Nhu cầu sử dụng sản phẩm dệt ngăn ngừa tia UV trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất liệu sợi dệt và quá trình nhuộm tới khả năng ngăn ngừa tia uv của vải (Trang 27 - 30)

Có nhiều cách khác nhau để đạt được sự bảo vệ tối ưu ngăn ngừa lại tia cực tím (UV), ví dụ bằng các loại xơ, bằng cấu trúc vật liệu dệt, sắc màu, lớp thuốc nhuộm và bằng cách tráng phủ hoặc ứng dụng các chất hấp thụ tia cực tím...Vật liệu dệt cũng có thể được sản xuất theo cách để chúng bảo đảm sự bảo vệ tối ưu ngăn ngừa bức xạ của tia cực tím. Xu hướng mới nhất nhằm vào cải thiện chất lượng và các mặt kỹ thuật để chúng không những có chức năng ngăn ngừa tia cực tím, các chỉ tiêu cơ lý hóa mà còn đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ, và đảm bảo tính tiện nghi khi mặc cho từng lĩnh vực sử dụng cuối cùng. Thực tế việc bảo vệ này có thể được cải thiện bằng cấu trúc vải, màu sắc, lớp thuốc nhuộm và quá trình hoàn tất phù hợp.

Hiện nay đã có rất nhiều những sản phẩm dệt ngăn ngừa tia UV được sản xuất dưới dạng các sản phẩm khác nhau như quần áo, mũ, khăn, vải che bảo vệ xe, ô dù…từ rất nhiều các công ty chuyển sản xuất như: Asa – Tex Pty.., Ltd (Úc), Fong Yeong Enterprise Co.., Ltd (Đài Loan), Wujiang fuhua weaving Co..., Ltd (Trung Quốc), Harrison Tech Co (Mỹ), Asahi Kasei (Nhật), Kuraray Ltd (Nhật). Chỉ riêng ở Nhật Bản đã có hơn 30 loại vật liệu dệt làm từ xơ tự nhiên hoặc xơ tổng hợp ngăn ngừa lại tia cực tím [18].

Ví dụ như sản phẩm “Sunpaque” do hãng Asahi Kasei (Nhật) sản xuất là một xơ polyeste có cấu trúc lõi/vỏ. Phần lõi có chứa gốm đặc biệt hàm lượng cao và được bao bởi một lớp polyeste đều. Hiệu quả ngăn ngừa tia UV và chỉ số bảo vệ ngăn ngừa tia UV của sản phẩm này phù hợp với các tiêu chuẩn Úc/Niu Di lân. Kết hợp “Sunpaquat” với sợi visco để sản xuất vải hai thành phần có tên gọi “Olacool”.

Một mặt loại vải này đưa lại tính dễ chịu khi mặc của visco vì có hiệu ứng hút ẩm và không sinh nhiệt, mặt khác bảo vệ chống lại hiện tượng cháy da.

Công ty Kuraray Ltd (Nhật) một công ty tiên phong trong lĩnh vực này gần đây đã phát triển một loại sợi polyeste hai thành phần, ba lớp phức tạp hơn ngăn ngừa tia UV gọi là “Lecture”. Loại sợi này được nói rằng là vật liệu đa chức năng lý

tưởng về mặt sức khỏe, và đồng thời đưa ra tính tiện nghi khi mặc và sự hấp dẫn.

Phần lõi chiếm 20% của “Lecture” rỗng, phần giữa chứa 10% oxit Titan để chống lại tia UV và phần ngoài cùng polyeste có thể nhuộm được bằng thuốc nhuộm cation lại chứa thêm 5% gốm. Các tính chất nhuộm bằng thuốc nhuộm cation của phần vỏ làm nổi bật thêm màu và độ bóng lấp lánh, do vậy làm phản hiệu ứng tạo mờ của chất gốm. Ngoài ra một chất gốm nữa có trong phần vỏ với chỉ số khúc xạ đặc biệt thấp và kháng ma sát thấp hơn cải thiện cảm giác sờ tay, giá trị màu, và các đặc tính gia công của xơ. Sợi này có chỉ số ngăn ngừa tia cực tím là 93% và độ trong suốt thấp.

