Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang giai đoạn 2017 2020 (Trang 49 - 60)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Giang

2.1.1. ược sử về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Với tiền thân là một trong những ngân hàng 100% vốn nhà nước, trong những giai đoạn đầu mới thành lập BIDV chủ yếu tài trợ cho các dự án xây dựng của nhà nước, các dự án xây lắp, BIDV thời kỳ này đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước…

Năm 1981, việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng

Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.

Từ 1990, với tên gọi Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, BIDV khởi động với kế hoạch 10 năm đổi mới, đây có thể nói là 1 trong những bước ngoặt quan trọng nhất của BIDV. Trong thời kỳ này, bên cạnh hoàn thành cách nhiệm vụ do chính phủ đề ra, BIDV bắt đầu kinh doanh đa năng, tổng hợp theo các chức năng của Ngân hàng nhà nước, hình thành và nâng cao một bước hệ thống quản trị điều hành hệ thống, đổi mới công nghệ.

Trong 10 năm đổi mới từ 2000 đến 2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Internetbanking, Smartbanking, Mobilebanking… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan.

Những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV: Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao, cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn, lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt, đầu tư phát triển công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại.

Từ 2012, theo chính sách cổ phần hóa của chính phủ, ngày 27/04/2012 BIDV đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với số vốn điều lệ 23.012 tỷ đồng, bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán.

Đây có thể nói chính là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn của BIDV.

Sau 5 năm từ khi cổ phần hóa, BIDV ngày càng phát triển. Với tiêu chí giữ vững và phát triển nền khách hàng doanh nghiệp, đồng thời tập trung phát triển các khách hàng cá nhân và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, năm 2014, BIDV đã đạt được những kết

quả tăng trưởng đáng ghi nhận trong hoạt động tài chính ngân hàng, trong đó hoạt động bán lẻ đạt được những kết quả nổi bật. Các sản phẩm/dịch vụ bán lẻ nhận được nhiều giải thưởng của các tổ chức uy tín trong và ngoài nước như Top 5 Ngân hàng được quan tâm nhiều trong chương trình My Ebank; giải thưởng “Ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam”; Ngân hàng Điện tử tiêu biểu 2014; Top 3 Ngân hàng có doanh số chấp nhận thanh toán thẻ VISA qua POS cao nhất; Ngân hàng có sản phẩm ấn tượng nhất cho sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế BIDV-Manchester United; Top 3 ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard cao nhất. Trong khuôn khổ Hội nghị “Triển vọng ngành tài chính” do The sian Banker đăng cai tổ chức vừa diễn ra vào ngày 12/01/2017 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã vinh dự lần thứ 3 liên tiếp là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” (2015, 2016 &

2017) và lần thứ 2 liên tiếp là Ngân hàng có “Sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam (2016 & 2017). Đây là những giải thưởng được mong đợi nhất trong lĩnh vực tài chính bán lẻ hàng năm, do Tạp chí The Asian Banker (một tổ chức cố vấn độc lập, giàu kinh nghiệm) thực hiện trên cơ sở theo dõi, đánh giá, công nhận và vinh danh những ngân hàng bán lẻ xuất sắc của khu vực và tại các quốc gia thuộc Châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi.

Cùng với sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Giang cũng được hình thành. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Giang có thể chia thành hai giai đoạn chính.

+ Từ năm 1957 đến năm 1976 có tên gọi là Phòng đại diện Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Giang.

Năm 1976 khi hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên được gọi là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Tuyên.

Đến năm 1991 khi tỉnh Hà Tuyên được tách thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang được thành lập theo quyết định số 135/QĐ/NHNN ngày 30/08/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam.

+ Từ tháng 05/2012 đến nay đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Giang.

Trong hơn 25 năm (từ 1991 đến nay) tham gia vào thành tựu phát triển kinh tế của địa phương, BIDV Hà Giang đã không ngừng trưởng thành cả về tổ chức cũng như quy mô hoạt động.

