Chính sách tập trung hóa các đơn vị truyền máu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở việt nam (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ

3.3. Chính sách tập trung hóa các đơn vị truyền máu

3.3.1. Áp dụng tiêu chí tập trung hóa trong hệ thống truyền máu

Theo Nguyễn Anh Trí (2012), hệ thống truyền máu ở mỗi nước trên thế giới đều bao gồm 3 bộ phận:

- Nguồn máu: tất cả các nước đã có các chương trình vận động hiến máu tình nguyện không lấy tiền nhiều năm và đã hoàn thành việc vận động toàn dân tham gia với 100% hiến máu không lấy tiền. Công việc này tùy thuộc lịch sử và cơ cấu tổ chức của mỗi nước mà trực thuộc Hội Chữ Thập đỏ hoặc trực thuộc Ngành Y tế hoặc phối hợp cả hai bên.

- Hoạt động của các Trung tâm truyền máu: phần hoạt động của các Trung tâm truyền máu phần lớn có sự kiểm soát kỹ thuật chuyên môn của

ngành Y tế. Các hoạt động bao gồm: Tiếp nhận máu, sàng lọc máu, sản xuất máu, phân phối và lưu trữ máu; đảm bảo chất lượng của máu và chế phẩm máu. Các hoạt động này cần được tập trung hóa để từng bước hiện đại việc tiếp nhận, sàng lọc và sản xuất máu. Đây cũng là xu thế chung của thế giới trước tình hình gia tăng của các bệnh lây truyền qua đường truyền máu và nhu cầu được sử dụng máu và chế phẩm máu an toàn của người dân. Chỉ có xây dựng hệ thống truyền máu tập trung, độc lập với hệ thống bệnh viện thì mới giải quyết đƣợc bài toán đầu tƣ và hiệu quả, an toàn.

- Việc sử dụng máu trên lâm sàng: phần sử dụng máu và chế phẩm máu thuộc hệ thống các bệnh viện. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng liên quan nhiều đến mạng lưới các trung tâm truyền máu về việc lập kế hoạch sử dụng máu, đánh giá chất lƣợng máu và chế phẩm máu, điều tiết máu giữa các trung tâm truyền máu.

Theo xu hướng hiện nay, chỉ có tập trung các cơ sở truyền máu nhỏ thành thành các cơ sở truyền máu tập trung lớn thì việc thực hiện công tác truyền máu mới thực sự hiệu quả và an toàn. Chỉ khi ba bộ phận này phối hợp với nhau một cách chặt chẽ thì hoạt động của hệ thống truyền máu mới thực sự hoàn chỉnh và hiệu quả.

3.3.2. Tập trung hóa công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu Nguyên tắc tổ chức: hệ thống Truyền máu Việt Nam theo hướng tập trung, thống nhất, hiện đại và hiệu quả. Tách dần các trung tâm truyền máu ra khỏi các bệnh viện đa khoa.

Theo Nguyễn Anh Trí, Trần Quý Tường (2012), việc tập trung hóa hệ thống truyền máu là hình thành hệ thống các Trung tâm truyền máu toàn quốc. Có ba hoạt động chính để hình thành mạng lưới truyền máu Việt Nam:

- Tăng cường năng lực cho các Trung tâm truyền máu đã được đầu tư.

- Xây dựng 7 trung tâm truyền máu đã đƣợc thành lập: (Hải phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Bình Định).

- Thành lập và xây dựng mới 2 trung tâm truyền máu còn lại (Điện Biên, Kiên Giang).

Giải pháp thực hiện:

- Đối với các Trung tâm đã đƣợc đầu tƣ: (1) Tiếp tục phối hợp với các tổ chức trong công tác vận động người hiến máu, (2) tích cực đào tạo cán bộ quản lý và chuyên môn, (3) đề xuất cơ cấu tổ chức mạng lưới truyền máu, (4) xây dựng các Chương trình, dự án để kêu gọi tài trợ hoặc xin ngân sách nhà nước để thực hiện các việc trên.

- Đối với các Trung tâm sẽ đầu tƣ (1) Xây dựng các dự án đầu tƣ để kêu gọi tài trợ để tiến hành xây dựng các Trung tâm, (2) đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, (3) phối hợp với các tổ chức trong việc vận động hiến máu tình nguyện, (4) đề xuất cơ cấu tổ chức của các trung tâm.

- Đối với 2 trung tâm dự kiến sẽ thành lập: Xác định lại nhu cầu, đề xuất dự án đầu tƣ và tiến hành thực hiện dự án.

