Thực trạng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ mới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang giai đoạn 2017 2020 (Trang 60 - 84)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà

2.2.1. Thực trạng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ mới

Danh mục dịch vụ ngân hàng bán lẻ được BIDV cung ứng ra thị trường ngày

càng phong phú, nhiều tiện ích. Hiện nay, BIDV chi nhánh Hà Giang đang áp dụng toàn bộ danh mục dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đang được triển khai tại BIDV hội sở. Danh mục ngân hàng bán lẻ của BIDV Hà Giang tương đối đa dạng, hướng tới phần lớn khách hàng thuộc thành phần khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Với gần 100 sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác nhau, bao gồm các dòng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm (13 sản phẩm), dòng sản phẩm tín dụng (11 sản phẩm), dòng sản phẩm thẻ (15 sản phẩm), dòng sản phẩm ngân hàng điện tử (6 sản phẩm), tài khoản (6 sản phẩm), bảo hiểm (6 sản phẩm), thanh toán, chuyển tiền kiều hối, két sắt…chi nhánh đã tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt sản phẩm thẻ quốc tế đồng thương hiệu với Câu lạc bộ bóng đá Manchester United với nhãn hiệu thẻ BIDV-ManU đứng đầu top 100 sản phẩm Tin và Dùng do Thời Báo Kinh tế Việt Nam trao tặng.

BIDV Hà Giang cũng theo kịp xu thế khi triển khai gói sản phẩm cho khách hàng bao gồm “ Gói sản phẩm bán lẻ ưu việt” dành cho nhân viên các doanh nghiệp có trả lương qua tài khoản BIDV; gói sản phẩm “Ưu đãi cuộc sống” dành cho các khách hàng quan trọng.Số liệu về các dịch vụ ngân hàng bán lẻ mới được thể hiện qua Bảng 2.4

Bảng 2. 4: Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hà Giang Đơn vị: Sản phẩm

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Sản phẩm huy động vốn 9 10 11 11 13

Sản phẩm tín dụng 9 10 10 10 11

Sản phẩm dịch vụ thẻ 13 13 14 14 15

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử 4 5 5 6 6

Các dịch vụ khác (TT, chuyển tiền,

bảo hiểm...) 10 11 11 12 12

Tổng 45 49 51 53 57

Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Các sản phẩm của BIDV nói chung và BIDV Hà Giang nói riêng về cơ bản đã bám sát thị trường, đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng

tích hợp được nhiều tiện ích tăng tính đa dạng và hấp dẫn cho sản phẩm, cụ thể:

- Huy động vốn: các sản phẩm tiền gửi tương đối linh hoạt về kỳ hạn, phương thức tính lãi, đối tượng khách hàng... đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong từng thời điểm khác nhau. Công tác triển khai các sản phẩm khuyến mãi theo chiến dịch có tính linh hoạt cao, quy mô giải thưởng lớn, có tính cạnh tranh tốt trên thị trường.

- Sản phẩm tín dụng bán lẻ: Các sản phẩm tín dụng bán lẻ có điều kiện tín dụng linh hoạt, phù hợp, đáp ứng được một số tiêu chí như: lãi suất vay cạnh tranh, mức cho vay tối đa cao, thời gian vay tối đa dài, đáp ứng cả mục đích kinh doanh và tiêu dùng, kỳ hạn trả nợ linh hoạt, thủ tục chứng minh linh hoạt..

- Sản phẩm thẻ:Thẻ ghi nợ BIDV đã nâng cấp và đổi mới các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa nhằm phân chia để phục vụ theo từng đối tượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng. Các giao dịch trên thẻ ghi nợ được thực hiện tương đối phong phú.

- Thẻ tín dụng quốc tế: BIDV Hà Giang đã giới thiệu và đưa vào cung cấp dòng sản phẩm thẻ tín dụng BIDV Premier dành cho các khách hàng quan trọng, đồng thời triển khai rộng rãi các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế BIDV Precious (thẻ hạng vàng), BIDV Flexi (thẻ hạng chuẩn). Hệ thống TM/POS đã chấp nhận thanh toán thẻ VISA, MasterCard, UnionPay.

- Sản phẩm Ngân hàng điện tử: BIDV Hà Giang đang phục vụ các sản phẩm Ngân hàng điện tử bao gồm: BIDV SmartBanking, BIDV Online, BIDV Bussiness Online, BSMS. Hệ thống Internet Banking có thể tích hợp trực tiếp với hệ thống Core Banking nên thời gian thực hiện giao dịch thanh toán sẽ nhanh chóng. Sản phẩm ngân hàng điện tử của BIDV 3 năm liền được bình chọn là sản phẩm ngân hàng điện tử tiêu biểu.

