Chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở việt nam (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ

3.2. Chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu

Theo Vũ cao Đàm (2011), khái niệm “Mục tiêu của chính sách” đƣợc hiểu là mục tiêu của hệ thống mà chính sách phục vụ. Khi thiết kế mục tiêu cho chính sách, các nhà quản lý luôn quan tâm tới hai loại mục tiêu: mục tiêu công bố và mục tiêu ngầm định. Có những mục tiêu công bố được viết ra dưới dạng một thiết chế thành văn. Gọi là thiết chế công bố thành văn. Cũng có những mục tiêu công bố bất thành văn. Mục tiêu ngầm định là mục tiêu không đƣợc tuyên bố công khai, nhƣng những thiết chế ngầm định trong chính sách sẽ buộc hệ thống định hướng theo mục tiêu đó.

Mục tiêu của chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu trên cơ sở tập trung hóa các đơn vị truyền máu là giảm các đầu mối trong hệ thống truyền máu, xây dựng hệ thống truyền máu tập trung.

Chính sách này nhằm:

- An toàn trong công tác truyền máu: thực hiện quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn từ khi tuyển chọn người hiến máu, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm sàng lọc, thu thập máu, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ, phân phối máu… đến chỉ định truyền máu và thực hành truyền máu trên lâm sàng.

- Hiện đại hoá công tác truyền máu: xây dựng, phát triển mạng lưới huyết học truyền máu từ trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực quản lý, hiện đại hoá công tác thu gom, lưu trữ bảo quản máu và đáp ứng và hỗ trợ đƣợc sự phát triển của công tác vận động hiến máu tình nguyện, để bảo đảm mọi người có điều kiện và công bằng trong tiếp cận các dịch vụ về truyền máu.

Truyền máu hiện đại là một dây chuyền công nghệ cần sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, đắt tiền cho thu gom, sàng lọc, điều chế, bảo quản vận chuyển máu và các chế phẩm máu mà với qui mô của một bệnh viện cấp tỉnh, huyện không thể đáp ứng được. Tổ chức lại mạng lưới các trung tâm truyền máu lớn trên cơ sở 84 khoa huyết học truyền máu có thu gom máu và 4 Trung tâm khu

vực bảo đảm khoa học, hiệu quả; đầu tƣ các trang thiết bị để bảo đảm mọi người có điều kiện và công bằng trong tiếp cận các dịch vụ về truyền máu.

- Tiết kiệm nhân lực, vật lực: Khi tập trung ngân hàng máu sẽ đảm bảo thu gom lƣợng máu lớn, sản xuất đƣợc nhiều thành phần, hiệu suất sử dụng con người và trang thiết bị cao. Đồng thời, trung tâm lớn có thể điều phối đƣợc sử dụng máu tại các bệnh viện, tránh thừa thiếu cục bộ, huỷ máu do quá hạn.

- Góp phần thúc đẩy phong trào hiến máu nhân đạo: Tổ chức đƣợc những buổi hiến máu cho nhiều người đáp ứng nguyện vọng tham gia hiến máu, đồng thời tập trung đƣợc kinh phí cho công tác tuyên truyền vận động.

3.2.2. Áp dụng tiêu chí công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu Như đã phân tích trong chương 1, về lý thuyết, chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu cần hội tụ đủ các tiêu chí mà Kuhn đã đề cập trong Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học, trong đó tập trung vào:

3.2.2.1. An toàn và chính xác

Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tƣợng các hồng cầu ngƣng kết phải truyền cùng nhóm máu. Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết

3.2.2.2. Tính phù hợp

Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp. Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”.

Để tránh những tai biến trầm trọng, thậm chí là có thể tử vong có thể xảy ra, quá trình truyền máu cơ bản phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản khi truyền máu. Cần thực hiện xét nghiệm nhóm máu phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu bởi mỗi một nhóm máu sẽ mang những đặc trưng riêng biệt và nếu không được truyền đúng nhóm máu tương thích thì kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ.

Ví dụ, sáng tạo và cải tiến phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, chẳng hạn, các nhà khoa học đã xây dựng và sản xuất đƣợc bộ hồng cầu mẫu và panel hồng cầu mang tính đặc thù của người Việt Nam, chất lượng cao tương đương với chất lượng quốc tế.

3.2.2.3. Tính hệ thống

Tiêu chí này đƣợc hiểu là, truyền máu đƣợc tổ chức theo hệ thống, trong đó các phần tử thuộc hệ thống có các yếu tố thống nhất với nhau và thống nhất với phân hệ trên.

Tiêu chí này sử dụng lý thuyết hệ thống của Vũ Cao Đàm (2016), trong đó:

- Phân cấp là sự phân chia thứ bậc tôn ti (hierarchy) của hệ thống. Từ kết quả phân cấp, người ta có sơ đồ hình cây của hệ thống.

- Phân hệ (Sub-system) là kết quả của sự phân rã mục tiêu của hệ thống. Một hệ thống đƣợc phân chia thành các phân hệ, mỗi phân hệ thực hiện một bộ phận mục tiêu nhỏ hơn trong mục tiêu tổng thể của hệ thống.

Có thể minh họa cho tiêu chí này, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ƣơng có đủ máu và chế phẩm cung cấp cho trên 150 bệnh viện thuộc khu vực phía Bắc, kể cả các tỉnh biên giới. Viện Huyết học và Truyền máu Trung ƣơng đã xây dựng đƣợc một câu lạc bộ nhóm máu hiếm và một “ngân hàng người hiến máu có nhóm máu hiếm” để cung cấp kịp thời những đơn vị máu hiếm cho bệnh nhân thuộc nhóm này.

3.2.2.4. Hiệu quả (Fruitful)

Chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu phải đạt hiệu quả KH&CN nhƣ trên đã phân tích, đồng thời đạt hiệu quả xã hội, có thể dẫn chứng sự sáng tạo trong việc xây dựng “ngân hàng máu sống” tại vùng sâu, xa, biên giới và hải đảo. Đây là một mô hình riêng có của Việt Nam. Các nhà khoa học đã xây dựng lực lƣợng hiến máu dự bị tại chỗ mà mỗi thành viên của lực lƣợng này là một ngân hàng máu sống để có thể hiến máu kịp thời, cung cấp cho việc điều trị người bệnh. Đây là một mô hình cung cấp máu an toàn để bảo đảm có đủ máu cung cấp cho người bệnh khi cần truyền máu cấp cứu, đồng thời cũng giúp người dân tại các vùng đó yên tâm giữ đất, bám biển bảo vệ Tổ quốc.

Trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh tế không đặt ra, nhưng trong thực tế bộ hồng cầu mẫu và panel hồng cầu này đƣợc sản xuất với một công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Thông qua nghiên cứu, đã sản xuất đƣợc dung dịch nuôi dƣỡng và bảo quản hồng cầu thay cho việc phải mua sản phẩm này của nước ngoài với giá đắt gấp 10 lần, tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng chính sách công nghệ thống nhất trong hệ thống truyền máu ở việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)