Phát huy thế mạnh và uy tín thương hiệu, với đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, BIDV nói chung, Chi nhánh Hà Giang nói riêng sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại với chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về tài chính ngân hàng cho các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. BIDV tin tưởng, cam kết sẽ luôn là người bạn đồng hành, tin cậy của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

BIDV Hà Giang đi vào hoạt động đã và đang góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của toàn hệ thống BIDV, chắc chắn trở thành một nhân tố tích cực cùng chung tay, góp sức cùng một tỉnh vùng cao biên giới phía bắc Tổ quốc tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Giang

Với cơ cấu gọn nhẹ, hợp lí, hoạt động của BIDV Hà Giang đã tỏ ra có hiệu quả, được chứng minh qua kết quả kinh doanh rất tốt và quy mô hoạt động không ngừng được mở rộng của chi nhánh. Cơ cấu tổ chức của bộ máy BIDV Hà Giang gồm:

Ban Giám đốc (3 người)

Khối Quản lý khách hàng (2 phòng) Khối Quản lý rủi ro (1 phòng) Khối tác nghiệp (2 phòng)

Khối Quản lý nội bộ (3 phòng, 1 tổ)

Khối Trực thuộc (3 phòng Giao dịch)

Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý BIDV Hà Giang (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – BIDV Hà Giang) - Ban giám đốc

Ban giám đốc của Chi nhánh gồm có Giám đốc và hai Phó giám đốc. Trong đó, Giám đốc Chi nhánh là người điều hành chung và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc BIDV Việt Nam về toàn bộ hoạt động, kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được phân công, ủy quyền đó.

- Khối Quản lý khách hàng

Gồm có 2 phòng Quản lý khách hàng với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng

thị phần của BIDV Hà Giang.

- Khối quản lý rủi ro

Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của Ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi khối quan hệ khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và chức năng kiểm tra nội bộ.

- Khối tác nghiệp

Khối tác nghiệp gồm có 2 phòng: phòng Quản trị tín dụng và phòng Giao dịch khách hàng (gồm Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ). Các phòng thuộc khối tác nghiệp là nơi hoàn tất các giao dịch do các phòng Quản lý khách hàng đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại.

Khối tác nghiệp chính là nơi hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ.

- Khối quản lý nội bộ

Gồm các phòng: Tài chính kế toán; Tổ chức hành chính; Kế hoạch tổng hợp và Tổ Điện toán. Các phòng thuộc khối quản lý nội bộ sẽ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ như: xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác hậu kiểm; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và công tác hành chính.

- Khối trực thuộc

Khối trực thuộc gồm có 3 phòng Giao dịch, là các đơn vị trực thuộc Chi nhánh và là đại diện theo ủy quyền của Chi nhánh để thực hiện các hoạt động kinh doanh như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác.

=> Với cơ cấu nhân sự như vậy, hiện nay chi nhánh BIDV Hà Giang có tổng số cán bộ nhân viên chi nhánh đến 31/12/2017 là 80 cán bộ chính thức có trình độ từ cao đẳng, đại học và trên đại học.

2.1.2. oạt đ ng inh doanh cơ bản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Giang

Chi nhánh BIDV Hà Giang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Giang thuộc khu vực miền núi phía Bắc, giáp với các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, có đường biên giới với Trung Quốc dài 274 km. Trung tâm tỉnh lỵ là Thành phố Hà Giang cách thủ đô Hà Nội 320 km, với 10 thị trấn huyện lỵ trải rộng trên địa bàn. Hà Giang có 01 cửa khẩu quốc tế và 3 cửa khẩu phụ thuận tiện cho buôn bán hàng hóa và xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung. Những năm gần đây Hà Giang hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước với các điểm đến du lịch như Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu, hang động Lùng Khuý, mùa hoa tam giác mạch....

