CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Qui trình đo các mẫu vải
Đặt mẫu thử phẳng phiu vào khe mở của cổng truyền qua mẫu trong quả cầu. Thực hiện phép đo truyền qua UV với mẫu thử được định hướng theo một hướng, phép đo được thực hiện 3 lần với 3 vị trí khác nhau trên mỗi mẫu.
Mẫu vải được quét bởi phổ vùng UVA và UVB (chọn vùng bức xạ hẹp trên máy), bức xạ truyền qua được đo bởi đầu đo nằm trong quả cầu tích phân. Như vậy máy đo được độ truyền phổ trung bình của mẫu tính theo phần trăm, theo từng bước sóng đơn sắc trong dãy phổ.
2.3.2.6. Khả năng hấp thụ tia UV của dung dịch nhuộm
- Dung dịch nhuộm được chuẩn bị theo nồng độ phần trăm cần sử dụng.
- Dung dịch ở dạng đồng nhất.
- Đo dung dịch nhuộm trước khi nhuộm để xác định khả năng hấp thụ tia UV.
- Dung dịch nhuộm được hút vào cuvet theo quy định.
- Chuẩn bị 1 cuvet chứa nước mềm tinh khiết để làm dung dịch chuẩn.
- Đo dung dịch trên máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến (mục 2.3.2.4).
2.4. Xử lý số liệu
2.4.1. Xử lý và tính toán số liệu
Việc xử lý và tính toán số liệu được sử dụng phần mềm Microsoft Excel đểmthực hiện các nội dung xử lý kết quả nghiên cứu như sau:
- Lập các bảng tính Excel để xử lý số liệu thí nghiệm.
- Vẽ biểu đồ thể hiện trực quan kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Trong luận văn, để tìm sự tương quan giữa giá trị UPF và nồng độ thuốc nhuộm, tác giả sử dụng bộ số liệu thực nghiệm thu được về giá trị UPF và phần mềm Microsoft Excel để xây dựng hàm số thể hiện mối quan hệ giữa giá trị UPF với nồng độ thuốc nhuộm sử dụng trên vải.
2.4.2. Tính toán kết quả
Các tiêu chuẩn xác định giá trị UPF/SPF của vải về mặt cơ bản hoàn toàn giống nhau về nguyên lý đo và cách tính toán như sau:
- Chỉ số chống tia tử ngoại (UPF) được tính toán bằng tỷ lệ năng lượng bức xạ tử ngoại (UV-R) tăng ban đỏ ở đầu đo khi không có mẫu với sự chiếu bức xạ tử ngoại (UV-R) tăng ban đỏ ở đầu đo khi có mẫu thử.
- Sự chiếu bức xạ (UV-R) ở đầu đo khi không có mẫu thử bằng tổng giữa các khoảng cách bước sóng của sự chiếu bức xạ phổ đo được nhân với độ hữu hiệu phổ tương đối của phổ tác động ban đỏ liên quan nhân với hàm số tăng bức xạ UV của phổ bức xạ mặt trời thích hợp nhân với khoảng cách bước sóng phù hợp.
- Sự chiếu bức xạ (UV-R) tăng ban đỏ ở đầu đo khi có mẫu thử bằng tổng giữa các khoảng cách bước sóng của sự chiếu bức xạ phổ đo được nhân với độ hữu hiệu phổ tương đối của phổ tác động ban đỏ liên quan nhân với độ truyền phổ của mẫu thử nhân với khoảng cách bước sóng.
Công thức tính giá trị UPF [6]:
UPF =
400
280 400
280
x xT xS E
x xS E
( 2.2)
Trong đó:
Eλ= độ hữu hiệu phổ ban đỏ tương đối;
Sλ= Sự chiếu bức xạ phổ mặt trời;
Tλ= Độ truyền phổ trung bình của mẫu thử (đo được);
λ= Khoảng cách bước sóng đã đo (nm).
2.5. Kết luận chương 2
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của sắc màu và cường độ sắc màu tới khả năng ngăn ngừa tia UV của vải.
Luận văn lựa chọn 3 thuốc nhuộm đại diện cho nhóm thuốc nhuộm hoạt tính Drimaren CL có tên là Drimaren Yellow CL2R-GR, Drimaren Red CL- 5B, Drimaren Navy Blue CL- R để nghiên cứu. Vải bông được nhuộm bằng 3 thuốc nhuộm trên với nồng độ bắt đầu từ 0.2% đến nồng độ bão hòa. Sau đó, xác định chỉ số K/S và UPF của từng mẫu nhuộm.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất liệu sợi dệt và lớp thuốc nhuộm tới khả năng ngăn ngừa tia UV của vải.
- Trong bản luận văn này đã nghiên cứu khả năng ngăn ngừa tia UV trên ba loại vải khác nhau nhưng có cùng kiểu dêt, cùng chi số, cùng độ dày, và có khối lượng khác nhau chút ít như: vải bông (100%), vải pha pe/co (65/35), và vải PET (100%).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các lớp thuốc nhuộm khác nhau tới khả năng ngăn ngừa tia UV của vải.
- Phối ghép màu vàng cảnh sát giao thông trên vải bông bằng 3 lớp thuốc nhuộm khác nhau: Thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm hoàn nguyên, sau đó so sánh chỉ số UPF giữa ba loại thuốc nhuộm trên.
- Tiếp tục phối ghép màu cảnh sát giao thông trên vải pha Pe/co (65/35) bằng cặp thuốc nhuộm phân tán- hoạt tính và phân tán- hoàn nguyên, sau đó cho hóa chất ngăn ngừa tia UV vào cùng quá trình nhuộm phân tán- hoàn nguyên để so sánh kết quả với mẫu nhuộm không có hóa chất ngăn ngừa tia UV.
- Tiếp tục phối ghép màu cảnh sát giao thông trên vải PES bằng thuốc nhuộm phân tán.
3. Nghiên cứu được tiến hành tại phòng thí nghiệm hóa dệt, phòng thí nghiệm vật liệu dệt trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Thiết bị thí nghiệm và dụng cụ đo sử
dụng cho nghiên cứu đều thuộc loại hiện đại đảm bảo tính chính xác của kết quả đo.
Các số liệu đo đều thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế.
4. Luận văn sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 để trợ giúp quá trình tính toán, biểu diễn hình ảnh không gian và thể hiện các kết quả nghiên cứu.