CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất liệu dệt và các lớp thuốc nhuộm tới khả năng ngăn ngừa tia UV của vải
3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất liệu dệt đến khả năng ngăn ngừa tia UV
3.2.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất liệu dệt đến khả năng ngăn ngừa tia UV của vải trước nhuộm
Khả năng ngăn ngừa tia UV của 3 loại vải trước khi nhuộm được đo trên thiết bị quang phổ tử ngoại khả kiến UV- VIS 4802 UNICO. Từ các giá trị T đo
được, giá trị UPF của các mẫu vải được tính theo công thức (2.2 trang 56) và được trình bày trong bảng 3.3:
Bảng 3.3 : Giá trị UPF của các loại vải trước nhuộm
Chiều
dày Khối lượng (g/m2)
UPF của vải trước nhuộm
UPF/ g/m2 của vải trước
nhuộm Loại
vải
Chi số sợi dọc, ngang
(Ne)
Mật độ dọc (Sợi/1 0 cm)
Mật độ ngang (Sợi/10
cm) (mm) Mộc Sau NT
Giá trị tuyệt đối
Giá trị tương đối (%)
Giá trị tuyệt đối
Giá trị tương đối (%)
Bông 30 420 230 0,79 190 198 3,02 100 0,015 100
Pe/Co
65/35 30 420 230 0,79 205
209
12,17
402 0,058 387
PET 30 420 230 0,79 189 190 13,52 448 0,070 467
Từ kết quả trong bảng 3.3, 3 loại vải này có các thông số cấu tạo vải hoàn toàn giống nhau nhưng do khối lượng riêng của các xơ không hoàn toàn bằng nhau:
xơ bông là 1,54 g/cm3 và xơ PET là 1,38 g/cm3. Mặc dù khối lượng riêng của xơ bông gấp 1,12 lần so với khối lượng riêng của xơ PET nhưng khả năng ngăn ngừa tia UV của vải PET lớn hơn rất nhiều khả năng ngăn ngừa tia UV của vải bông.
Hơn nữa, ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý nên khối lượng g/m2 của chúng cũng khác nhau chút ít. Để so sánh được giá trị UPF của 3 loại vải này được chính xác hơn thì giá trị UPF được tính ra UPF/g/m2 nhằm nghiên cứu khả năng hấp thụ của chất liệu và được thể hiện qua các đồ thị trong hình 3.9
0 2 4 6 8 10 12 14
UPF
Cotton Pe/Co 65/35 PES Loại vải
Giá trị UPF của vải trước nhuộm
0 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07
UPF/g/m2
Cotton Pe/Co 65/35 PES Loại vải
Giá trị UPF/g/m2 của vải trước nhuộm
Hình 3.9: Giá trị UPF và Giá trị UPF/g/m2 của các loại vải trước nhuộm
Đồ thị trên hình 3.9 với các giá trị UPF và UPF/g/m2 của ba loại vải sử dụng nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Kết quả thể hiện 3 loại vải có cấu tạo tương đương nhưng khả năng ngăn ngừa tia UV khác nhau. Vải PET có khả năng ngăn ngừa tia UV lớn nhất sau đó đến vải pe/co và cuối cùng là vải bông.
- Nếu tính khả năng ngăn ngừa tia UV trên 1 đơn vị khối lượng vải thì khả năng ngăn ngừa tia UV của 3 loại vải nghiên cứu còn khác nhau nhiều hơn. Cụ thể, nếu coi giá trị (UPF) tương đối của vải bông là 100% thì giá trị (UPF) tương đối của vải PET là 448% (gấp 4,5 lần) và giá trị (UPF) tương đối của vải Pe/co (65/35) là 402% (gấp 4 lần). Nếu coi giá trị (UPF/g/m2) tương đối của vải bông là 100% thì giá trị (UPF/g/m2) tương đối của vải PET là 467% (gấp 4,7 lần) và của vải Pe/co (65/35) là 387% (gấp 3,9 lần).
