CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7. Qui trình công nghệ nhuộm vải Pe/co bằng thuốc nhuộm phân tán- hoàn nguyên, có bổ sung hóa chất ngăn ngừa tia UV
2.3.2. Kiểm tra đánh giá các tính chất của vải
Phương pháp đánh giá khối lượng vải dệt thoi theo TCVN 1752 - 86:
- Mẫu thử để trong trạng thái tự do không kéo căng trên mặt phẳng nằm ngang.
- Đường cắt mẫu vuông góc với biên vải (cắt bỏ biên).
- Xác định chiều dài, chiều rộng của mẫu thử theo TCVN 1751- 86
- Mẫu được để vào tủ thuần hóa mẫu tối thiểu 24 giờ theo TCVN 1748- 1991 (ISO 139- 1973).
- Cân có độ chính xác đến 0,2% so với khối lượng mẫu.
- Cân mẫu vải bằng cân điện tử (mục 2.3.1).
2.3.2.2. Mật độ vải
Phương pháp xác định mật độ sợi theo TCVN 1753 - 86:
- Mẫu vải được để vào tủ thuần hóa mẫu tối thiểu 24 giờ theo TCVN 1748- 1991 (ISO 139- 1973).
- Dùng kính phóng đại để đếm sợi, đếm ít nhất tại 3 vị trí trên mẫu vải.
- Mật độ sợi của mẫu là trung bình cộng các kết quả xác định mật độ tại các vị trí đếm.
- Mật độ sợi được tính chính xác đến 0,1 sợi và kết quả cuối cùng quy tròn đến 1 sợi.
2.3.2.3. Cường độ lên màu của vải
- Các mẫu sau nhuộm được đo mầu trên máy đo mầu quang phổ để xác định bức phổ phản xạ R của chúng và từ đó xác định cường độ lên mầu K/S.
- Cường độ màu được thể hiện bằng chỉ số K/S tính từ chỉ số phản xạ R đo được theo công thức sau [5-478]:
R S R
K 2
) 1 / (
2
(2.1) Trong đó: K là hệ số hấp thụ;
S là hệ số tán xạ;
R là giá trị phản xạ ở bước sóng λ.
2.3.2.4. Độ đồng màu của 2 mẫu
1. Thiết bị và phương tiện thử
- Máy đo màu quang phổ phản xạ Data Color 650 (công ty Dos-Tex Việt Nam).
- Máy đo màu quang phổ phản xạ Spectrophotometer (Viện Dệt May).
2. Trình tự thử nghiệm
- Chuẩn bị mẫu thử: mẫu thử được đặt trong tủ thuần hóa mẫu khoảng 30 phút theo TCVN 1748- 1991 (ISO 139 - 1973).
Chuẩn bị mẫu với kích thước vừa với cửa sổ đo mẫu của thiết bị. Để đảm bảo cho mẫu đục không cho ánh sáng xuyên qua, nên gấp mẫu làm nhiều lớp (4 lớp),
phẳng. Vì mẫu vải thử nghiệm là vải vân chéo nên luôn tiến hành đo cùng một hướng dọc theo mặt phải vải để đảm bảo phép đo với các mẫu là đồng nhất.
- Phương pháp đo màu theo tiêu chuẩn ISO 105J01-97.
- Phương pháp đo độ đều mầu, lệch màu theo tiêu chuẩn ISO 105J03- 09.
- Công thức tính ∆E:
+ Theo hệ tọa độ vuông góc:
∆E = a2 b2L2 Trong đó:
L*: Thể hiện độ sáng của màu;
a*: Thể hiện thành phần sắc màu đỏ lục;
b*: Thể hiện thành phần sắc màu vàng lam.
+ Theo hệ tọa độ cực:
∆E = c2h2 L2 Trong đó:
L*: Thể hiện độ sáng của màu;
c*: Thể hiện độ thuần sắc của màu;
h*: Thể hiện sắc màu.
- Độ đều màu được tiến hành đánh giá bằng cách đo màu ở 3 vị trí khác nhau trên mẫu vải. Máy sẽ cho giá trị ∆E là giá trị chênh lệch màu giữa 3 vị trí đo:
+ ∆E ≤ 0,6: mẫu nhuộm được chấp nhận là đều màu.
