bảy tài liệu tiêu chuẩn còn lại liên quan đến thử nghiệm và dán nhãn cho vải.
Chỉ có một tiêu chuẩn bao hàm toàn diện về phạm vi áp dụng thử nghiệm vải, một tiêu chuẩn tập trung vào các qui trình lấy mẫu và chuẩn bị các mẫu thử vải trước khi thử nghiệm đo độ truyền qua tia UV. Ba tiêu chuẩn chỉ đưa ra các qui trình thử nghiệm đo độ truyền qua tia UV và tính các giá trị về % chắn cũng như các giá trị UPF của mẫu. Một tiêu chuẩn chỉ tập trung vào những hướng dẫn để xác định thông tin ngăn ngừa tia UV trên nhãn mác quần áo hay vải. Cuối cùng, một
tiêu chuẩn cung cấp dữ liệu ban đỏ có ý nghĩa quan trọng để tính các giá trị UPF của mẫu và phân cấp UPF của nhãn.
Bảng 1.11: Các tiêu chuẩn về quần áo ngăn ngừa tia UV từ mặt trời [17]
Tổ chức Tên gọi Tên tiêu chuẩn Mục tiêu/Loại
Các tiêu chuẩn Úc/Niu zilân
AS/NZS 4399:1996
Phân loại đánh giá quần áo chống nắng
Thông tin trên nhãn vải dựa trên điều kiện vải
ASTM D 6603-00
Hướng dẫn chuẩn về dán nhãn cho hàng dệt ngăn ngừa tia cực tím
Thông tin trên nhãn vải Chuẩn bị cho các mẫu thử
“giặt một lần”.
ASTM
ASTM D 6544-00
Hướng dẫn chuẩn về chuẩn bị hàng dệt trước khi thử nghiệm chiếu tia UV.
Lấy mẫu: Chuẩn bị cho các mẫu thử “được chuẩn bị cho thử nghiệm ”.
AATCC
AATCC 183-2000
Sự truyền hoặc sự che chắn bức xạ tử ngoại Làm tăng ban đỏ qua vải
Đo độ truyền qua.
Tính các giá trị % che chắn và giá trị UPF của mẫu EN-
13758-1 (thay thế BS 7914 -1998)
Phương pháp thử đo độ truyền qua của bức xạ tử ngoại làm tăng ban đỏ qua vải
Thử nghiệm đo độ truyền qua.
Tính % che chắn và giá trị UPF của mẫu.
EN-13758-2 (thay thế BS 7914 -1999)
Quần áo trẻ em, các yêu cầu về bảo vệ chống lại bức xạ tử ngoại mặt trời làm tăng ban đỏ qua vải
Phân loại hàng may mặc và dán nhãn
EN 13758-1 (1999)
Sản phẩm dệt - Các tính chất chống tia UV từ mặt trời - Phần 1 : Phương pháp thử nghiệm các loại vải may mặc
Thử nghiệm đo độ truyền qua.
Tính các giá trị UPF của mẫu.
EN
EN 13758-2 (2003)
Các tính chất ngăn ngừa tia UV từ mặt trời, phân loại và dán nhãn cho quần áo
Phân loại hàng may mặc và dán nhãn
Uỷ ban chiếu sáng (CIE)
CIE S 007/E 1998
Phổ tác động ban đỏ tham khảo và liều lượng ban đỏ tiêu chuẩn
Dữ liệu cần thiết để tính toán UPF của các mẫu thử từ dữ liệu đo độ truyền qua