Tập trung hóa các đơn vị truyền máu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở việt nam (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ

3.1. Xu hướng tập trung hóa các đơn vị truyền máu

3.1.2. Tập trung hóa các đơn vị truyền máu

Xu hướng tập trung hoá Trung tâm máu của các nước trên thế giới hiện nay là giảm bớt sự phân tán các Trung tâm máu nhỏ lẻ và tập trung dần vào những trung tâm lớn để có điều kiện thuận lợi trong việc quản lý chất lƣợng sàng lọc, điều chế, lưu trữ và phân phối máu và các chế phẩm máu nhằm đảm

bảo an toàn và chất lƣợng hơn. Cụ thể ở Pháp, những năm 1990 đang từ 60 trung tâm đã giảm xuống còn 22 rồi 16 trung tâm tiếp nhận, sàng lọc. Ở Mỹ giai đoạn trước 1996 có gần 180 trung tâm, hiện chỉ còn 6 trung tâm làm nhiệm vụ sàng lọc và 32 trung tâm truyền máu đảm bảo cung cấp máu trong toàn quốc. Các nước như Nhật, Hàn Quốc, Hà Lan, Thụy Điển đã giảm bớt các trung tâm truyền máu nhỏ ở các địa phương để tập trung vào các trung tâm lớn hơn.

Ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật..., từ năm 1996 đều đã thực hiện rất quyết liệt chủ trương tập trung hóa ngân hàng máu khu vực, thế nhưng ở nước ta quá trình tập trung hóa này vẫn đang diễn ra rất chậm chạp. Nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước đã ra đời để thúc đẩy quá trình này, thế nhƣng thực tế quá trình này vẫn cần một lộ trình dài hơi.

Sự xuất hiện của HIV, viêm gan B, viêm gan C đã buộc Chính phủ các nước phải nhìn nhận và tổ chức lại hệ thống truyền máu cho an toàn và hiệu quả.

Máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, nhờ có truyền máu mà nhiều người bệnh đã được cứu sống, hàng năm toàn thế giới (176 nước) có trên 4.00 triệu đơn vị máu được thu thập để truyền cho người bệnh, tuy nhiên con số này so với nhu cầu điều trị vẫn còn rất thiếu. Mỗi năm có khoảng 500.000 phụ nữ bị chết khi sinh con, hầu hết những phụ nữ này thuộc các nước đang phát triển và trong số các trường hợp trên có 25%

người mẹ khi sinh con bị chết vì mất máu nặng. Máu cũng rất cần thiết để cấp cứu các trường hợp chấn thương, các tai nạn và các thảm họa do thiên tai và chiến tranh. Máu quan trọng nhƣ vậy nhƣng truyền máu cũng co thể làm lây truyền một số bệnh từ người cho máu sang người bệnh nếu các nguyên tắc về an toàn truyền máu không đƣợc tôn trọng. Hiện nay, hàng

năm trên toàn thế giới vẫn còn khoảng 13 triệu đơn vị máu trên toàn thế giới đƣợc thu thập nhƣng chƣa đƣợc sàng lọc bất cứ một bệnh nhiễm trùng nào.

Các bệnh nhiễm trùng này đã gây nên các hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt có một số bệnh được gây ra bởi virus đã ảnh hưởng rất lớn tới sự sống của hàng triệu người, như đại dịch HIV/AIDS đã gây tử vong khoảng 2,5 triệu người/năm. Hiện nay người ta đã phát hiện có rất nhiều căn nguyên gây các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường truyền máu như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (human immunodeficiency viruses), virus viêm gan B (hepatitis B virus), virus viêm gan c (hepatitis c virus), virus viêm gan D (hepatitis D virus), virus viêm gan G (hepatitis G virus), Cytomegalovirus (CMV), Epstein - B'arr virus, virus gây ung thư tế bào lympho ở người (HTLV), Parvovirus, giang mai, sốt rét... Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì sáu loại căn nguyên bắt buộc phải được sàng lọc cho người cho máu là: HIV, HBV, HCV, xoắn khuẩn giang mai, ký sinh trùng sốt rét và xoắn khuẩn Czuzi. Tại Việt Nam năm loại căn nguyên bắt buộc phải sàng lọc trước khi máu được truyền cho người bệnh là HIV, HBV, HCV, xoắn khuẩn giang mai và ký sinh trùng sốt rét.

Xu hướng tập trung hóa hệ thống các Trung tâm truyền máu để có điều kiện trang bị hiện đại, có điều kiện để sàng lọc bệnh nhiễm trùng và sản xuất các chế phẩm máu, việc này sẽ mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Ví dụ : - Singapore (4 triệu dân) chỉ có một ngân hàng máu;

- Thái Lan (65 triệu dân) có 12 ngân hàng máu;

- Nhật Bản hiện nay có 65 trung tâm truyền máu nhƣng chỉ có 10 trung tâm làm xét nghiệm và 30 trung tâm sản xuất chế phẩm máu. Theo kế hoạch, đến năm 2013, chỉ còn 8 trung tâm xét nghiệm và 11 trung tâm sản xuất chế phẩm máu.

- Hàn Quốc: Năm 2010, với 50 triệu dân chỉ có 15 trung tâm tiếp nhận máu, trong đó chỉ có 3 trung tâm đƣợc phép sàng lọc máu.

- Nước Mỹ tiếp nhận 20 triệu đơn vị máu/năm (2008), có 6 trung tâm đƣợc phép sàng lọc các bệnh nhiễm trùng và bằng kỹ thuật rất hiện đại - kỹ thuật NAT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)