- Các sản phẩm khác: bao gồm Western Union, bảo hiểm BIC, thanh toán hóa đơn: danh mục các sản phẩm khá đầy đủ, chính sách giá, phí tương đối đồng đều với các ngân hàng khác.

Trong những năm qua, BIDV đã không ngừng triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ mới nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ thẻ, ngân

hàng điện tử. Những sản phẩm truyền thống như các sản phẩm huy động vốn, cho vay, ngân hàng cũng không ngừng cải tiến đổi mới nhằm gia tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Số liệu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ mới được triển khai tại Chi nhánh thể hiện qua Bảng 2.5

Bảng 2.5: Sản phẩm dịch vụ mới đƣợc triển khai tại BIDV Hà Giang Đơn vị: Sản phẩm

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Sản phẩm huy động vốn 2 2 3 2 2

Sản phẩm tín dụng 1 2 2 3 3

Sản phẩm dịch vụ thẻ 1 0 0 0 1

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử 1 1 0 1 1

Các dịch vụ khác (TT, chuyển tiền,

bảo hiểm...) 1 1 0 2 1

Tổng 6 6 5 8 8

Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng Trong giai đoạn 2013- 2017, các sản phẩm dịch vụ NHBL mới được triển khai liên tục tại BIDV. Là chi nhánh của BIDV được hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Giang, BIDV chi nhánh Hà Giang cũng tích cực triển khai các dịch vụ mới được triển khai tại Hội sở và phù hợp đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đối với các sản phẩm huy động vốn và sản phẩm tín dụng, ra sản phẩm mới và sản phẩm dịch vụ thẻ và ứng dụng được thực hiện đồng thời trên toàn bộ hệ thống BIDV trong đó có BIDV chi nhánh Hà Giang. Trong khi đó, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, BIDV chi nhánh Hà Giang triển khai chậm hơn so với Hội sở do phải hoàn thiện về hạ tầng công nghệ, máy móc và nhân lực (Máy TM, POS…).

Với góc độ là chi nhánh, BIDV Hà Giang để đưa các sản phẩm dịch vụ mới vào triển khai đòi hỏi ngân hàng phải mất các loại chi phí như chi phí vận hành, quảng cáo, khuyến mại. Các loại chi phí này đảm bảo đưa các sản phẩm dịch vụ mới giới thiệu đến khách hàng và thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ của khách hàng. Các chi phí cụ thể để đưa các dịch vụ mới vào thị trường được thể

hiện qua Bảng 2.6

Bảng 2.6: Chi phí đưa các sản phẩm dịch vụ mới vào thị trường

Đơn vị: Triệu đồng

Dịch vụ 2013 2014 2015 2016 2017

Sản phẩm huy động vốn 84 208 256 289 312

Sản phẩm tín dụng 121 164 218 241 289

Sản phẩm dịch vụ thẻ 65 0 0 0 72

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử 34 42 0 28 43 Các dịch vụ khác (TT, chuyển tiền,

bảo hiểm...) 11 15 0 21 18

Tổng 315 429 474 579 734

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Các chi phí để đưa các sản phẩm dịch vụ mới vào thị trường có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Năm 2017, tổng chi phí để đưa các sản phẩm, dịch vụ mới vào thị trường là 734 triệu đồng, gấp hơn hai lần so với chi phí đưa các sản phẩm dịch vụ mới vào thị trường của Chi nhánh trong năm 2013 (315 triệu đồng). Việc gia tăng chi phí đưa sản phẩm mới vào thị trường cho thấy sự quan tâm của Chi nhánh trong việc phát triển dịch vụ NHBL và do sự đòi hỏi từ thực tiễn khi mà mức độ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ địa bàn tỉnh Hà Giang ngày càng gay gắt. Việc gia tăng chi phí giới thiệu sản phẩm của Chi nhánh tương đối hiệu quả, mang lại nguồn khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa đáng kể cho ngân hàng trong giai đoạn 2013 – 2017. Số lượng khách hàng cá nhân tăng thêm trong giai đoạn này là 5.264 khách hàng cá nhân và 244 khách hàng doanh nghiệp.

2.2.2. Thực trạng gia tăng hách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Tại BIDV Hà Giang số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ không ngừng gia tăng qua các năm.

Bảng 2.7: Cơ cấu khách hàng của BIDV Hà Giang giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: khách hàng

CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Khách hàng cá nhân 17.826 19.542 23.090

Tỷ trọng khách hàng cá nhân 95.39% 95.16% 95.43%

Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 861 993 1.105

Tỷ trọng KH doanh nghiệp 4.61% 4.84% 4.57%

Tổng cộng 18.687 20.535 24.195

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang, 2015 - 2017 Số liệu Bảng 2.7cho thấy, số lượng khách hàng cá nhân tăng trưởng mạnh mẽ về con số tuyệt đối và chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể:

Tại thời điểm 31/12/2017, BIDV Hà Giang có 23.090 khách hàng cá nhân, tăng 3.548 khách hàng so với năm 2016, mức tăng trưởng đạt 18.15%. So với năm 2015, BIDV Hà Giang phát triển thêm được 5.264 khách hàng, mức tăng trưởng tương đương 29.53 . Đây là con số khẳng định cho nỗ lực phát triển, mở rộng thị trường, đồng thời là động lực thúc đẩy BIDV Hà Giang tập trung xây dựng khối khách hàng cá nhân phát triển hơn trong những năm tiếp theo.

