CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ
1.2. Cơ sở lý luận về hệ thống truyền máu
1.2.4. Cơ sở khoa học của tập trung hóa các đơn vị truyền máu
Xu hướng tập trung hóa các đơn vị truyền máu để có điều kiện trang bị hiện đại, có điều kiện để sàng lọc bệnh nhiễm trùng và sản xuất các chế phẩm máu, việc này sẽ mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
Năm 1981, tại Los Angeles (Mỹ) nhà khoa học p. Carini đã phát hiện một số trường hợp đồng tính luyến ái nam bị viêm phổi rất nặng do Pneumocystis Carinii.
Tháng 6 năm 1981, bác sĩ Michael Gotleb đã mô tả bệnh nhân đầu tiên bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người tại Los Angeles.
Tháng 6 năm 1982, tại Mỹ đã phát hiện ba bệnh nhân hemophilia bị AIDS, cả ba bệnh nhân này đều không có các yếu tố nguy cơ liên quan đến nghiện chích ma tuý và đồng tính luyến ái nhƣng đều có tiền sử truyền máu.
Năm 1983, nhà bác học Luc Montagnier (Pháp) và cộng sự đã phát hiện và chứng minh HIV chính là căn nguyên gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
Tháng 3 năm 1995 thử nghiệm để phát hiện kháng thể HIV đƣợc đƣa ra thị trường để sàng lọc cho người cho máu.
Khi HIV xâm nhập vào cơ thể, nó tác động chủ yếu lên các tế bào của hệ miễn dịch và làm rối loạn trầm trọng chức năng của hệ thống miễn dịch do đó làm thay đổi chức năng của đại thực bào, gây rối loạn chức năng của lympho B, gây thay đổi số lượng và chức năng các dưới nhóm lympho, giảm chức năng và số lượng tế bào NK, gây giảm tế bào T độc, gây tổn thương các cơ quan tạo lympho. Với các tổn thương của các tế bào miễn dịch trên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng cơ hội và ung thƣ một số cơ quan nhƣ ung thƣ trực tràng, u lympho v.v... phát triển.
Virus viêm gan B (HBV)
Năm 1885 Lurman đã thông báo 919 trường hợp viêm gan sau khi tiêm chủng vaccin đậu mùa.
Năm 1963 Blumberg đƣa ra nhận xét về bệnh viêm gan B có tính chất vùng địa lý. Đến năm 1967 ông đã thành công trong việc dùng kỹ thuật miễn dịch khuyếch tán trên gen thạch để phát hiện đƣợc kháng nguyên viêm gan B ký hiệu là kháng nguyên Au (Australia). Kháng nguyên này có tỷ lệ thấp ở châu Âu nhƣng có tỷ lệ khá cao ở châu Phi và châu Á.
Năm 1968 người ta đã chứng minh rằng kháng nguyên Au chính là kháng nguyên bề mặt của virus gây viêm gan B và đƣợc ký hiệu là HBsAg.
Năm 1970 nhà bác học Dane và cộng sự đã phân lập đƣợc virus viêm gan B hoàn chỉnh gọi là thể Dane.
Trong vòng 10 năm sau khi phát hiện ra HBsAg người ta đã lần lượt phát hiện thêm các kháng nguyên, kháng thể khác nhau của virus, kháng thể HBs có tác dụng bảo vệ phòng lây nhiễm HBV, sự phát hiện này đã mở đường cho việc sử dụng vaccin phòng viêm gan B.
Nhiễm HBV có thể gây viêm gan B cấp, viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan và người lành mang HBsAg. Các hậu quả của viêm gan B là rất trầm
trọng. Do vậy phải phòng lây nhiễm viêm gan B một cách hữu hiệu, đặc biệt là phòng lây nhiễm viêm gan B qua đường truyền máu.
Virus viêm gan C (HCV)
Năm 1975 người ta nhận thấy ngoài các trường hợp viêm gan A, B có những trường hợp viêm gan không A không B.
