Một số kiểu cốt truyện trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 35 - 43)

Chương 2. CỐT TRUYỆN, TÌNH HUỐNG TRUYỆN, NHÂN VẬT

2.1. Cốt truyện trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li

2.1.2. Một số kiểu cốt truyện trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li

2.1.2.1. Cốt truyện “vụ án” truyền thống

Đặc điểm nổi bật của thể loại trinh thám là kể về việc điều tra một vụ án, cho nên dù có kể theo cách nào thì cuối cùng câu chuyện cũng phải chỉ ra thủ phạm gây án, nguyên nhân gây án một cách rõ ràng dựa trên những chứng cứ duy lí xác thực. Về điều này, tiến sĩ Triết học người Pháp Laurence Devillairs đã chỉ ra rằng: “Trung tâm của một tiểu thuyết trinh thám không phải là tội ác mà là cuộc điều tra. Trong tiểu thuyết trinh thám, cái chết không xuất hiện như là sự phi lý, quá đáng, không thể tưởng tượng được, mà nó giống như trong một phương trình, một ẩn số thích hợp để cấp cho nó một giá trị” (theo Trần Thanh Hà, Văn học trinh thám, Báo Thể thao

& Văn hóa, 2009). Như vậy, có thể thấy rằng, một tác phẩm trinh thám có cốt truyện kinh điển nhất vẫn là cốt truyện kiểu vụ án.

Dường như nắm rõ quy luật và đặc trưng này của thể loại mình đang theo đuổi, Di Li đã triển khai tác phẩm theo mô thức truyền thống – đó là cốt truyện vụ án.

Trại Hoa Đỏ, đó là chuỗi án mạng xảy ra ở một nông trang kì bí. Diên Vĩ được chồng tặng một trang trại nằm giữa vùng núi hẻo lánh. Ngay khi bước chân đến đây, cô đã có dự cảm chẳng lành. Một bộ tộc kỳ dị, những con

người kỳ dị, những vụ sát hại bí ẩn và truyền thuyết về việc phải chiếm đoạt và sát hại một trinh nữ để có được kho báu của dòng họ Quách khiến chuỗi ngày ở Trại Hoa Đỏ trở thành một chuyến đi kinh hoàng… Đại úy Phan Đăng Bách, một khách mời của trang trại, tình cờ trở thành thám tử điều tra những cái chết bí ẩn ở Trại Hoa Đỏ. Cùng thời điểm ấy, người bạn thân nhất của anh bị sát hại khi đang điều tra một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Chôn chặt nỗi đau, anh âm thầm tìm kiếm kẻ giết bạn. Nhiều giả thiết và nghi ngờ đổ dồn về lão thầy mo bí ẩn, hung tợn. Kết thúc tác phẩm, tất cả ngỡ ngàng trong bất ngờ đến kinh ngạc, thủ phạm không ai khác lại chính là Trần Hoàng Lưu - người chồng của Diên Vĩ.

Câu lạc bộ số 7, đó là câu chuyện về mảng đề tài rất ít được đề cập đến trong văn học - đề tài giới tính thứ tư. Đó là chuỗi bảy vụ án mạng tưởng chừng chỉ là những tai nạn thông thường nếu như nạn nhân là các thiếu nữ xinh đẹp không có cùng một điểm chung là trước khi chết đều bước chân lên chiếc taxi mang thương hiệu Hoa Sen. Cả phòng cảnh sát hình sự, trong đó có Phan Đăng Bách và Mai Thanh (những nhân vật chính đã được xây dựng từ

“Trại Hoa Đỏ”) đau đầu vì không tìm thấy bất cứ dấu vết sinh học, tang chứng nào để lại hiện trường, cũng như không thể tìm ra động cơ của những vụ giết người. Cảnh sát điều tra dần tiếp cận với một hội kín gồm những thành viên tự xưng theo tên của người nổi tiếng như Đức Phật, Chúa Jesus, Isaac Newton, Chopin, Immanuel Kant... Thực chất đây là một giáo phái của những người không bị hấp dẫn về mặt tình dục. Họ không cần đàn ông cũng chẳng cần đàn bà mà hạnh phúc với sự đơn độc của mình. Mọi chuyện sẽ chẳng dẫn tới tội ác nếu giáo chủ của phái không phải là người có tư tưởng sai lầm. Hắn cho rằng ái tình không tồn tại trên thế giới, tình dục là một thứ bẩn thỉu cần phải thanh lọc. Vì thế, giáo phái dựng lên một thánh nhân trinh nữ từ những bộ phận khác nhau của các cô gái. Nguyên nhân sâu xa cái chết của bảy thiếu nữ dần được hé lộ. Những bí mật, hận thù hay các mối quan hệ phức tạp chồng chéo cũng được lý giải. Trên hành trình đi tìm sự thật, vì công việc, thiếu tá Phan Đăng Bách cũng liên quan trực tiếp tới

các vụ việc. Người yêu của anh - Mỹ Lâm - là một nạn nhân của giáo phái, bị lấy đi trái tim đang rung động yêu thương. Anh quyết tâm tìm ra nguyên nhân, tóm toàn bộ giáo phái và chứng minh tình yêu là quà tặng tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng con người.