Các giải pháp cụ thể:

- Tổ chức và xây dựng hợp lý hệ thống truyền máu quốc gia theo hướng tập trung và hiện đại trên 3 lĩnh vực: vận động hiến máu, ngân hàng máu và sử dụng máu. Ƣu tiên xây dựng ngân hàng máu tỉnh và khu vực để có đủ khả năng cung cấp máu có chất lƣợng cao và an toàn cho các bệnh viện trong tỉnh/khu vực, bao gồm cả bệnh viện huyện.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lƣợng an toàn truyền máu từ Trung ƣơng nhằm chuẩn hoá các trang bị - kỹ thuật - sinh phẩm chẩn đoán và sản phẩm máu đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

3.3.3. Xây dựng “hạt nhân” của hệ thống truyền máu

Xây dựng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng thành viện đầu ngành của Bộ Y tế để chỉ đạo chuyên môn, đào tạo cán bộ về Huyết học - Truyền máu, đồng thời bảo đảm cung cấp đủ máu an toàn, chất lƣợng cao cho nhu cầu điều trị

Viện đã xây dựng đƣợc hệ thống phòng xét nghiệm hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực Huyết học với đội ngũ chuyên gia, cán bộ, nhân viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Nhờ đó, nhiều kỹ thuật cao về đông máu, miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử… đã đƣợc triển khai nhƣ: Áp dụng xét nghiệm sinh học phân tử vào chẩn đoán trước sinh các bệnh máu di truyền trên cả mẫu tế bào ối và tế bào phôi, chẩn đoán các ca bệnh khó, theo dõi các ca bệnh điều trị bằng phương pháp nhắm đích, ghép tế bào gốc.

Viện đã có 8 đơn vị lâm sàng, số lượng người bệnh điều trị nội trú luôn duy trì từ 1.200 - 1.300 người mỗi ngày. Năm 2019, bệnh nhân đến khám là 154.829 lƣợt (gấp trên 41 lần so với năm 2004), bệnh nhân điều trị nội trú là 41.480 lƣợt (gấp trên 12 lần so với năm 2004)”.

Từ năm 2006, Viện bắt đầu triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc và đến nay đã thực hiện đƣợc 400 ca ghép, trở thành đơn vị ghép tế bào gốc nhiều nhất và có chất lƣợng tại Việt Nam. Năm 2014, Viện đã thành lập Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng và thực hiện thành công ghép tế bào gốc từ máu dây rốn không cùng huyết thống vào đầu năm 2015, mở ra hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu mà không có người hiến tế bào gốc phù hợp. Hiện nay, Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đang lưu trữ trên 4.000 mẫu phục vụ cho ghép tế bào gốc điều trị các bệnh máu và các bệnh lý liên quan khác.

Đối với nhóm bệnh máu di truyền nhƣ hemophilia, thalassemia, Viện đã nỗ lực, tìm mọi cách nâng cao chất lƣợng chẩn đoán, điều trị ngang tầm với các nước trong khu vực; Tổ chức các hoạt động Hội, kết nối, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người bệnh.

Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, các hoạt động vận động chính sách, hợp tác quốc tế, truyền thông về các bệnh máu di truyền và bước đầu tầm soát

gen bệnh thalassemia cũng được đẩy mạnh, hướng tới mục tiêu giảm dần số trẻ sinh ra bị bệnh và nâng cao chất lƣợng dân số Việt Nam.

Viện đã xây dựng đƣợc Trung tâm Máu Quốc gia đồng bộ, hoàn chỉnh từ tuyên truyền, vận động hiến máu, tổ chức tiếp nhận máu, sàng lọc, điều chế, lưu trữ, phân phối máu và các chế phẩm máu với công suất lớn, kỹ thuật hiện đại.

Viện cũng đã khởi xướng và tổ chức thành công nhiều chương trình, sự kiện vận động hiến máu có quy mô lớn, đa dạng về mặt hình thức và nội dung, mang tính nhân văn, góp phần thúc đẩy phong trào hiến máu tình nguyện phát triển. Đặc biệt, Viện đã tổ chức thành công Lễ hội Xuân Hồng và chương trình Hành trình Đỏ - chương trình vận động hiến máu có quy mô lớn nhất cả nước nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu vào dịp Tết và dịp hè ở nước ta, hướng tới mục tiêu chất lượng, hiệu quả, bền vững.

Lƣợng máu tiếp nhận đƣợc hàng năm đã tăng lên nhanh chóng. Từ chỗ mới đạt gần 3.500 đơn vị máu vào năm 1994 và chỉ có khoảng 10%

lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện, đến năm 2019, lượng máu tiếp nhận đã đạt hơn 355.000 đơn vị, trong đó tỷ lệ hiến máu tình nguyện chiếm trên 98%. Trung tâm Máu Quốc gia đã điều chế đƣợc trên 640.000 đơn vị chế phẩm máu có chất lƣợng, đảm bảo an toàn truyền máu, cung cấp cho 170 bệnh viện phục vụ nhu cầu cấp cứu, điều trị của 25 tỉnh, thành khu vực phía Bắc.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, các chương trình, dự án được thực hiện thường xuyên, hiệu quả góp phần thúc đẩy hệ thống Huyết học - Truyền máu trên toàn quốc.

Viện cũng đã xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác quốc tế gắn bó nhằm trao đổi, tiếp cận với những tiến bộ của y học thế giới; đồng thời nhận đƣợc nhiều nguồn lực hỗ trợ của bạn bè quốc tế, đem lại lợi ích to lớn cho người bệnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở việt nam (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)