Kết quả này được giải thích như sau: Vải bông có khả năng ngăn ngừa tia UV thấp do không có dấu hiệu hấp thụ. Còn xơ PET được cấu tạo từ các khối cấu trúc nhân thơm, các phần nhân thơm này có khả năng hấp thụ tia UV-B rất tốt. Hơn nữa, các nhà sản xuất xơ thường đưa chất Ti02 trong quá trình sản xuất xơ polyeste để làm mờ vì bản chất của xơ sau khi kéo sợi có đặc điểm trong suốt. Bên cạnh đó Ti02 còn tạo ra hiệu quả bảo vệ ngăn ngừa tia UV rất tốt.
Kết quả trên cho chúng ta thấy được nguyên liệu dệt có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ngăn ngừa tia UV của vải. Vậy, sắc màu có ảnh hưởng tới khả năng ngăn ngừa tia UV của vải? Nghiên cứu tiếp tục phối ghép màu CSGT trên 3 loại vải trên bằng các lớp thuốc nhuộm khác nhau.
3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất liệu dệt đến khả năng ngăn ngừa tia UV của vải sau nhuộm
Thực hiện ghép màu CSGT trên 3 loại vải: Bông (100%) nhuộm bằng TNHT, vải Pe/co (65/35) nhuộm bằng cặp THPT- HT và vải PET (100%) nhuộm bằng TNPT, là các lớp thuốc nhuộm thông dụng trong thực tế. Các mẫu vải sau nhuộm bằng các lớp thuốc nhuộm trên được đo màu trên máy đo màu quang phổ để lựa chọn 3 mẫu nhuộm bằng các lớp thuốc nhuộm khác nhau, nhưng đều có màu tương tự nhau (∆E < 1). Ba mẫu vải nhuộm được lựa chọn, tiếp tục được đo trên thiết bị quang phổ tử ngoại khả kiến UV- VIS 4802 UNICO. Từ các giá trị T đo được, giá trị UPF của 3 mẫu vải được tính theo công thức (2.2 trang 56) và được trình bày trong bảng 3.4:
Bảng 3.4: Giá trị UPF của 3 loại vải trước và sau nhuộm
Giá trị UPF
Trước nhuộm Sau nhuộm
Loại vải Tuyệt đối Tương đối
(%) Tuyệt đối Tương đối (%)
Vải bông (100%) 3,03 100 12,91 426
Vải Pe/co (65/35) 12,17 100 20,49 168
Vải PET (100%) 13,52 100 24,99 185
Từ kết quả trong bảng 3.4 giá trị UPF của 3 loại vải nhuộm bằng các lớp thuốc nhuộm khác nhau được thể hiện qua các đồ thị trong hình 3.10:
Giá trị UPF của 3 loại vải trước và sau nhuộm
0 5 10 15 20 25 30
Vải bông (100%) Vải Pe/co (100%) Vải PET (100%) Loại vải
UPF Trước nhuộm
Sau nhuộm
Hình 3.10: So sánh giá trị UPF của 3 loại vải trước và sau nhuộm bằng các lớp thuốc nhuộm khác nhau
Từ kết quả trên hình 3.10 cho thấy rằng:
- Màu sắc cho phép cải thiện đáng kể khả năng ngăn ngừa tia UV của vải.
Tuy nhiên, sự cải thiện này có khác nhau giữa các lớp thuốc nhuộm. Cụ thể, vải bông 100% sau khi được phối ghép màu CSGT bằng TNHT thì giá trị UPF tăng gấp 4,26 lần (tăng nhiều nhất), vải Pe/co (65/35) sau khi phối ghép màu CSGT thì giá trị UPF tăng gấp 1,68 lần và vải PET (100%) sau khi phối ghép màu CSGT thì giá trị UPF tăng gấp 1,85 lần.
- Để tìm hiểu rõ hiện tượng tăng giá trị UPF của các lớp thuốc nhuộm khác nhau nhuộm trên các loại vải khác nhau. Nghiên cứu đã tìm hiểu khả năng ngăn ngừa tia UV (giá trị UPF) của các loại thuốc nhuộm trên từng loại vải.