Tốc độ tăng trưởng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh thời gian qua có xu hướng tăng, tuy nhiên số lượng khách hàng doanh nghiệp còn ít, chỉ có 1.105 khách hàng, số lượng khách hàng tổ chức tăng mới trong năm 2017 là 112 khách hàng. Do vậy, trong thời gian tới, BIDV Hà Giang cần nỗ lực hơn nữa để phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2.3 Thực trạng phát triển mạng lư i chi nhánh và ênh phân ph i

Tính đến thời điểm 31/12/2017, Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Giang có 3 phòng giao dịch trực thuộc. Năm 2017 BIDV Hà Giang mở rộng quy mô mạng lưới thêm phòng giao dịch ở huyện Yên Minh, ngoài phòng giao dịch của Ngân hàng Nông Nghiệp đang hoạt động thì việc BIDV Hà Giang mở rộng mạng lưới sẽ có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để thâm nhập sâu vào thị trường khách hàng vùng cao còn rất nhiều tiềm năng.

Bên cạnh đó, kể từ khi thành lập với phương châm đa dạng hóa kênh phân phối, BIDV Hà Giang không ngừng mở rộng mạng lưới kênh phân phối đa năng, nhiều tiện ích kết hợp. Với chiến lược phát triển mạng lưới kênh phân phối, trong thời gian qua chi nhánh không ngừng quan tâm phát triển các kênh phân phối dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện đại như dịch vụ thanh toán trực tuyến, dịch vụ BIDV online.. để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về giao dịch ngân hàng hiện đại thông qua máy tính cá nhân, thiết bị di dộng nhằm tiết kiệm thời gian, công sức đi lại cho khách hàng.

Chi nhánh BIDV Hà Giang đã làm tốt công tác phát triển hệ thống các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm trực thuộc. Bên cạnh kênh phân phối dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống, BIDV Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại. Hệ thống sản phẩm Ngân hàng điện tử được chi nhánh quảng bá rộng rãi tới nhiều đối tượng khách hàng. Trong đó, có nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử được đông đảo khách hàng biết đến như nhắn tin BSMS, BIDV Smartbanking, dịch vụ ngân hàng BIDV online cho khách hàng cá nhân, BIDV Bussiness online cho khách hàng doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (chiếm tỷ trọng 68% số lượng giao dịch), cụ thể:

+ 30 POS, giao dịch qua POS đạt 5.470 giao dịch – doanh số thanh toán đạt 23,7 tỷ đồng.

+ 5 máy ATM, số lượng giao dịch 434.569 giao dịch - doanh số giao dịch đạt 690 tỷ đồng.

+ Giao dịch qua các kênh thanh toán điện tử (Bankplus, Smartbanking, Internetbanking ...) đạt 181.630 giao dịch - doanh số 2.401 tỷ đồng.

2.2.4 Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Hiện nay thị trường hoạt động chủ yếu của BIDV chi nhánh Hà Giang là thành phố Hà Giang và 2 huyện lân cận là huyện Bắc Quang và Vị Xuyên. Các huyện khác có thị phần về các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng rất thấp, gần như không đáng kể. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.8

Bảng 2.8: Cơ cấu dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo thị trường năm 2017 Đơn vị: %

Thị trường TP. Hà

Giang

Bắc

Quang Vị Xuyên Huyện khác Doanh số huy động vốn 81,00 8,00 7,00 4,00

Dư nợ tín dụng 65,00 13,00 12,00 10,00

Thị phần về thẻ 74,00 8,00 9,00 9,00

Thị phần về dịch vụ ngân hàng

điện tử 92,00 3,00 4,00 1,00

Các dịch vụ khác (TT, chuyển

tiền, bảo hiểm...) 90,00 4,00 5,00 1,00

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở. Nhiều huyện của Hà Giag nằm ở vùng sâu, vùng xa với nhiều người dân tộc sinh sống, trình độ dân cư vẫn còn thấp. Những người dân tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng là tương đối khó khăn. Chi phí để phát triển mạng lưới lên các huyện vùng sâu, vùng xa của các NHTM là lớn mà hiệu quả thu được trước mắt chưa cao.