Như vậy, trong cả hai tiểu thuyết của mình, hai cốt truyện mà Di Li xây dựng đều trải qua các tiến trình của một vụ án với sáu bước: Hiện trường xảy ra tội ác (có thể miêu tả trước hoặc sau sự xuất hiện của nạn nhân); Xác chết;

Thám tử - người điều tra; Thủ phạm giả định; Quá trình truy tìm thủ phạm;

Thủ phạm lộ bộ mặt thật trong một kết thúc bất ngờ.

Thành công của tác giả trong việc kiến tạo và triển khai cốt truyện của cả hai tiểu thuyết này là sự công phu, chặt chẽ, logic, kín kẽ, đặc biệt là sự bất ngờ. Điều đó khiến cho độc giả buộc phải nhập theo câu chuyện để đi đến cùng một cách vừa tò mò, vừa hồi hộp và thích thú.

2.1.2.2. Cốt truyện cấu trúc “sóng đôi”

Cốt truyện trong hai tiểu thuyết của Di Li vừa tuân thủ theo sáu bước truyền thống nhưng đồng thời còn được lồng ghép vào trong những môi trường, không gian huyền ảo, ma quái và đan xen những tình tiết hoặc bất ngờ gây choáng váng, hoặc trộn hòa cái ảo với cái thực mang màu sắc kinh dị, hoặc đan cài cái thật với cái giả gây tò mò cho người đọc, cho nên đã tạo ra sự hấp dẫn riêng. Tác giả đã tạo ra một cấu trúc cốt truyện “sóng đôi” với sự song hành cả yếu tố li kì của truyện trinh thám với yếu tố hoang đường của truyện kinh dị.

Để làm rõ điều này, chúng tôi thống kê tổng hợp và xây dựng thành hai bảng phân tích biểu hiện cấu trúc “sóng đôi” trong hai tiểu thuyết.

Cốt truyện cấu trúc “sóng đôi” trong Trại Hoa Đỏ

Bước Yếu tố li kì của truyện trinh thám

Yếu tố hoang đường của truyện kinh dị

Hiện trường xảy ra tội ác

- Nước tràn ra sàn nhà Huy với màu sắc và mùi không bình thường - Lưu tái mặt, đôi mắt thất thần, tay lạnh ngắt - Người phụ nữ thắt cổ, nhưng có vẻ như không phải tự tử

- Gió lùa hun hút trong phòng của Huy dù các cửa đã đóng chặt

- Ngôi nhà kín đáo như hang động, tối om, ẩm mốc và có mùi chết chóc

- Người phụ nữ thắt cổ ngay cửa hang, chỗ bức tượng hình người cụt đầu

Xác chết

- Huy: chết trong bồn tắm trong khi cửa vẫn đóng, nhạc vẫn mở - Người đàn bà thắt cổ tự tử trong phòng: hai tay buông thõng, mắt mở

- Người phụ nữ thắt cổ tự tử trong hang: xác bị buộc bởi chính chiếc khăn vấn đầu của chị ta

- Huy: mắt toàn tròng trắng, cổ có vết cứa sâu

- Người đàn bà thắt cổ tự tử: đôi mắt chòng chọc nhìn đám đông xung quanh, vẻ khó chịu và căm ghét

- Người phụ nữ thắt cổ tự tử trong hang: đôi bàn chân thòi ra tím tái dưới bộ váy dân tộc, mái tóc xổ tung phất phơ

Thám tử - người điều tra

Bách: đóng chặt các cửa mà vẫn thấy bị gió thốc vào đỉnh đầu; tránh xe

Bách: rú lên khi giật cửa bước vào;

chiếc xe chặn đường biến mất một cách quái đản như bị phù phép

và suýt chút nữa bị rơi xuống vực

Thủ phạm giả định

Lão thầy mo: đứng tách ra khỏ đám đông, ánh mắt quái đản, kỳ quặc

Lão thầy mo: đôi môi dếch lên nụ cười rợn tóc gáy

Quá trình truy tìm thủ phạm

Lão thầy mo lúc đầu mặt biến sắc nhưng đi vào câu chuyện tra hỏi thì lại tỉnh táo; Lão sợ hãi trợn ngược mắt khi gặp thằng bé mình bắt có đem bán