Công ty này cũng sản xuất ra xơ có tên “Sophista UV” là loại xơ lõi polyeste gốm được bọc bằng polyetylen vinyl alcohol cho cảm giác sờ tay tự nhiên dễ chịu.

Sợi này có chỉ số ngăn ngừa tia cực tím là 90% và độ trong suốt thấp [18].

Các sản phẩm này được ứng dụng chủ yếu cho quần áo thể thao và quần áo mặc đi chơi thư giãn, vải làm ô, găng tay và mũ bảo vệ là những loại sản phẩm tạo ra sự ngăn ngừa tia UV tốt.

Một số nhà sản xuất hàng dệt từ bông như Kurabo, Toyobo, Daiwabo và Unitika đã đưa ra thị trường một số hàng dệt từ bông ngăn ngừa tia UV được xử lý bằng phương pháp ngấm ép khô. Bên cạnh đó hãng Tokyo (Nhật) và một số các công ty của Mỹ và Châu Âu cũng đưa ra thị trường một loạt các sản phẩm vải len cao cấp ngăn ngừa tia UV cũng bằng phương pháp hoàn tất với chất hấp thụ UV.

Để phân biệt với các sản phẩm thông thường cũng như làm cho các sản phẩm này trở nên nổi bật hơn, người ta thường sử dụng những nhãn mác riêng đính trên các mặt hàng có khả năng ngăn ngừa tia UV.

Trước khi gắn nhãn, các mặt hàng dệt này được kiểm tra và được chứng nhận bởi các trung tâm thử nghiệm được công nhận. Ở Mỹ, việc đánh giá và đưa ra những chuẩn yêu cầu cho các sản phẩm này là Ủy ban Thương mại Liên bang, còn ở Úc công việc này do Phòng thí nghiệm bảo vệ bức xạ. Trên nhãn mác có ghi tên

của nhà chứng nhận cùng tài liệu áp dụng thử nghiệm, phân nhóm sản phẩm bảo vệ, giá trị UPF/SPF hay mức độ phần trăm ngăn ngừa tia UV của vải.

Hình 1.10: Nhãn mác sản phẩm vải ngăn ngừa tia UV [11]

Cùng với việc nghiên cứu tạo ra sản phẩm dệt ngăn ngừa tia UV, các nhà nghiên cứu cũng đồng thời tìm ra những phương pháp thử nghiệm phù hợp để đánh giá chất lượng sản phẩm. Dựa vào những tiêu chuẩn này để nghiên cứu nâng cao khả năng chống nắng của bông cũng như các sản phẩm vải khác, đồng thời cũng đưa ra các tiêu chuẩn phân loại khả năng ngăn ngừa tia UV của từng sản phẩm và tiêu chuẩn phân loại nhãn mác cho sản phẩm (bảng 1.12).

Nhìn chung sản phẩm dệt ngăn ngừa tia cực tím là một trong những sản phẩm dệt may chức năng hữu ích và ngày càng được quan tâm trong các ứng dụng. Các nhà máy sợi ở Việt Nam mới thử nghiệm và sản xuất sợi bông 100% chi số cao và các công nghệ dệt, nhuộm hoàn tất cho phép tạo ra các mặt hàng có giá trị gia tăng cao cung cấp cho các doanh nghiệp may.

Bng 1.12 : Phân loại khả năng ngăn ngừa tia UV của sản phẩm dệt may[6]

Phân loại Giá trị UPF/SPF % che chắn tia UV

Tốt 15 - 24 93,3 – 95,9

Rất tốt 25 - 39 96,0 – 97,4

Tuyệt vời 40 - 50+ ≥ 97,5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất liệu sợi dệt và quá trình nhuộm tới khả năng ngăn ngừa tia uv của vải (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)