Năm 1978 Hội nghị quốc tế thống nhất đặt tên loại viêm gan này là viêm gan virus non-A, non-B.
Năm 1988 Houghton phân lập và xác định đƣợc bản chất của virus viêm gan này là HCV.
Năm 1995 - 2000 với sự phát triển của kỹ thuật sinh học phân tử (PCR) đã cho phép phát hiện genome của virus và kỹ thuật phát hiện kháng nguyên nhân của virus.
HCV có thể gây viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan và ung thƣ gan nguyên phát. Tuy tỷ lệ nhiễm HCV trong quần thể không cao bằng HBV nhƣng tốc độ lây nhiễm viêm gan C ngày càng tăng trong quần thể và tỷ lệ trở thành viêm gan mạn rất cao (50-70%). Người ta còn khẳng định mối liên quan chặt chẽ giữa viêm gan c và ung thƣ gan nguyên phát, do vậy việc phòng lây nhiễm HCV là rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng.
Đường lây nhiễm HIV, HBV, HCV qua đường máu
Khi người cho máu đã bị nhiễm HIV, HBV, HCV mà không được sàng lọc thì bệnh nhân nhận máu sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm HIV, HBV, HCV (trên 90%). Bệnh nhân cũng có thể bị lây nhiễm HIV, HBV, HCV trong giai đoạn nhiễm trùng cửa sổ.
Do dùng bơm kim tiêm chung ở những người tiêm chích ma tuý. Đây là cách lây truyền HIV, HBV, HCV nhanh và mạnh nhất.
Do bị kim tiêm hoặc vật nhọn đã dùng cho bệnh nhân đâm vào tay nhân viên y tế trong khi chăm sóc và làm thủ thuật cho bệnh nhân bị nhiễm
HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C. Sử dụng các dụng cụ tiêm chích không tiệt trùng.
Phòng lây nhiễm HIV, HBV, HCV qua đường truyền máu Lựa chọn người cho máu an toàn.
Tổ chức cuộc vận động hiến máu nhân đạo để tìm những người có nguy cơ thấp lây truyền các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu để có nguồn máu an toàn.
Tuyển chọn những người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và khuyến khích người cho máu tự nguyện hiến máu lại.
Loại trừ những người hiến máu có nguy cơ cao thông qua việc phỏng vấn và tuyên truyền giáo dục người hiến máu.
Sàng lọc người hiến máu một cách kỹ càng với:
+ Bộ câu hỏi để loại trừ các yếu tố nguy cơ.
+ Tư vấn trước khi hiến máu.
+ Tìm hiểu tiền sử bệnh gồm các dấu hiệu và triệu chứng có liên quan đến các bệnh lây truyền, bệnh nhiễm trùng.
+ Kiểm tra sức khoẻ của người hiến máu
Sàng lọc HIV, HBV, HCV cho người hiến máu: Tất cả các đơn vị máu và các chế phẩm máu trước khi truyền phải được sàng lọc kháng thể HIV, kháng thể HCV, HBsAg. Đồng thời cần bổ sung thểm các kỹ thuật mới nhƣ kỹ thuật phát hiện enzym ALT, kháng nguyên HIV p24, kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện HIV- RNA, HCV-RNA, HBV-DNA để phòng lây nhiễm HIV, HCV, HBV trong qua giai đoạn cửa sổ của bệnh.
Tiệt trùng máu và các chế phẩm máu bằng các phương pháp vật lý, hóa học, lọc bạch cầu. Áp dụng truyền máu tự thân và truyền máu từng phần. Chỉ định đúng truyền máu theo phương châm cần thành phần nào thì truyền thành phần máu đó và không cần thì không truyền. Cần có những biện pháp phòng hộ hữu hiệu cho các nhân viên y tế và những người tiếp xúc và chăm sóc trực tiếp bệnh nhân bị nhiễm HIV, HBV, HCV.