CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ
2.1. Thực trạng tổ chức hệ thống truyền máu
2.1.2. Tổ chức hệ thống truyền máu tại Việt Nam
Theo Thái Quý (1999), trước năm 1954 ở Việt Nam, cơ sở cung cấp máu do quân đội Pháp thành lập, tổ chức đầu tiên tại bệnh viện Đồn Thủy (Viện Quân y 108 ngày nay) cung cấp máu cho quân đội Pháp, sau đó là một vài bệnh viện ở Sài Gòn cũng do quân đội Pháp tổ chức và quản lý.
Từ năm 1954 sau khi hoà bình đƣợc lập lại, quân đội tiếp quản bệnh viện Đồn Thủy và đổi tên là Quân y Viện 108. Năm 1956, Bệnh viện Việt Đức mở khoa lấy máu và truyền máu, tiếp đó nhiều bệnh viện cũng đã tổ chức tiếp nhận máu.
Từ năm 1972-1992, nguồn máu thu được chủ yếu là từ người bán máu (trên 90%), phương tiện thu gom máu bằng chai, ATTM chủ yếu là làm phản ứng chéo và định nhóm máu hệ ABO, tìm đơn vị máu tương đồng. Các cơ sở truyền máu chỉ sàng lọc ký sinh trùng sốt rét và xoắn khuẩn giang mai. Một vài cơ sở sàng lọc virus viêm gan B (HBV); truyền máu toàn phần chiếm 100%; nước ta chưa có chương trình quốc gia về ATTM. Tháng 1 năm 1995, bắt đầu thay chai thủy tinh bằng túi chất dẻo nhƣ quốc tế. Đến năm 1999, đã có 100% đơn vị máu đƣợc sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng là virus HIV (HIV), virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV), giang mai và sốt rét tại hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có sử dụng máu.
Từ năm 1994 trở về trước, các bệnh viện đều tự cung, tự cấp máu chưa có người HMTN, nghĩa là nguồn máu phụ thuộc hoàn toàn vào người bán máu và người nhà bệnh nhân. Tổ chức cung cấp máu thường manh mún, bệnh viện nào có nhu cầu sử dụng máu là tiếp nhận, lưu trữ nên chất lượng máu không được đồng đều, hiện tượng thiếu máu xảy ra thường xuyên và trầm trọng.
Từ 2005 đến nay, bước đầu đã tập trung hoá được một số trung tâm truyền máu và xây dựng các TTTMKV, những trung tâm này trở thành những cơ sở cung cấp máu lớn, chịu trách nhiệm cung cấp máu cho các bệnh viện, các tỉnh mà trung tâm bao phủ. Các cơ sở truyền máu nhỏ thuộc diện bao phủ của TTTMKV đã không còn tổ chức tiếp nhận, sàng lọc, điều chế các sản phẩm máu mà chỉ tập trung vào lưu trữ, phát máu an toàn và truyền máu lâm sàng hợp lý và hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện tại với 101 cơ sở truyền máu cấp trung ƣơng và cấp tỉnh và 550 cơ sở cấp huyện, tổ chức cơ sở truyền máu nhỏ, rải rác nằm trong hệ thống các bệnh viện, trang thiết bị lạc hậu, thiếu cán bộ đƣợc đào tạo chuyên khoa, tổ chức thu gom máu với số lƣợng ít, an toàn truyền máu bị đe doạ, chi phí cho một đơn vị máu cao. Vấn đề sử dụng máu và chế phẩm máu tại bệnh viện chƣa hợp lý và còn thiếu an toàn: Chỉ định và sử dụng máu toàn phần trong điều trị còn chiếm tỷ lệ cao, các quy trình truyền máu lâm sàng còn chƣa đảm bảo; còn xảy ra tình trạng thiếu hoặc thừa máu ở một số thời điểm trong năm. Nhƣ vậy, hệ thống truyền máu tại Việt Nam đƣợc tổ chức theo mô hình phân tán.
Hệ thống tổ chức truyền máu ở Việt Nam đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 2.1: Hệ thống truyền máu quốc gia
Sơ đồ 2.2: Hệ thống ngân hàng máu quốc gia Nguồn: Trung tâm truyền máu khu vực Hà Nội thuộc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng
Theo Nguyễn Anh Trí, Trần Quý Tường (2012), số liệu điều tra tại 14 tỉnh/thành có các Trung tâm truyền máu khu vực cho thấy, tại 14 tỉnh/thành phố lớn có 128 bệnh viện nhƣng lƣợng máu tiếp nhận lên đến 42.557 đơn vị máu, chiếm 80,9% lượng máu tiếp nhận trong cả nước. Như vậy, việc tiếp nhận và sử dụng máu chỉ tập trung ở các tỉnh và thành phố lớn, nơi có các bệnh viện Trung ƣơng và tỉnh, nơi phát triển các kỹ thuật y tế cao và chuyên sâu, thuận lợi về mặt giao thông, có đến 56,7% số đơn vị truyền máu nằm trong khoa xét nghiệm chung, có 36,5% các đơn vị truyền máu là khoa Huyết học - Truyền máu riêng biệt. Khi hoạt động truyền máu chủ yếu nằm tại các khoa Xét nghiệm chung, mặc dù các cơ sở này chủ yếu nằm tại các bệnh viện tuyến Trung ƣơng và tuyến tỉnh thì các hoạt động sẽ rất khó khăn, phụ thuộc và việc đầu tƣ cũng không đƣợc tập trung. Về trình độ của các cán bộ phụ trách Truyền máu ở các bệnh viện, tập trung chủ yếu ở nhóm Thạc sĩ, Bác sĩ CK I, chiếm 44.59% (có 33 cơ sở có các cán bộ trình độ này phụ trách).
Trong số các bệnh viện điều tra, chỉ có 8 bệnh viện thông báo đủ máu, còn có tới 66 bệnh viện có thếu máu (89,2%). Trong số 66 bệnh viện thiếu máu thì có đến 24 bệnh viện thiếu máu cả năm, có 30 bệnh viện thiếu máu vào dịp hè và 12 bệnh viện thiếu máu vào dịp tết. Lƣợng máu tiếp nhận toàn quốc năm 2010 đạt 670.846 đơn vị, nếu tính nhu cầu máu theo tiêu chuẩn của WHO (tối thiểu 2% dân số hiến máu) thì đạt khoảng 40%. Lƣợng chế phẩm là 955.018 đơn vị, nếu tính theo nhu cầu của WHO thì đạt khoảng 55%.