Lão thầy mo da mặt xám như chì chuyển sang tím tái, đột nhiên lăn quay ra đất cấm khẩu

Thủ phạm lộ bộ mặt thật trong một kết thúc bất ngờ

Mùi lạ thoảng qua, cánh tay bị thương chảy máu đen của thủ phạm; Diên Vĩ vừa thoát chết, chạy đến chồng (Lưu) như gặp cứu tinh, bất thần nhìn thấy cánh tay chảy máu đen và mùi lạ vừa gặp

Diên Vĩ gọi tìm con nhưng thấy giọng mình vọng lại âm âm từ vách đá, rền rĩ và ai oán như giọng người khác

Cốt truyện cấu trúc “sóng đôi” trong Câu lạc bộ số 7

Bước Yếu tố li kì của truyện trinh thám

Yếu tố hoang đường của truyện kinh dị Hiện

trường

- Một vụ tai nạn giao thông bí ẩn - Một vụ ngã núi khó hiểu

- Chiếc xe đậu trên con đường không sự sống, một

xảy ra tội ác

- Một vụ chết đuối không chút dấu tích

- Một vụ sát hại ngay hành lang ngôi nhà nạn nhân

- Một vụ giết người trên tầng áp mái

bên là dòng sông đục ngầu cuộn chảy, một bên là cánh đồng nhấp nhô bia mộ đen sì

Xác chết

- Trần Mỹ Anh đi taxi Hoa Sen, sau đó thi thể được phát hiện nằm ngay trên đường đi

- Lê Hoàng Mai cũng đi taxi Hoa Sen, thi thể tìm thấy ở một khúc sông Hồng

- Hoàng Cẩm Tú lại đi taxi Hoa Sen, thi thể tìm thấy dưới một thung lũng

- Mai Thủy Lê bị đâm chết bên hành lang

- Mỹ Lâm bị giết chêt tầng áp mái của chung cư

- Linh Đan bị giết ngay trong phòng

- Khuôn mặt Trần Mỹ Anh tím tái với đôi mắt mở to còn giữ nguyên vẻ kinh hoàng

- Khuôn mặt Lê Hoàng Mai phù nề không còn nhận dạng được

- Khuôn mặt Hoàng Cẩm Tú dập nát đầy máu

- Xác Linh Đan úp xấp mặt, tai bị cắt

Thám tử - người điều tra

Bách: Bị một vật đè nặng lên chân, mắc vào cổ chân, như thể một báo hiệu không lành; Bách đến mộ của người bạn để “cầu khấn” hỏi về thủ phạm; Bách

Bách: Cái vật mắc vào chân anh từ từ trồi lên, đó là xác con mèo đen đã cứng đờ với đôi mắt tròn xoe như nhìn anh; đôi mắt người bạn trên

thường dùng linh tính nhờ linh hồn người bạn mách bảo

bia mộ bỗng mỉm cười nhếch lên giễu cợt như muốn nói Vũ Phương Đăng không phải thủ phạm

Thủ phạm giả định

Vũ Phương Đăng: chơi với nhiều cô gái trẻ đẹp vì được hâm mộ, khi bị hỏi thì lo ngại, không trả lời, luống cuống, bật khóc, bỏ chạy và biến mất

Vũ Phương Đăng: gào rú lên, mắt long sòng sọc, thần sắc tái nhợt; nhiều lần anh thấy hình ảnh các nạn nhân hiện về, khi thì trần truồng phù nề giữa nhà, khi thì mái tóc bê bết đu đưa dưới cửa sổ, khi thì dập dềnh trong bồn tắm tóc phủ kín mặt

Quá trình truy tìm thủ phạm

Giám định không phát hiện một minh chứng nào; Hãng taxi cung cấp dữ liệu các cuộc đón trả khách nhưng không hề phát hiện có sự liên quan nào với án mạng

Bách choáng váng sau khi phanh gấp bởi bị một taxi vọt lên, trong thoáng chốc anh thấy vụt hiện nhân ảnh tài xế với cảm giác kinh hoàng lạnh gáy

Thủ phạm lộ bộ mặt thật trong một kết thúc bất ngờ

Bách đóng giả Veleriya 382 để lọt vào thánh địa kì quái ở căn hầm dưới cánh đồng hoang

Căn phòng sào huyệt của giáo phái bệnh hoạn nhung nhúc trăm bóng đen đội mũ trùm đầu như lũ âm binh của thần chết

Qua phân tích hệ thống tình tiết trong cốt truyện của tác phẩm, có thể thấy tác giả đã khéo léo đan xen cái li kì của truyện trinh thám với cái hoang

đường của truyện kinh dị, khiến cho người đọc vừa có tâm lí tò mò muốn lí giải và khám phá, vừa có cảm giác kinh sợ ghê rợn và hồi hộp.

