Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 55 - 58)

Chương 2. CỐT TRUYỆN, TÌNH HUỐNG TRUYỆN, NHÂN VẬT

2.3. Các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li

2.3.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật, như cách nói của Trần Đình Sử, “là con người được thể hiện bằng phương tiện văn học. Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời”[38, tr278]. Với vai trò như những “tấm gương của cuộc đời”, nhân vật trở thánh yếu tố không thể thiếu của sáng tạo văn học.

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội), nhân vật được phân loại như sau:

Nhân vật chính: nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.

Nhân vật phụ: nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính, trong diễn biến cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

Nhân vật chính diện: còn gọi là nhân vật tích cực, là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lí tưởng xã hội - thẩm mĩ nhất định.

Nhân vật phản diện: còn gọi là nhân vật tiêu cực, là nhân vật mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và tư tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định.

Nhân vật chức năng: còn gọi là nhân vật "mặt nạ", là nhân vật có đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm văn học.

Nhân vật loại hình: nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào đó của con người hoặc các phẩm chất, tính cách, đạo đức của một loại người nhất định của một thời đại.

Nhân vật tính cách: một kiểu nhân vật phức tạp được miêu tả trong tác phẩm như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật.

Nhân vật tư tưởng: loại nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một y thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội.

Nhân vật trữ tình: là con người "đồng dạng" của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung.

Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là một đơn vị ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống.

Nhân vật của truyện trinh thám và truyện kinh dị lại có những đặc trưng riêng. Truyện trinh thám liên quan đến vụ án, phá án với bốn kiểu nhân vật là:

thủ phạm, nạn nhân, thám tử và các nhân vật trung gian.

Nhân vật của truyện kinh dị thường được chia thành ba loại: con người hoặc là nạn nhân hoặc là đồng phạm với lực lượng siêu nhiên; hóa thân của lực lượng siêu nhiên như ma quỷ linh hồn ác hại người, loại tinh cây, tinh hoa, như loài vật sống ngàn năm biến hóa thành người; nhân vật trung gian chứng kiến kể lại.

Bởi vậy, với kiểu loại truyện trinh thám kinh dị của Di Li, cũng không thể phân tích nhân vật như trong tác phẩm văn học thông thường mà phải xét đến những đặc thù và cách phân loại riêng của chúng.

Có thể nói, trong truyện trinh thám cổ điển, nhân vật thám tử với phẩm chất trí tuê siêu việt luôn có khả năng phân tích, lý giải các tình huống rắc rối để vượt qua nó. Dù vậy, nhà văn thường xuyên gài vào những tình tiết làm trì hoãn tiến trình phơi bày bộ mặt thật của kẻ phạm tội. Để bắt đầu cuộc điều tra và để lựa chọn giải pháp, nhà thám tử trước hết phải đối mặt với một tội ác.

Nó như là biểu tượng của sự tan vỡ trật tự thông thường trong xã hội. Theo Van Dine, quy ước đối với tội ác là cần có sự xuất hiện một thi thể trong một tiểu thuyết trinh thám, và thi thể đó là xác chết đã lâu (không còn manh mối) thì càng tốt. Cawelti cho rằng, tội phạm phải trở thành một nhân vật chính với khả năng phân nhánh phức tạp còn nạn nhân không có khả năng phức tạp hóa tình huống. Cũng như thám tử, tội phạm là nhân vật không thể thiếu để cấu thành một câu truyện trinh thám. Đó có thể là một kẻ giết người, là một thế lực quân sự, chính trị phi nghĩa cần phải loại trừ… Tài năng của tội phạm

xứng đáng là một đối trọng với thám tử. Từ đó, sự chú ý sẽ được dồn vào hình tượng người thám tử cũng như hành trình điều tra của anh ta.

Tuy nhiên, ngay từ những tác phẩm trinh thám đầu tiền, thám tử trong sự đối mặt với “mê cung thử thách trí tuệ” không phải bao giờ cũng “bất khả chiến bại”. Nguyễn Thị Ngọc Huệ đã phát hiện ra rằng, ngay trong những tác phẩm của một số tác giả được coi là mẫu mực của văn chương trinh thám cũng đã xuất hiện những dấu hiệu đánh dấu sự khủng hoảng của duy lí. Nó như một lời cảnh báo: trí tuệ con người không phải là tuyệt đối và không phải sự thật nào cũng có thể được phơi bày.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết trinh thám kinh dị của di li (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)