+ ∆E > 0,6: mẫu nhuộm không đều màu.
- Độ lệch màu được tiến hành đánh giá bằng cách đo lần lượt 2 mẫu cần so sánh. Sau đó sử dụng chức năng Quality Control để so sánh dữ liệu màu đã đo của 2 mẫu đo. Máy sẽ cho giá trị ∆E là giá trị chênh lệch màu giữa 2 mẫu đo:
+ ∆E ≤ 1: 2 mẫu nhuộm được chấp nhận là 1 màu.
+ ∆E > 1: 2 mẫu nhuộm không lặp màu.
2.3.2.5. Xác định khả năng ngăn ngừa tia UV của vải
Trong số 9 tài liệu tiêu chuẩn liên quan đến thử nghiệm và gắn nhãn quần áo bảo vệ chống tia UV (bảng 1.12 phần 1.4).
Dựa vào đặc tính kỹ thuật của thiết bị thí nghiệm hiện có là máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến UV- VIS 4802 UNICO.
Luận văn đã nghiên cứu áp dụng phương pháp AATCC Test method 183:
2000, thực hiện tại PTN hóa dệt trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là phương pháp với nội dung được đề cập đầy đủ, phù hợp nhất với các điều kiện thiết bị ở đây.
Hơn nữa, phương pháp này cũng được sử dụng phổ biến và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
1. Máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến
Máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến UV- VIS 4802 UNICO (Phòng thí nghiệm Vật liệu dệt- Trường ĐHBK Hà Nội), là một thiết bị dùng để đo độ hấp thụ của dung dịch hay độ truyền qua của vải. Máy gồm có các bộ phận cơ bản sau:
- Nguồn sáng: cung cấp các bức xạ điện từ.
- Bộ phận tán sắc: có nhiệm vụ chọn trước nguồn bức xạ 1 bước sóng đặc trưng.
- Bộ phận đựng mẫu đo
- Bộ phận detector: dùng để đo cường độ tia bức xạ.
Ngoài ra, còn có các bộ phận khác như là thấu kính hay gương có nhiệm vụ chuyển tiếp các tia sáng qua thiết bị.
Hình 2.4: Máy UV- VIS 4802 UNICO
* Xác định chỉ số UPF trên máy UV- VIS:
Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến, hay còn gọi là phương pháp quang phổ hấp thụ hoặc phương pháp đo quang dựa trên khả năng hấp thụ chọn lọc các bức xạ rọi vào mẫu nghiên cứu.
Các bước sóng cực đại hấp thụ đặc trưng cho từng chất, hay tỷ lệ độ hấp thụ giữa các bước sóng là cơ sở của việc định tính. Độ hấp thụ các bức xạ phụ thuộc vào nồng độ của chất nghiên cứu trong dung dịch cần đo là cơ sở của phép định lượng.
Định luật Lambert – Beer:
Chiếu 1 chùm tia đơn sắc có cường độ Io qua dung dịch có chiều dày l. Sau khi bị hấp thụ, cường độ chùm tia còn lại I.
Độ truyền qua: T = I / Io
Độ hấp thụ: A = -lg T = lg (Io / I)
Độ hấp thụ A (mật độ quang A) của dung dịch tỷ lệ thuận với nồng độ C của dung dịch theo biểu thức:
A = k . l . c
k : hệ số hấp thụ phụ thuộc cấu tạo chất tan (k = ε);
l : chiều dày lớp dung dịch (cm);
c : (mol /l);
A = ε . l . c
ε : hệ số hấp thụ phân tử; đặc trưng cho bản chất của chất tan trong dung dịch chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đơn sắc.
2. Chuẩn bị mẫu đo
Thử nghiệm tối thiểu 2 mẫu thử từ mỗi mẫu. Cắt mỗi mẫu thử theo kích thước 50x50 mm hoặc 50 mm đường kính. Tránh làm xô lệch mẫu thử trong quá trình chuẩn bị và thao tác. Trước khi thử nghiệm, mẫu được điều hòa tối thiểu 24 giờ trong môi trường 20 ± 2oC và 65 ± 2% RH.
Hình 2.4: Tủ thuần hóa mẫu