Nhà văn tỏ ra rất tinh tế và kĩ lưỡng trong việc lựa chọn và miêu tả các chi tiết cụ thể. Ở đó, có sự pha trộn kết hợp giữa các yếu tố như màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hình ảnh, chuyển động, mùi vị… một cách rất hiệu quả. Màu sắc trong tác phẩm của Di Li thường gắn với máu me, có tính chất tạo ấn tượng về cái chết, như: màu đen kì bí của bóng đêm, màu đỏ quái lạ của trang trại hoa, màu đỏ bầm máu của trời chiều, màu vàng ệch quái đản của mặt người, màu xanh lè như dạ quang của ánh mắt, màu đỏ sẫm như máu của hoàng hôn.v.v.. Đồng thời, tác giả thường miêu tả những hình ảnh ghê sợ, có sự trộn hòa thực - ảo đầy bí ẩn, như: bức tượng cụt đầu, thái dương tuôn đầy máu, bóng đen vụt qua trước mặt, giấc mơ về người chết, ánh mắt người chết nhếch lên chế giễu, mái tóc và gương mặt người chết,.v.v.. Những âm thanh tác giả sử dụng thường là những thứ tiếng gây cảm giác kinh hãi, ám ảnh, như: tiếng sáo ma quái, tiếng rú, tiếng gào, tiếng sấm sét, tiếng hú hét, tiếng thở dài, tiếng thì thào.v.v.. Ánh sáng trong tác phẩm Di Li thường mờ ảo đầy huyền hoặc, như: lờn lợt, u ám, loang lổ, mờ sương.v.v.. Những chuyển động bất chợt khó lường và bí ẩn trong lúc nửa đêm, gần sáng, trong sương mù tạo cảm giác vừa tò mò vừa sợ hãi cho người đọc. Mùi vị bao trùm là thứ cảm giác về sự ẩm mốc, tanh tưởi, mùi xác thối. Tất cả những yếu tố đó đan xen, tạo nên một thế giới riêng, một môi trường hoàn chỉnh vừa mang tính hiện thực vừa mang tính kì ảo. Nếu như cốt truyện trinh thám đem đến những câu chuyện chặt chẽ, logic, li kì, thì những yếu tố hoang đường của truyện kinh dị giúp cho câu chuyện được đặt vào một thế giới đầy bí ẩn, hấp dẫn với người đọc. Đây là thành công của sự sáng tạo đầy bản lĩnh của Di Li trên con đường tiểu thuyết của mình.

Trong hai tác phẩm “Trại Hoa Đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”, cốt truyện có những tương đồng nhưng vẫn có những khu biệt nhất định. Cả hai cốt truyện đều tuân thủ sáu bước của kiểu cốt truyện “vụ án” truyền thống - đã trở thành mẫu mực trong câu chuyện trinh thám nổi tiếng thế giới như Shelock Home.

Nhưng sắc thái kinh dị trong cốt truyện hai tiểu thuyết có điểm khác biệt.

Trong “Trại Hoa Đỏ”, sắc thái kinh dị mang tính tự nhiên khi được gắn với môi trường thiên nhiên của một trang trại vùng núi hẻo lánh, xa xôi, hoang sơ, như: con đường hoang vắng, những ngọn đồi câm lặng, trang Trại Hoa Đỏ quái đản, vực thẳm đầy sương mù, ma trận cảu những bức tường cây cối.v.v..

Trong khi đó, sắc thái kinh dị trong “Câu lạc bộ số 7” lại mang tính “nhân tạo” khi gắn với lễ hội Hallowen, những không gian sinh hoạt của đời sống hiện đại, như: quán bar, nhà hàng, toà nhà chung cư, sàn nhảy, căn hộ sang trọng cao cấp, đường phố, không gian mạng xã hội.v.v.. Tuy mang hai màu sắc có khác nhau, nhưng cái li kì và kinh dị do tác giả xây dựng ở hai tác phẩm đều mang lại hiệu quả nghệ thuật độc đáo như nhau khi gắn với cái rùng rợn, làm người đọc kinh hoàng và vẫn muốn tò mò theo dõi.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)