Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú bình (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thp thông tin

Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu:

đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách quan.

- Nguồn số liệu thứ cấp: là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: tài liệu nội bộ cơ quan gồm báo cáo quyết toán của BHXH huyện Phú Bình qua các quý; tài liệu từ các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành BHXH; các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng internet; Số liệu thứ cấp có ưu điểm là kinh phí tìm hiểu ít, được cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, đây thường là những thông tin cơ bản đã được tổng hợp qua xử lý nên thường không được sử dụng để dự báo, số liệu này thường là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.

- Nguồn số liệu sơ cấp: : Là thông tin thu thập từ các cuộc điều tra, là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê do chính tác giả thực hiện bằng các phương pháp điều tra, thu thập thông tin gồm:

2.2.1.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu

- Điều tra chọn mẫu là điều tra không toàn bộ, lựa chọn một cách ngẫu nhiên một số đơn vị đủ lơn đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể để điều tra, rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể.

- Ưu điểm của phương pháp: tiến hành điều tra nhanh gọn, đảm bảo tính kịp thời của số liệu; tiết kiệm nhân lực và kinh phí trong quá trình điều tra; cho phép thu thập được nhiều chỉ tiêu, nhất là với những chỉ tiêu phức tạp không cho phép điều tra ở diện rộng.

- Đề tài được sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, các đơn vị được chọn trên cơ sở phân tích đặc điểm của hiện tượng và kinh nghiệm thực tế. Cụ thể đề tài tập trung nghiên cứu ở các đơn vị sử dụng lao động là các doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn huyện Phú Bình. Đây là những đơn vị tập trung đông lao động.

2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phỏng vấn là một phương pháp quan trọng để thu thập dữ liệu về các yêu cầu của hệ thống thông tin cần thu thập. Việc phỏng vấn nhằm phát hiện thông tin về: các ý kiến, cảm giác của người được phỏng vấn khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đóng BHXH;.

- Các bước lập kế hoạch phỏng vấn: Thiết lập mục tiêu phỏng vấn từ đó xác định hệ thống câu hỏi với nguyên tắc các câu hỏi được đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc ngắn gọn, thích hợp, có mục tiêu, không mơ hồ, không nhiều nghĩa và có tính đặc trưng.

- Sử dụng câu hỏi phỏng vấn là câu hỏi mở cho phép người phỏng vấn được trả lời những gì họ mong muốn nhằm phản ánh thái độ của người được phỏng vấn khi thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động.

- Thực hiện các phương pháp phỏng vấn gồm:

Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Tác giả đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung được chuẩn bị từ trước. Đối tượng điều tra là các đơn vị sử dụng lao động bao gồm: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn.

2.2.1.3. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát cung cấp sự hiểu biết về thực tế công tác quản lý thu tại BHXH huyện Phú Bình, nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa Bộ phận chuyên trách công tác thu với kế toán hoặc những người phụ trách công tác Lao động – tiền lương tại đơn vị.

- Quan sát các quy tắc thủ tục quản lý trong hệ thống BHXH là những quy định trình tự cần tuân thủ và thực hiện để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu quản lý. Ví dụ như quy định về thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu.

Từ những quan sát trên ghi chép đầy đủ mọi quy tắc và trình tự hoạt động của cơ quan BHXH để có thể xem xét loại bỏ những quy tắc đã lạc hậu, ảnh hưởng đến hiệu quả thu BHXH, đưa ra những cải tiến về tổ chức, quản lý trong công tác quản lý thu.

2.2.2. Tng hp và x lý thông tin

Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chưa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiêm cứu. Tác giả tổng hợp và xử lý thông tin theo Phương pháp phân tổ thống kê:

- Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản

chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

- Phương pháp thống kê gồm có các bước: thu thập, xử lý số liệu kết quả có được giúp khái quát đặc trưng của tổng thể; điều tra chọn mẫu chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép; nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng;

- Phân tổ được gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau.

Phân tổ thống kê phải đảm bảo được nguyên tắc một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.

- Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian qua đi tới kết luận. Qua thực hiện phương pháp phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về số thu, số đơn vị sử dụng lao động thay đổi qua các năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phú bình (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)