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có 4 Chi nhánh cấp I và trên 20 phòng giao dịch của 4 NHTM khác nhau. Trong đó, ngoài gribank có mạng lưới tại tất cả các huyện và tại thành phố Hà Giang, các NHTM còn lại hoạt động tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Giang và hai huyện lân cận tương đối phát triển là Bắc Quang, Vị Xuyên. Các NHTM đều chú trọng khai thác phát triển các dịch vụ NHBL: Thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng, nhiều dịch vụ thanh toán phí cạnh tranh, chính sách lãi suất linh hoạt …

Mặc dù hoạt động trên địa bàn còn có nhiều khó khăn nhưng với truyền thống hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trong những năm qua Chi nhánh BIDV Hà Giang đã luôn phấn đấu vươn lên bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực, năng động sáng tạo đổi mới toàn diện trên mọi phương diện hoạt động nên hàng năm các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đều đạt mức tăng trưởng khá ổn định, hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang được tóm tắt ở các chỉ tiêu sau:

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn có vai trò xương sống cho các hoạt động dịch vụ còn lại của Ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở để các hoạt động khác như hoạt động tín dụng, thanh toán của Ngân hàng có thể vận hành một cách trơn tru, ổn định và an toàn. Trên cơ sở tuân thủ các chính sách điều hành, quy định lãi suất của ngân hàng

nhà nước, chi nhánh đã đưa các sản phẩm tiền gửi linh hoạt, lãi suất cạnh tranh, các chương trình tiết kiệm dự thưởng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Do đó, mặc dù lãi suất huy động có xu hướng giảm dần nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng ổn định. Tính đến ngày 31/12/2017, huy động vốn cuối kỳ của BIDV Hà Giang đạt 2.332 tỷ đồng tăng trưởng 16% so với năm 2016, hoàn thành 109,2% kế hoạch tăng trưởng được giao, thị phần huy động vốn đạt 26,3%

(đứng thứ 2 trên địa bàn).

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 2.2: Tổng số dƣ huy động của BIDV Hà Giang giai đoạn 2015-2017 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang, 2015 - 2017 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng hiện vẫn giữ vai trò quan trọng trong thu nhập của BIDV Hà Giang. Chính vì vậy công tác cho vay luôn được chi nhánh chú trọng và đẩy mạnh thông qua các biện pháp kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và dư nợ nhóm 2/Tổng dư nợ ở mức thấp, cơ cấu kỳ hạn/khách hàng/sản phẩm chuyển biến khá tích cực, đúng định hướng, đứng thứ 2 trên địa bàn về thị phần tín dụng. Đến hết 31/12/2017, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 2.793 tỷ đồng, hoàn thành 99,7% giới hạn tín dụng cuối kỳ được giao (tăng 457 tỷ đồng, tăng trưởng 19,5% so với thực hiện năm 2016 – cao hơn mức bình quân của hệ thống là 17%). So với các năm trước, tín dụng chi nhánh đã duy trì được mức tăng trưởng ổn định, đều đặn ngay từ đầu năm, dư nợ tín dụng bình quân đạt gần 2.532 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so thực hiện năm trước.

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1,543

2,007

2,332

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 2.3: Tổng dƣ nợ của BIDV Hà Giang giai đoạn 2015 – 2017 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang, 2015 - 2017

- Về chất lượng tín dụng:

Chất lượng tín dụng được kiểm soát ở mức rất tốt, thấp hơn so thực hiện năm trước. Dư nợ xấu năm 2017 là 1,3 tỷ, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 0.05 ; tỷ lệ nợ nhóm II/ TDN là 0.86 . Hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu thu nợ ngoại bảng, đạt 2.323 triệu đồng. Xử lý nợ xấu bằng từ nguồn quỹ DPRR, chuyển hạch toán ngoại bảng 1.785 triệu đồng, trong đó đã thu được trong năm là 1.119 triệu đồng.

Công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, hướng dẫn, hỗ trợ công tác tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra, phục vụ kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động nhằm phát hiện, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro được triển khai đầy đủ, kịp thời.

Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn bám sát tình hình khách hàng để tìm kiếm giải pháp phù hợp tận thu nợ xấu; bám sát và đẩy mạnh thu hồi nợ từ dòng tiền sản xuất kinh doanh, kịp thời phát hiện các trường hợp tiềm ẩn/phát sinh rủi ro để có biện pháp thu nợ kịp thời, lành mạnh hóa chất lượng tín dụng, không để phát sinh nợ gốc, lãi quá hạn.

0 1,000 2,000 3,000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1,855

2,337

2,793

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang giai đoạn 2017 2020 (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)