Tuy nhiên, theo quyết định số 206/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Hà Giang năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì Thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì - đây là tiểu vùng động lực phát triển của tỉnh với định hướng phát triển: Thương mại, dịch vụ, phát triển công nghiệp, kinh tế cửa khẩu (khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy).

Theo đó, tiềm năng phát triển của các khu vực này là rất lớn. Đây là những vị trí tiềm năng giúp cho BIDV Hà Giang mở rộng thị trường trong tương lai.

2.2.5 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo các loại hình dịch vụ 2.2.5.1 Huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động cơ bản và then chốt nhất của ngân hàng. Đây là hoạt động quyết định đến quy mô tài sản có của ngân hàng và là cơ sở để mở rộng

hoạt động tín dụng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chính bởi vậy, BIDV Hà Giang luôn đặt mục tiêu phát triển mạnh các sản phẩm huy động vốn nhằm khai thác tối đa tiềm năng các nguồn vốn trong dân cư và tổ chức kinh tế, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, BIDV Hà Giang đang cung cấp rất nhiều sản phẩm huy động vốn dành cho khách hàng để lựa chọn hình thức gửi phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn thì BIDV Hà Giang cũng áp dụng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với thị trường và có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn. BIDV Hà Giang cũng luôn chú trọng đến việc nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ khách hàng, tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng, đổi mới thái độ và tác phong phục vụ khách hàng.

Mặc dù trong giai đoạn 2015 – 2017 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, trần lãi suất huy động của NHNN liên tục hạ gây ảnh hưởng cho công tác huy động vốn của các NHTM nhưng tổng huy động vốn của BIDV Hà Giang vẫn liên tục tăng trưởng.

Quy mô huy động vốn từ dịch vụ NHBL tăng từ 1,369 tỷ đồng năm 2015 lên 1,990 năm 2017. Tỷ trọng huy động vốn từ dịch vụ NHBL luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư huy động vốn lần lượt là 88 năm 2015; 89 năm 2016; 85 năm 2017 . Nguồn vốn từ dịch vụ NHBL liên tục tăng đã góp phần tích cực vào cân đối vốn, bù đắp phần suy yếu từ các nhóm khác.

Mặc dù trần lãi suất huy động đã giảm về mức thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng so với các kênh đầu tư tài chính khác, gửi tiền tiết kiệm vẫn có nhiều lợi thế và thu hút được đại bộ phận người dân có tiền nhàn rỗi. Ngoài ra, do nền kinh tế không ổn địnhnhư giá vàng tăng giảm không lường trước được, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản chưa phục hồi hoàn toànnên người dân đã nhận thấy gửi tiền vào ngân hàng là kênh đầu tư vừa an toàn lại vừa có lãi suất ổn định.

Bảng 2.9: Huy động vốn từ dịch vụ NHBL của BIDV Hà Giang

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh 2016/2015

So sánh 2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền Chênh

lệch

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

Tỷ lệ (%) HĐV bán lẻ 1.369 1.792 1.990 423.00 30,9% 198 11,0%

Tổng số dƣ

HĐV 1.543 2.007 2.332 464.00 30,1% 325 16,2%

Tỷ trọng

(%) 88,7 89,3 85,3

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang, 2015 - 2017 Trong cơ cấu nguồn huy động theo kỳ hạn, huy động vốn ngắn hạn vẫn là kênh huy động chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trung bình từ 72% trở lên. Cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động trong 3 năm qua có nhiều sự thay đổi. Năm 2015 nguồn vốn huy động của BIDV Hà Giang chủ yếu tập trung vào các khoản tiền gửi ngắn hạn, nguyên nhân là do lãi suất huy động kỳ hạn ngắn trong năm 2015 cao hơn lãi suất huy động trung và dài hạn tạo tâm lý khách hàng chỉ gửi kỳ hạn ngắn để hưởng lợi. Tuy nhiên trong hai năm 2016 và 2017 trần lãi suất liên tục hạ kéo theo việc giảm lãi suất của các ngân hàng, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng VND tại BIDV Hà Giang hạ xuống mức thấp nhất là 4,3%, kỳ hạn 12 tháng là 6,8% và trên 12 tháng là 7 , điều này đã tác động đến cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn. Khách hàng có xu hướng gửi kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao hơn đồng thời lo sợ lãi suất tiền gửi còn có thể xuống thấp hơn, tỷ lệ người gửi kỳ hạn trung dài hạn tăng từ 6,4%

(2016/2015) lên 14,6 năm (2017/2016). Điều này giúp cho BIDV có nguồn vốn ổn định, tạo cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay, kích thích tăng trưởng tín dụng.

Do vậy, chi nhánh cần phát triển huy động nguồn vốn từ kênh dài hạn hơn nữa trong thời gian tới. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Hình 2.5.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang giai đoạn 2017 2020 (Trang 60 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)